Kết quả về tác động đến rủi ro ngoại bảng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 118 - 122)

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.3.2.2. Kết quả về tác động đến rủi ro ngoại bảng

Ket quả hồi quy với chuỗi dữ liệu theo bảng của 26 NHTM trong giai đoạn 2013Q1-2019Q4, được thể hiện trong bảng 2.11. Kiểm định Hausman test cho thấy mơ hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (phương trình (3)) được lựa chọn là mơ hình tối ưu. Một số kết luận chính thu được từ mơ hình như sau:

Thứ nhất, kết quả mơ hình cho thấy tổng tài sản ngoại bảng có tác động cùng chiều với rủi ro ngoại bảng, tức là khi tổng tài sản ngoại bảng tăng thì rủi ro hoạt động ngoại bảng cũng tăng theo. Jay choi và Elyasiani (1996) cùng với Lepetit

(2007) xét trong trường hợp các ngân hàng ở Hoa Kỳ và Châu Âu, họ đều nhận thấy rằng việc sử dụng các hợp đồng phái sinh trong hoạt động ngoại bảng của các ngân hàng thương mại khiến rủi ro tiềm ẩn tăng đáng kể. Ngoài ra, Makati và Jiangli (2007), Duran và Lozano-Vivas (2012) cũng cho ra kết quả tương tự. Theo lý thuyết, việc gia tăng các cam kết ngoại bảng, thư tín dụng hay những hoạt động ngoại bảng khác sẽ làm tăng nguy cơ đối tác không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, theo đó ngân hàng dễ đối mặt với rủi ro từ các khoản nợ tiềm ẩn. Vì vậy tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên tổng tài sản tăng dẫn đến việc tăng rủi ro ngoại bảng cho các NHTM. Với đặc điểm vốn có của hoạt động ngoại bảng là những “cam kết” chưa được thực hiện ngay và giá trị hợp đồng lớn nên việc tăng các cam kết này đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ tiềm ẩn/dư nợ tín dụng là rất cao. Trên thực tế, nghiệp vụ L/C có thể được coi là nghiệp vụ phổ biến nhất và chiếm tỷ lệ nợ tiềm ẩn lớn nhất, thêm vào đó dù Basel II đã và đang được áp dụng song công tác đánh giá và quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế. Chiến lược quản trị rủi ro hiện nay vẫn còn tập trung chủ yếu vào việc quản trị rủi ro nội bảng nên không tránh khỏi lỗ hổng rủi ro trong ngoại động ngoại bảng.

79

Bảng 2.11: Tác động của hoạt động ngoại bảng đến rủi ro ngoại bảng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

[-1 .91] 1. [- 19] 1. [- 01] -1 .91] 1. [- 19] 1. [- 01] L.roa - 0 [ .441 * * 0. - 241 0. - 195 -2 .01] 0. [- 78] 0. [- 65] _cons 1 1.2 8 5 1 5.8 64 .15 [ 0 .35] 0. [ 96] 0. [ 57] N 246 246 246

t s tati sticí n i brackets * p<0.1,

Ghi chú: (1): Phương pháp hồi quy pooled cho chuỗi dữ liệu (2) Phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định cho chuỗi dữ liệu (3) Phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên cho chuỗi dữ liệu

Nguồn: Thu được từ phần mềm Stata

Bên cạnh đó, qua việc xét tác động đồng thời của yếu tố tổng tài sản ngoại bảng với các yếu tố khác tại mức ý nghĩa 5% và xem xét tác động riêng của yếu tố này đến rủi ro ngoại bảng tại mức ý nghĩa 10% cho thấy tổng tài sản kỳ này tăng kéo theo sự giảm rủi ro ngoại bảng trong những kỳ kế tiếp. Điều này có thể được giải thích bằng chính sách quản lý, giám sát qua việc phân loại nợ tương đối hiệu quả tại các NHTM. Ngay khi xem xét việc có nên tham gia vào các cam kết hay khơng thì NHTM đã xác định rõ được rủi ro rất lớn từ hoạt động ngoại bảng và có động thái phân loại nợ. Thêm vào đó, nguyên nhân khiến việc tăng tài sản ngoại bảng nhưng làm rủi ro giảm là do lợi ích từ việc đa dạng hoá hoạt động ngân hàng. Điều này cũng đồng quan điểm với

Hassan (1991) cùng với Deyoung và Torna (2012) khi đánh giá tác động của các hoạt động ngoại bảng đối với rủi ro của các ngân hàng thương mại lớn của Hoa Kỳ. Xét trên phương diện khác, Kaufman (1999), Lepetit (2007) đưa ra nhận định rằng mặc dù ngân hàng có thể thua lỗ khi tham gia giao dịch phái sinh, song mức rủi ro này ít hơn nhiều so với đầu tư khác.

Thứ hai, ảnh hưởng của lãi suất cho vay có tác động cùng chiều với rủi ro ngoại bảng. Lãi suất có thể coi là nhân tố nhạy cảm nhất khi mà nó tác động trực tiếp

tới hành vi tiêu dùng của các chủ thể kinh tế cũng như gián tiếp tác động đến khả năng thanh tốn của đối tác. Về phía khách hàng cá nhân, việc tăng lãi suất sẽ làm giảm tiêu dùng, đồng thời làm giảm nhu cầu sử dụng tín dụng. Về phía các doanh nghiệp, sự biến động của lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đầu tư của mình, khi mà lãi suất tăng làm khoản lãi phải trả tăng đồng thời các chi phí vay cũng tăng. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp phải cân nhắc tính tốn rất kỹ dự án đầu tư để có thể thu được tỷ suất sinh lời từ đầu tư cao hơn so với lãi suất vay vốn từ ngân hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ nhiều dự án, làm chậm q trình kinh doanh do khơng đủ khả năng vay vốn. Về phía ngân hàng, việc mức lãi suất cho vay tăng khiến việc sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Do hoạt động chiếm doanh thu lớn nhất của các NHTM là cho vay nên nếu lãi suất tăng dẫn đến việc cấp tín dụng giảm khiến cho thu nhập từ lãi giảm. Đồng thời, việc này khiến tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng vì người đi vay khơng đủ khả năng thanh tốn hay do chi phí huy động vốn q cao mà kinh doanh không thuận lợi dẫn đến mất khả năng thanh tốn. Thêm vào đó, rủi ro thanh khoản cũng tăng khi lãi suất tăng do ngân hàng đến hạn những khoản phải trả hoặc trong ngắn hạn ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng nhưng lại chưa thu hồi được nguồn vốn cho vay. Trên thực tế, với đặc điểm giao dịch có khối lượng giao dịch lớn thì việc doanh nghiệp xoay vốn bằng cách vay vốn ngân hàng là giải pháp hàng đầu, song nếu lãi suất đi vay ngân hàng tăng cao mà việc kinh doanh không thuận lợi sẽ dễ dẫn đến doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Thứ ba, biến tổng tài sản cho kết quả tác động cùng chiều với rủi ro ngoại bảng tại mức ý nghĩa 10%. Dionne và cộng sự (2007) cũng chỉ ra rằng để giảm rủi ro

thì cần giảm các tài sản rủi ro trên tổng tài sản hoặc giảm tổng tài sản. Theo đó, tổng tài sản tăng làm gia tăng rủi ro ngoại bảng của các NHTM. Để giải thích cho tác động

này, có thể cho rằng việc tăng lên của tổng tài sản là do mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay do lợi nhuận thu được tăng lên. Sự tăng lên của tổng tài sản mang lại tín hiệu tốt đối với ngân hàng, song cùng với đó rủi ro từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn cũng tăng lên. Tuy nhiên, mơ hình nghiên cứu cũng cho thấy tổng tài sản kỳ này tăng lên làm cho rủi ro hoạt động ngoại bảng kỳ kế tiếp giảm xuống.

Thứ tư, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có tác động tiêu cực tới rủi ro hoạt động ngoại bảng. Về cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, Kalotychou và Staikouras (2009)

cũng đưa ra nhận định như trên về ảnh hưởng của ROA đến rủi ro ngoại bảng. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của ngân hàng. Về mặt lý thuyết, ROA cho biết trên một đồng tài sản doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, theo đó ROA càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt. Trên thực tế, chỉ số ROA còn phụ thuộc rất nhiều vào nhóm ngành kinh doanh hay thời điểm kinh doanh. Theo báo cáo của NHNN quý III năm 2019, ROA của các NHTM là 0,79% và nhìn chung là tương đối ổn định trong những năm trở lại đây. Với những ngân hàng có ROA đạt mức từ 1% đến 2% có thể cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả khi mà lợi nhuận thu được cao, song kèm theo đó là rủi ro tiềm ẩn tăng lên với những hoạt động sinh lời lớn. Các hoạt động ngoại bảng mang về lợi nhuận là phí thu được dựa trên giá trị hợp đồng bảo lãnh, tuy nhiên mức phí thu được này khá nhỏ so với nghĩa vụ thanh toán mà ngân hàng phải thực hiện khi có rủi ro xảy ra. Chính vì vậy, việc xem xét cân đối giữa lợi nhuận thu được và các rủi ro có thể có từ hoạt động này cần được các NHTM chú trọng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w