CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 132 - 145)

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2. CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

3.2.1. Khuyến nghị chính sách chuyển dịch cơ cấu thu nhập từ thu

nhập từ lãi

sang thu nhập phi lãi

Thứ nhất, mơ hình hồi quy dữ liệu bảng cho thấy các giao dịch ngoại bảng cho

quan hệ tích cực và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập ngoài lãi. Như vậy để gia tăng nguồn thu nhập ngồi lãi thì gia tăng các giao dịch ngoại bảng là một giải pháp hữu hiệu.

Về phía NHNN, cần có quy định riêng nhằm khuyến khích hoạt động ngoại bảng phát triển. Đặc biệt, khuyến khích phát triển thị trường phái sinh, vì đây khơng

chỉ là nơi để đầu tư mà cịn là cơng cụ phịng ngừa rủi ro hữu hiệu cho các NHTM. Luật hiện hành hiện đang giới hạn về khối lượng mỗi lần giao dịch nên NHNN cần nghiên cứu tác động thị trường để có thể nâng mức giới hạn lên mà vẫn đảm bảo thị trường không bị biến động mạnh. NHNN cũng xem xét cấp phép cho các NHTM mở rộng các sản phẩm ngoài quy định hiện hành như phái sinh ngoại tệ thời gian trên 365 ngày do khách hàng gặp rủi ro tỷ giá ở các khoản nợ vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ hay phái sinh lãi suất để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Bên cạnh đó thì NHNN cũng cần có hướng dẫn cụ thể hơn về chuẩn mực kế toán với với các sản phẩm của kế toán phái sinh của các NHTM. Theo TT02/2013-NHNN quy định đối với các cam kết ngoại bảng, các ngân hàng thương mại chỉ thực hiện phân loại nợ để quản lý, giám sát chất lượng tín dụng và chỉ phải trích lập dự phịng khi rủi ro xảy ra. Điều này làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn tương lai và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy cũng cần có quy định về tỉ lệ trích lập dự phịng cho các NHTM đối với các sản phẩm ngoại bảng.

Về phía NHTM, thực hiện theo quyết định 986/QĐ-TTg các NHTM cần tăng cường đầu tư cho khoa học cơng nghệ để thúc đẩy q trình chuyển đổi mạnh mẽ mơ hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mơ hình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; chú trọng phát triển các kênh cung ứng dịch vụ hiện đại, ứng dụng cơng nghệ số; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng: bảo hiểm, thẻ tín dụng, dịch vụ bảo quản tài sản, dịch vụ mơi giới và đầu tư chứng khốn... với ưu đãi hấp dẫn. Nới lỏng điều kiện ký quỹ, thế chấp để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường phái sinh. Trong q trình số hóa, sự phát triển của fintech, sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đang đưa các NHTM đến cuộc đua miễn phí một số loại giao dịch, đặc biệt là phí xử lý giao dịch. Do đó, các NHTM cũng cần thay đổi cơ chế hợp lí với các hoạt động phí này. NHTM cần chủ động hơn trong hoạt động đo lường rủi ro ngoại bảng. Ngoài các quy định hiện hành của NHNN thì các NHTM cũng cần xây dựng thêm cho mình các cơng cụ đo lường khác. Khi cung ứng, sử dụng các sản phẩm phái sinh, đối vớiphát triển hoạt động bảo lãnh và L/C cần xây dựng thang đo xếp hạng tín nhiệm đối tác, cần nâng cao quy trình, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ... để có thơng tin tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, từ đó xây dựng hệ thống đánh giá tín nhiệm nội bộ. Ngồi ra đối với cam kết mua bán quyền chọn hay các hợp đồng hốn đổi lãi suất thì

NHTM cần mở rộng mơ hình đo lường rủi ro lãi suất ngồi mơ hình khe hở lãi suất. Khi xem xét các hoạt động cho vay ngoại bảng nên áp dụng kỹ thuật đánh giá khoản vay trực tiếp danh mục đầu tư:NH nên xem xét sự phù hợp của kiểm soát nội bộ và các chính sách được phê duyệt của hội đồng quản trị tại các ngân hàng với mức độ trọng yếu của cho vay ngoại bảng các hoạt động. Chính sách tồn diện thường giải quyết các vấn đề như tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành, tài liệu và yêu cầu bảo trì tập tin, thu thập và xem xét thủ tục, giới hạn cho vay của nhân viên và khách hàng vay, yêu cầu phê duyệt của hội đồng quản trị và ủy ban cho vay và hội đồng báo cáo yêu cầu. Nói chung, tổng thể giới hạn về nợ tiềm tàng và giới hạn phụ cụ thể trên nhiều loại hoạt động cho vay ngoại bảng, hoặc dưới dạng số tiền hoặc tỷ lệ phần trăm tương đối (chẳng hạn như phần trăm của tổng tài sản hoặc vốn), cũng thường được giải quyết. Khi đánh giá hạn mức tín dụng cá nhân, phía NH nên xem xét tất cả các thỏa thuận vay của khách hàng với ngân hàng (các khoản vay trực tiếp, thư tín dụng và khoản vay cam kết). Các yếu tố khác cũng cần được phân tích trong thời gian vay trực tiếp chẳng hạn như bảo vệ tài sản thế chấp và của người vay điều kiện tài chính, lịch sử trả nợ, và khả năng sẵn sàng trả tiền cũng được áp dụng khi xem xét các khoản nợ tiềm tàng như thư tín dụng và cam kết cho vay.

Thứ hai, mặc dù các giao dịch ngoại bảng có kết quả tích cực đối với thu nhập

ngồi lãi thì mơ hình cũng chỉ ra giao dịch ngoại bảng có tác động ngược chiều tới lợi nhuận ngân hàng. Đối với giải pháp mở rộng, đa dạng hóa các dịch vụ ngoại bảng để tăng nguồn thu nhập ngồi lãi thì NHTM cần chú ý đến kết quả các giao dịch ngoại bảng về dài hạn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Thứ nhất, OBS làm giảm lợi nhuận ngân hàng do nguồn lực ngân hàng có hạn mà phải phân chia nguồn lực duy trì hoạt động ngoại bảng làm cho hoạt động tín dụng chính kém hiệu quả, đồng thơi gây phát sinh thêm chi phí cho cả người vay và các ngân hàng đi vay. Để giải quyết việc này thì NHTM nên có dự trù, kế hoạch cho việc phân chia nguồn lực để đảm bảo được nguồn thu từ lãi ổn định mà vẫn duy trì được các hoạt động ngoại bảng. Đồng thời xây dựng các mơ hình đánh giá, lựa chọn dịch vụ nào phù hợp và đem về nguồn thu lớn cho ngân hàng. Thứ hai, lợi nhuận ngân hàng giảm là do thu nhập ngoài lãi biến động nhiều hơn thu nhập từ lãi. NHTM cần có giải pháp duy trì ổn định và tăng trưởng tốt hơn đối với nguồn thu từ các hoạt động ngoại bảng. Nhìn chung trong hệ thống NHTM Việt Nam đều tập trung và thu nhập ngoài lãi chủ yếu từ hoạt động bảo lãnh và

cam kết. Từ đó, nhìn nhận vào thực tế, các ngân hàng cần có chính sách quản lý chi phí bền vững, xem xét hoạt động nào tốn nhiều chi phí mà khơng thu được lợi nhuận cao thì nên cắt giảm nguồn lực đầu tư vào đấy để tập trung phát triển hoạt động tiềm năng khác. Việc phát triển mở rộng hoạt động ngoại bảng cần có kế hoạch lâu dài, hợp lí, liên kết với nhiều đối tác, giảm quy trình thủ tục giấy tờ truyền thống sang phương thức điện tử để vừa tránh mất thời gian vừa giảm điều kiện phát sinh các chi phí khác.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tích cực và tác động mạnh mẽ đến

thu nhập ngoài lãi và tổng lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị giúp ổn định tăng trưởng kinh tế như sau: Đầu tiên là kiềm chế lạm phát, tiếp tục chính sách kiềm chế lạm phát dưới 4% và thực hiện phối hợp cùng các chính sách phục hồi tăng trưởng như: nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở mức độ nhất định. Thứ hai là cải cách thuế, thuế TNDN của Việt Nam đang là 20% đã giảm so với mức 32% trước đây, tuy nhiên thì vẫn khác cao so với 17% của Singapore. Thời gian tới thuế thu nhập doanh nghiệp nên giảm 1-2% để thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Tiếp tục khuyến nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe: rượu, bia, thuốc lá... vừa giúp tăng thu ngân sách vừa giảm chi phí xã hội. Thứ ba là cải cách chính sách trọng yếu, các chính sách cần cải cách liên quan đến các vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng và thúc đẩy kết nối, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực chất lượng. Việt Nam cần chuyển động lực phát triển kinh tế sang khối FDI và tư nhân, hỗ trợ các tập đồn tư nhân lớn, có sức cạnh tranh mạnh tạo dựng các đầu tàu kéo tăng trưởng. Cuối cùng, cần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém để chặn đứng cuộc đua lãi suất, tạo tiền đề cho giảm lãi suất một cách lâu dài.

Thứ tư, mức cung tiền có tác động âm đến thu nhập ngồi lãi và lợi nhuận của

ngân hàng thương mại. Từ 2015 NHNN vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng khá thận trọng và có động thái hạ lãi suất trần làm tăng hạn mức tín dụng. Trong ngắn hạn, việc giảm lãi suất huy động khiến người dân rút tiền gửi và tham gia các kênh đầu tư khác. Cùng với việc lãi suất huy động giảm sẽ kéo theo lãi suất cho vay cũng giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để các NHTM đẩy mạnh phát triển hoạt động phi truyền thống để tăng nguồn thu. Trong thời gian phục hồi sau covid 19 thì các NHTM cấp tín dụng với lãi suất rất thấp giúp các DN có thể vay vốn với lãi suất thấp hơn, chi phí vốn rẻ hơn trong

bối cảnh DN đang gặp rất nhiều khó khăn trước tác động của dịch, tuy nhiên tình hình kinh doanh chưa khả quan thì dễ dẫn đến khách hàng khơng thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy NHTM nên xem xét đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động khác như chứng khoán phái sinh, đầu tư vào những ngành không bị ảnh hưởng bởi dịch.

3.2.2. Khuyến nghị chính sách làm giảm rủi ro từ hoạt động ngoại

bảng

Thứ nhất, kết quả thu được từ mơ hình nghiên cứu cho thấy việc tăng các hoạt

động ngoại bảng làm gia tăng rủi ro ngoại bảng cho các ngân hàng thương mại. Do đó, nâng cao cơng tác quản trị rủi ro là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động ngoại bảng nói riêng đạt hiệu quả tốt.

Nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động của hệ thống các NHTM tại Việt Nam, thơng tư 41/2016-NHNN về tỷ lệ an tồn vốn dựa trên tiêu chuẩn Basel II được NHNN đưa ra với những quy định về 3 trụ cột chính để tập trung khiển khai an tồn vốn theo thơng lệ quốc tế. Kể từ năm 2016, 3 trụ cột chính lần lượt là: yêu cầu về vốn tối thiểu, rà soát giám sát và nguyên tắc thị trường được bắt đầu thí điểm tại một số NHTM và tính tới thời điểm 1/1/2020, theo quy định của NHNN, các ngân hàng thương mại bắt buộc áp dụng chuẩn Basel II để đảm bảo mục tiêu mà NHNN đề ra. Nối tiếp TT41/2016-NHNN, tới năm 2018, Thông tư 13/2018/TT- NHNN được ban hành nhằm bổ sung chi tiết và hồn thiện Thơng tư 44/2011/TT- NHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của các TCTD, chi nhánh NHNNg. Hệ thống quy định này không chỉ giúp ngân hàng có những phương thức đánh giá rủi ro theo chuẩn quốc tế mà còn làm hạn chế tổn thất và tránh sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, thực tế áp dụng 3 trụ cột của Basel II tại các NHTM ở Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập. Về phía NHNN, mặc dù các thơng tư đã có những quy định cụ thể, song những quy định này hiện vẫn mới chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động nội bảng mà chưa có những quy định riêng cho hoạt động ngoại bảng. Trong khi đó, hoạt động ngoại bảng đang ngày càng được các ngân hàng ưa chuộng sử dụng nhằm đa dạng hoá danh mục kinh doanh và đây cũng được coi là một công cụ xử lý nợ nội bảng cho ngân hàng. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý riêng biệt về các hoạt động ngoại bảng cũng như công tác quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng cần được NHNN chú trọng hơn nữa và sớm đưa ra quy trình cụ thể. Về phía các NHTM, hiện nay hầu hết các NHTM đều đã có quy trình quản trị rủi ro riêng,

tuy nhiên quy trình này đều được áp dụng chung cho cả hoạt động nội bảng và ngoại bảng. Đa phần các ngân hàng lớn, sở hữu lượng giao dịch ngoại bảng nhiều mới xây dựng quy định riêng cho hoạt động ngoại bảng, còn đối với những ngân hàng nhỏ thì sự tách biệt này có thể vẫn chưa được chú ý nhiều. Việc thiết lập những quy định riêng này khơng chỉ nhằm kiểm sốt tốt rủi ro tiềm ẩn mà còn giúp ngân hàng phát triển hơn hoạt động ngoại bảng, theo đó làm tăng thu nhập ngồi lãi và giảm gánh nặng rủi ro tín dụng từ hoạt động cho vay truyền thống. Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu xin được đưa ra giải pháp dựa trên 3 trụ cột của Basel II dưới đây.

Đối với trụ cột đầu tiên về yêu cầu vốn tối thiểu (CAR): Theo TT 41/2016- NHNN, CAR xác định dựa trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng (đối với ngân hàng khơng có cơng ty con) hay báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng (đối với ngân hàng có cơng ty con) và tỷ lệ này đạt tối thiểu ở mức 8%. Tỷ lệ này đã được giảm so với mức 9% được quy định trong thơng tư 13/2010/TT-NHNN, lý giải cho động thái này có thể là do qua tình hình thử nghiệm thì một số ngân hàng gặp khó khăn trong việc tăng vốn để đáp ứng điều kiện về an tồn vốn, đặc biệt việc duy trì vốn trên mức tối thiểu gây sức ép rất lớn đối với các ngân hàng nhỏ. Hơn nữa, mức vốn có rủi ro của ngân hàng trong Basel II được bổ sung thêm rủi ro vận hành và rủi ro thị trường so với rủi ro tín dụng đã có từ trước. Với mỗi loại rủi ro, NHNN đều có những phương pháp đo lường riêng, song tổng thể việc thay đổi này dẫn đến áp lực tăng vốn cho các NHTM. Theo đó, để theo kịp với các ngân hàng khác thì các ngân hàng nhỏ cần cải thiện lợi nhuận thông qua việc làm đa dạng hoá danh mục đầu tư, đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển chất lượng các dịch vụ, đồng thời nâng cao tính minh bạch của thơng tin để làm tăng giá cổ phiếu hoặc xem xét việc M&A để làm tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong ngành.

Trụ cột thứ hai về việc rà soát giám sát hoạt động ngân hàng cũng đã được NHNN thiết lập các nguyên tắc hợp lý, đây được coi là bộ công cụ hữu hiệu của các NHTM khi mà trụ cột này đưa ra các khung giải pháp cho từng loại rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải. Theo đó, việc theo dõi và đánh giá quy trình quản trị rủi ro trở nên nhanh chóng, đơn giản và đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, vai trị của giám sát viên đặc biệt quan trọng khi chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát đảm bảo việc tuân thủ yêu cầu về an toàn vốn và đưa ra ý kiến đánh giá để đạt được tỷ lệ theo quy định. Với vai trò đặc biệt của giám sát viên thì nhóm thấy rằng cần chú trọng hơn trong việc đào tạo

cán bộ về cả đạo đức nghề nghiệp lẫn kiến thức chun mơn. Bên cạnh đó, dù đã có hoạt động quản trị rủi ro ngoại bảng tại riêng từng ngân hàng, song các hoạt động này mới chỉ tập trung vào vấn đề phân loại rủi ro mà chưa thực sự phân loại theo nguồn phát sinh rủi ro hay đối tượng phát sinh rủi ro cho ngân hàng. Theo đó, ngân hàng nên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 132 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w