II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.3.1.2. Kết quả về tác động của ngoại bảng đến thu nhập ngoài lã
Ket quả hồi quy với chuỗi dữ liệu theo bảng của 26 NHTM trong giai đoạn 2013Q1-2019Q4, được thể hiện trong bảng 2.8. Đồng thời, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman test cho thấy mơ hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên, phương trình (3) được lựa chọn là mơ hình tối ưu.
Thứ nhất, mơ hình hồi quy dữ liệu bảng cho thấy các giao dịch ngoại bảng có mối quan hệ tích cực và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập ngồi lãi. Nói cách
khác, giao dịch ngoại bảng tăng sẽ góp phần cải thiện nguồn thu ngồi lãi cho các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm của những nghiên cứu trước đây, đặc biệt là nghiên cứu của Baele et al.(2007), Adrian and Shin (2009) và Pellerin 2008. Việc cung cấp hoạt động ngoại bảng như các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, giao dịch phái sinh, cam kết bảo lãnh... giúp ngân hàng tăng các khoản thu nhập ngồi lãi từ khoản phí thu được. Ở Việt Nam, trong việc cung ứng các hoạt động ngoại bảng, các NHTM chủ yếu tập trung vào hai hoạt động là bảo lãnh và cam kết L/C (Bùi Tín Nghị và Phạm Thị Hoàng Anh, 2019). Hoạt động bảo lãnh là một trong các dịch vụ đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng từ phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các NHTM tại Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, L/C là một trong các hình thức thanh tốn chủ yếu trong
thương mại quốc tế (cùng với chuyển tiền và nhờ thu) vì phương thức này được coi là an toàn nhất đối với người xuất khẩu. Khi thực hiện cung ứng cam kết L/C, các NHTM sẽ thu được các khoản phí thủ tục. Ngồi ra, các ngân hàng cũng thu hút được một khoản tiền khá lớn khi có hoạt động ký quỹ.
Bảng 2.8: Tác động của ngoại bảng đến thu nhập phi lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam
[13.28] [1.79] [1.84]Ina -2.748 0.584 -0.780 Ina -2.748 0.584 -0.780 [-1. 34] [0.31] [-0. 42] L . Ina 3.918* 3.554* 3.058* [1.92] [1.93] [1.65] —Cons -17.69*** -59.47*** -32. 97*** [-6. 12] -6.19] [-5. 40] N 674 674 674
t statistics in brackets
* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01
Ghi chú: (1): Phương pháp hồi quy pooled cho chuỗi dữ liệu (2) Phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định cho chuỗi dữ liệu
(3) Phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên cho chuỗi dữ liệu
Nguồn: Thu được từ phần mềm Stata
Thứ hai, kết quả thu được từ mơ hình cho thấy tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tích cực và tác động mạnh mẽ đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng
thương mại. Hahm (2008), Chortareas và ctg (2012), Hakimi và ctg (2012) cũng cho
rằng tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập ngoài lãi sẽ cao hơn. Tại các quốc gia có nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển, các ngân hàng kinh doanh tại những quốc gia này thường có cơ hội cung cấp rộng rãi hơn các sản phẩm tài chính, nhờ đó, tạo ra nguồn thu nhập ngoài lãi lớn hơn. Hơn nữa, khi kinh tế tăng tưởng, thu nhập người dân cao hơn, họ sẽ gửi tiền nhiều trong ngân hàng, cũng như sử dụng nhiều dịch vụ trong ngân hàng. Trong những năm gần đây, Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định đặc biệt năm 2018, GDP đạt mức 7,08%, mức tăng trưởng cao nhất kêt từ năm 2008 trở lại đây tạo điều kiện cho nguồn thu ngoài lãi tăng. Theo nghiên cứu của Cơng ty Chứng khốn BIDV (BSC) cho biết, trong nửa đầu năm 2019, thu nhập ngoài lãi của toàn hệ thống ngân hàng đã tăng trưởng mạnh, tăng trưởng từ phí dịch vụ 46% so với cùng kỳ nhờ việc tăng trưởng khách hàng và tăng phí dịch vụ.
Thứ ba, mức cung tiền có tác động âm đến thu nhập ngồi lãi của ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm của Rogers và Sinkey (1999),
Stiroh (2004) và Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013). Lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế sẽ được Ngân hàng trung ương khống chế thơng qua nhiều cơng cụ trong đó có hạn mức tín dụng. Đó là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các ngân hàng thương mại tơn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khi Ngân hàng trung ương nới lỏng hạn mức tín dụng, các ngân hàng có điều kiện để mở rộng hoạt động cho vay, là hoạt động truyền thống và chủ yếu của ngân hàng. Việc gia tăng cho vay cho thấy ngân hàng đang tập trung nguồn lực vào hoạt động kinh doanh lãi truyền thống, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hoạt động ngồi lãi ít được chú trọng hơn. Điều này làm cho các ngân hàng tăng nguồn thu nhập từ lãi nhưng lại giảm thu nhập ngồi lãi. Như vậy, hạn mức tín dụng tăng hay mức cung tiền tăng sẽ làm cho thu nhập ngoài lãi giảm. Ngược lại, khi hạn mức tín dụng bị hạn chế, các ngân hàng đã buộc phải thay đổi kế hoạch bằng việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu, từ đó tăng thu nhập ngồi lãi tăng.
Cơ sở lý thuyết này hoàn toàn phù hợp với thực trạng ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Khi hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo mức trần của NHNN, Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn và giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi thuần của các ngân hàng thương mại đã đạt được được kết quả ấn tượng. Theo Báo cáo tài chính một số ngân hàng năm 2019: VPBank có nguồn thu nhập từ lãi tăng 23% trong khi
nguồn thu ngoài lãi tăng tới 73% so với năm 2018, VIB có nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tăng 118% trong khi TP Bank tăng 70%.
Thứ tư, kết quả thu dược từ mơ hình cũng cho thấy lãi suất cho vay bình qn của các NHTM tăng khiến cho thu nhập ngồi lãi cũng tăng theo với mức ý nghĩa 5%. Khi lãi suất cho vay bình quân tăng, các ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt
động cho vay, kèm theo những quy định mới được ban hành nhằm kiểm soát chặt hơn đối với hoạt động tín dụng, NHTM có xu hướng thực hiện chiến lược đa dạng hoá nguồn thu để chuyển qua các hoạt động khác nhằm tìm kiếm cơ hội mới. Nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng trước đây chủ yếu thu từ phí dịch vụ bao gồm: Séc, dịch vụ ủy thác và quản lí tài sản. Những năm gần đây, các ngân hàng mở rộng ra các hoạt động như bảo hiểm, đầu tư kinh doanh thương mại và các hoạt động khác.
Thứ năm, Mơ hình hồi quy dữ liệu bảng cũng cho thấy tổng tài sản của ngân hàng tác động tích cực đến thu nhập ngồi lãi của các ngân hàng thương mại với mức ý nghĩa 10%. Sự tác động xuất phát từ lượng tiền gửi tăng và khoản cho vay tăng
nhưng chất lượng các khoản vay suy giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận, do đó ngân hàng phải tăng hoạt động kinh doanh phi truyền thống. Xét tài sản nợ, tiền gửi của dân cư là nguồn chính của tài chính ngân hàng. Khi khoản tiền gửi tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng thu được nhiều phí hơn từ cung cấp dịch vụ tiền gửi. Xét tài sản có, các khoản cho vay, khoản được tạo lập từ nguồn vốn huy động được, là loại hình tài sản ngân hàng lớn nhất, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Một số cơng trình nghiên cứu nước ngồi như nghiên cứu của Antonina (2010), Sehrish, Faiza và Khalid (2011) đã tìm được mối liên hệ tích cực giữa quy mơ và chất lượng các khoản vay đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung (2011), Đoàn Việt Hùng (2016) cho thấy khoản cho vay và lợi nhuận ngân hàng có quan hệ trái ngược. Điều này khá đúng với thực trạng tại Việt Nam, khi chất lượng các khoản vay suy giảm mạnh. Đây là hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng cao trong thời kỳ trước, trong khi năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng còn hạn chế cùng với những biến động bất lợi của nền kinh tế khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng. Để khắc phục, ngân hàng thực hiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi thuần. Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt ngày 08/08/2018 “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm
2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định rõ mục tiêu: “Phấn đấu đến cuối năm 2025, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16 - 17%”.