Cam kết cho vay (Loan Commitments)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.1.2.2. Cam kết cho vay (Loan Commitments)

Theo O. Emre Ergungor (2001), hợp đồng cam kết cho vay là hợp đồng thỏa thuận giữa ngân hàng và người đi vay rằng một khoản vay hoặc hạn mức tín dụng cụ thể sẽ được cung cấp cho người vay theo một mức lãi suất nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, thường cho một mục đích nhất định trong tương lai mà ngân hàng vẫn giữ quyền thực hiện cam kết cho vay nếu mức độ tin cậy của người đi vay giảm đi. Hợp đồng cam kết cho vay có thể khơng hủy ngang như một sự bảo đảm vô điều kiện của ngân hàng để cho vay khi khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên hầu hết hợp đồng cam kết cho vay đều có điều kiện tài trợ dựa trên tình hình tài chính phù hợp của khách hàng và đáp ứng các quy định khác của ngân hàng.

Hai đặc điểm quan trọng của hợp đồng cam kết cho vay bao gồm: (1) các khoản phí khác nhau phải được thanh tốn suốt thời hạn của cam kết và (2) điều khoản thay đổi bất lợi (MAC). Về các khoản phí, cơ cấu phí của hợp đồng cam kết cho vay có thể bao gồm phí cam kết (khoản phí phải trả khi cam kết được thực hiện), phí dịch vụ hàng năm (được tính trên số tiền vay) và phí sử dụng (được tính trên khoản tín dụng cịn lại có thể sử dụng). Một hợp đồng cam kết cho vay hiếm khi bao gồm đồng thời cả 3 loại phí. Về Điều khoản thay đổi bất lợi, để quản lý được những rủi ro liên quan đến 3 dữ liệu không chắc chắn do ngân hàng giả định: mức lãi suất trong tương lai; nhu cầu tín dụng khơng chắc chắn và khả năng thanh toán trong tương lai của người đi vay, ngân hàng cần có các cơng cụ như điều khoản thay đổi trong tình huống bất lợi (đàm phán lại hoặc hủy bỏ hợp đồng) để tự bảo vệ mình khi khơng thể bảo hiểm đầy đủ các rủi ro về lãi suất và giảm hạn mức cho vay thơng qua hợp đồng tài chính trong tương lai.

Cam kết cho vay có hai loại là cam kết cho vay có bảo đảm và cam kết cho vay khơng có bảo đảm. Trong cam kết cho vay có bảo đảm, giới hạn tín dụng thường dựa trên giá trị của tài sản bảo đảm với lãi suất cho vay có thể thấp hơn và thời gian hoàn

vốn dài hơn so với cam kết khơng có bảo đảm. Chủ yếu dựa trên uy tín tín dụng của người vay, cho vay khơng có bảo đảm thường có lãi suất cao hơn và thời gian phê duyệt nhanh hơn. Thẻ tín dụng khơng có bảo đảm là một ví dụ rất cơ bản về cam kết cho vay khơng có bảo đảm. Thơng thường, điểm tín dụng của người vay càng cao thì hạn mức tín dụng càng cao.

Hợp đồng cam kết cho vay là hợp đồng theo cơ chế chia sẻ rủi ro tối ưu khi người vay gặp rủi ro và ngược lại, lãi suất trong tương lai được quyết định sau theo cơ chế thị trường. Đối với ngân hàng, cam kết cho vay tạo điều kiện dự báo nhu cầu vay trong tương lai của khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng cho phép ngân hàng tính phí cao hơn cho các cam kết trong tương lai, sử dụng cấu trúc phí cam kết cho vay như cơ chế sàng lọc để phân loại khách hàng theo quan điểm của ngân hàng mà các khách hàng không biết được. Các hợp đồng cam kết cho vay giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng bằng cách khuyến khích việc quản lý danh mục tín dụng tốt hơn. Nghiên cứu của Avery & Berger cho thấy các cam kết cho vay giảm thiểu rủi ro danh mục đầu tư cho ngân hàng bởi 2 lý do: thứ nhất, hợp đồng cam kết cho vay có thể được thiết kế để giải quyết vấn đề tài sản giữa ngân hàng và người đi vay; thứ hai, ngân hàng có thể quan sát người đi vay theo hợp đồng cam kết cho vay trong một khoản thời gian nhất định, sau đó ngân hàng sẽ có thể lựa chọn cho vay tại chỗ với khách hàng ít rủi ro hơn.

Về cơ bản, các cam kết được thực hiện dựa trên việc khách hàng có tình trạng tài chính thích hợp và đáp ứng các quy định của ngân hàng. Ngân hàng có thể từ chối thực hiện hợp đồng cam kết cho vay dựa trên ý kiến chủ quan của ngân hàng về tình trạng tài chính của người vay, nhiều hạn mức tín dụng có thể bị hủy nếu tình trạng tài chính của khách hàng xấu đi hoặc theo tùy chọn của ngân hàng. Bởi vậy cam kết cho vay được ghi nhận là hoạt động ngoại bảng và là một trong những hoạt động ngoại bảng lớn nhất của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w