Thư tín dụng (Letter of Credit)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 48)

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.1.2.3. Thư tín dụng (Letter of Credit)

Theo FDIC (2002), thư tín dụng (Letter of credit - LC) là một tài liệu/thư do ngân hàng phát hành, thay mặt cho khách hàng, nhằm thanh toán cho bên thứ ba một số tiền nhất định với các điều kiện và điều kiện cụ thể. Bản chất của thư tín dụng là một cam kết có điều kiện (trừ khi được trả trước bởi bên tài khoản) để thanh toán các điều khoản của hợp đồng.

L/C là giao dịch kinh tế chỉ giữa ngân hàng phát hành và bên bán, mọi chỉ thị, yêu cầu của bên mua sẽ do ngân hàng phát hành đại diện. Vì ngân hàng phát hành là người sẽ thanh toán cho bên bán nên khi bên bán muốn ký phát hối phiếu địi tiền thì phải gửi đến ngân hàng phát hành mà không phải là bên mua. L/C độc lập, không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ hợp đồng đó khách hang tiến hành mở L/C) nên các ngân hàng không bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó (điều 4 UCP600). Ngân hàng phát hành khơng dựa vào tình trạng của hàng hố thực tế mà sẽ dựa vào bộ chứng từ thanh tốn mà bên bán cung cấp có phù hợp với điều khoản trong L/C hay không nên nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng sẽ thanh tốn cho bên bán vơ điều kiện, do đó bên mua cần lưu ý trong cơng tác kiểm tra hàng hố.

Căn cứ vào tính chất của từng giao dịch, người ta chia thư tín dụng L/C thành các loại như sau:

Thư tín dụng huỷ ngang (Revocable L/C): Là một thư tín dụng mà sau khi được

mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa khơng có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn.

Thư tín dụng khơng thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng mà

sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu khơng có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu. Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C khơng ghi là hủy hay khơng được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là khơng thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600-ICC 2006).

Thư tín dụng trả chậm (Usance Payable L/C): là loại thư tín dụng trong đó quy

định việc thanh toán diễn ra vào một ngày xác định chậm hơn so với ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành. Tuy nhiên ngày thanh toán vẫn phải nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C. Do đó, L/C phải nêu rõ thời gian thanh tốn. Trong trường hợp có xác nhận thì cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thơng báo (có thể là ngân hàng xác nhận) chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu. Trong

trường hợp khơng có xác nhận thì chỉ có ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu. Ngân hàng thơng báo khơng có nghĩa vụ thanh tốn đối với người xuất khẩu và người xuất khẩu có thể phải chịu rủi ro khơng được thanh tốn nếu xảy ra các biến cố không thuận lợi ở quốc gia nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở hoạt động hoặc ngân hàng phát hành gặp khó khăn về khả năng thanh tốn.

Thư tín dụng trả dần (Defered L/C): là L/C trong đó quy định việc trả tiền làm

nhiều lần cho người bán sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date) Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định. Khi bộ chứng từ được ngân hàng xác định là hợp lệ, ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả 1 lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận.

Thư tín dụng dự phịng (Standby letter of Credit SBLC): là tín dụng chứng từ

hay là dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc: (i) thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phịng đã vay hoặc được ứng trước; (ii) thanh tốn khoản nợ của người mở L/C dự phòng; (iii) bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phịng khơng thực hiện nghĩa vụ của mình.

L/C dự phịng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện. L/C dự phịng chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của khách hàng xin mở L/C ngược lại nếu khơng có sự vi phạm ấy, L/C dự phịng sẽ khơng được thực hiện.

Thư tín dụng tuần hồn (Revolving Letter of Credit): là một cam kết từ phía

ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian cịn hiệu lực phải được quy định trong L/C. Tín dụng tuần hồn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua muốn hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định.

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit): là loại L/C trong

đó người thụ hưởng có quyền u cầu ngân hàng của mình chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác.

mở dựa trên cơ sở một L/C đã có - tín dụng khơng chuyển nhượng (tín dụng gốc) - cho một người thụ hưởng khác. Ngân hàng phát hành L/C giáp lưng hồn tồn chịu trách nhiệm thanh tốn bộ chứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở mà khơng bị ràng buộc bởi L/C gốc. Hay nói cách khác, nghĩa vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hồn tồn độc lập với nhau.

Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi có 1

L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. L/C này thường được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu. Trong quy định việc chấp nhận và thanh tốn của L/C này chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng phát hành nhận đủ số tiền theo quy định trong L/C kia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w