II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tính cấp thiết của đềtà
Trong hơn ba thập kỷ vừa qua, ngành ngân hàng đã có những bước thay đổi mạnh mẽ. Sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi trong quy định pháp lý cũng như sự tồn cầu hóa của thị trường tài chính đang đặt ra áp lực đáng kể lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Tận dụng công nghệ mới, các ngân hàng không ngừng sáng tạo, phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoạt động ngoại bảng (OBS) chính là một trong những bước phát triển nổi bật của các ngân hàng. Phát triển giao dịch ngoại bảng được coi là chiến lược tương lai của nhiều ngân hàng.
Khơng chỉ phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển, hoạt động ngoai bảng đang nhanh chóng mở rộng sang khu vực các quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi... Theo Ahmand và Ariff (2007), tỷ lệ Hoạt động ngoại bảng trên tổng tài sản của Đông Âu, Nam-Trung Mỹ, Châu Phi, Viễn Đông và Trung Á lần lượt là 15% - 12% - 18% - 12% so với Bắc Mỹ, NAFTA, các nước G7 lần lượt là 60% - 63% - 41%. Nguyên nhân của sự mở rộng này vì hoạt động ngoại bảng giúp các ngân hàng tăng thu nhập dưới hình thức hoa hồng hay thu phí để bù đắp sự giảm thấp thu nhập từ các nghiệp vụ truyền thống. Mặt khác, ngân hàng sẽ tránh được các chi phí khơng phải áp dụng cho các hoạt động ngoại bảng. Tuy nhiên, Hoạt động ngoại bảng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng và sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung. Hoạt động ngoại bảng làm gia tăng đáng kể tỷ lệ địn bẩy tài chính. Điều này gây tổn hại nghêm trọng khi có khủng hoảng xảy ra. Nghĩa vụ nợ thế chấp - một khoản mục nằm ngồi bảng cân đối kế tốn chính là một trong những nguyên nhân cốt lõi của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008.
Ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hoạt động cho vay và huy động của các ngân hàng đều gặp khó khăn khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng gay gắt. Ngoài ra, các NHTM còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi và các cơng ty tài chính. Điều này làm cho thu nhập biên từ hoạt động tín dụng truyền thống ngày càng thu hẹp lại. Trong bối cảnh đó, hoạt động ngoại bảng tạo ra cơ hội mới cho các ngân hàng. Hoạt động ngoại bảng chủ yếu ở Việt Nam là các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, phái sinh và các cam kết tiềm ẩn khác. Khơng nằm ngồi xu hướng chung
của thế giới là phát triển các hoạt động ngoại bảng, các NHTM Việt Nam cũng sẽ tạo thêm nhiều cơng cụ tài chính hiện đại để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Vì vậy việc phân tích và đo lường tác động của hoạt động ngoại bảng đến hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam là vơ cùng cần thiết. Chính vì vậy, nhóm chọn đề tài: “Tác động của hoạt động ngoại bảng đến
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” cho đề tài
nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên.