Các hợp đồng phái sinh (Derivatives)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.1.2.1. Các hợp đồng phái sinh (Derivatives)

Hợp đồng phái sinh là một cơng cụ tài chính có giá trị phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở. Vào một thời điểm nhất định trong tương lai, tài sản cơ sở sẽ được thanh toán và chuyển giao với mức giá được xác định từ trước. Tài sản cơ sở trong các hợp đồng phái sinh rất đa dạng, có thể là tài sản thực (như cà phê, bông, xăng dầu.) hoặc tài sản tài chính (như lãi suất, cổ phiếu, tỷ giá...).

Các hợp đồng phái sinh được sử dụng bởi ngân hàng bao gồm các hợp đồng kì hạn, tương lai, hốn đổi và quyền chọn. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá xác định ngay từ thời điểm hiện tại. Về cơ bản, hợp đồng kỳ là hợp đồng trao đổi song phương, các yếu tố của hợp động phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên. Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định. Điểm khác biệt giữa hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn đó là hợp đồng tương lai được chuẩn hóa và giao dịch chính thức tại các sở giao dịch. Trong thị trường tài chính, hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định nào đó, giúp các chủ thể kiểm sốt tốt hơn các dịng lưu chuyển tiền tệ của mình. Khi cơng cụ này mới xuất hiện vào những năm 1980, các ngân hàng dàn xếp các giao dịch hốn đổi cho các bên có nhu cầu bổ sung cho nhau và thu được phí do làm đại diện trong các giao dịch này. Thị trường càng phát triển, ngân hàng càng sẵn sàng tham gia với vai trò chủ chốt, thực hiện những bù trừ tất cả các trạng thái với các bên ngang nhau và đối tác mong muốn. Thu nhập được tạo ra từ sự

chênh lệch giữa lãi suất hoán đổi thanh toán và nhận được, hoặc phí trả trước để giàn xếp. Hợp đồng quyền chọn cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá nhất định vào thời điểm xác định trước. Người mua quyền chọn được quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó.

Ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh với các mục đích: phịng ngừa rủi ro, đầu cơ, giao dịch với khách hàng hay cơ cấu lại tài sản nợ - có, trong đó mục đích chủ yếu là để phòng ngừa rủi ro hoặc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hợp đồng phái sinh là những công cụ chia sẻ rủi ro, nghĩa là hai bên tham gia giao dịch sẽ chia sẻ các rủi ro cho nhau. Khi ngân hàng bán cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng để giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro tài chính, ngân hàng khi đó hoạt động như một nhà môi giới để kiếm hoa hồng, đồng thời có lãi từ chênh lệch giá mua-bán. Mặt khác, khi ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro cụ thể sẽ khiến cho rủi ro của ngân hàng được giảm thiểu. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có thể sử dụng để đầu cơ hoặc tạo vị thế trên thị trường bằng cách đánh cược về biến động giá trong tương lai của tài sản cơ sở. Hoạt động đầu cơ có khả năng đem lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng, nhưng nó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Đơn cử, khi ngân hàng thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng các công cụ phái sinh tiền tệ như hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng ngoại hối hoán đổi và hợp đồng ngoại hối quyền chọn sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng.

Các hợp đồng phái sinh được ghi nhận là các hoạt động ngoại bảng bởi đó là các hợp đồng cam kết thực hiện trong tương lai, khi đó các chủ thể sẽ thực hiện theo đúng các điều khoản đã được xác định từ trướctrong hợp đồng. Khi giá của tài sản cơ sở thay đổi cũng sẽ tác động đến giá trị của các hợp đồng phái sinh được nắm giữ. Do đó giá trị danh nghĩa của các hợp đồng phái sinh được ghi nhận ngoại bảng nhưng giá trị thực (lãi/lỗ) của các hợp đồng phái sinh được ghi nhận nội bảng.

Vì các hợp đồng phái sinh là các cam kết sẽ thực hiện trong tương lai nên rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt khi cung cấp các hợp đồng phái sinh là rủi ro khi hợp đồng phái sinh không được thực hiện đúng cam kết từ trước, nhất là trong trường hợp ngân hàng đang được lời từ các hợp đồng phái sinh, còn các đối tác bị thua lỗ khi thực hiện các hợp đồng đó. Hợp đồng tương lai có rủi ro thấp hơn so với hợp đồng kỳ hạn

và hợp đồng hốn đổi vì đã được chuẩn hóa, được giao dịch trên thị trường chính thức, do đó sở giao dịch sẽ có cơ chế đảm bảo thực hiện hợp đồng. Hợp đồng quyền chọn khi giao dịch trên thị trường chính thức thì rủi ro sẽ giảm thiểu đi nhiều so với giao dịch trên thị trường phi chính thức. Khi hợp đồng phái sinh phát sinh rủi ro khơng thực hiện hợp đồng, ngân hàng có thể phải thay thế hợp đồng phái sinh được sử dụng bằng một hợp đồng khác, dẫn đến phát sinh thêm chi phí cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w