II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.3.2.3. Tác động đến rủi ro tín dụng của cácNHTM
Kết quả hồi quy với chuỗi dữ liệu theo bảng của 28 NHTM trong giai đoạn 2013Q1-2019Q4, được thể hiện trong bảng 2.12. Kiểm định Hausman test cho thấy mơ hình hồi quy hiệu ứng cố định (phương trình (2)) được lựa chọn là mơ hình tối ưu. Một số kết luận chính thu được từ mơ hình hiệu ứng cố định như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu tìm ra một kết quả khá thú vị cho thấy, sự gia tăng các giao dịch ngoại bảng có tác động tích cực làm giảm quy mơ và nguy cơ rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại với độ trễ là 1 quý tại mức ý nghĩa 10%. Kết
(1)Obsrisk Obsrisk (2) Obsrisk (3) llp2 obs a 0.323* -0.0330 -6.62e-08 [1.83] [-0.09] [-0.16] L. obs_a -0.491** -0.913* 6.24e-08 [-2.12] [-1.83] [0.15] gdp -1.763 -0.759 0.673* [-0.95] [-0.42] [1.92] L. gdp 1.315 1.946 0.263 [0.86] [1.03] [0.73] ir 6.297 6.907* -0.115
phái sinh sẽ giúp ngân hàng phịng ngừa rủi ro và tránh tình trạng mất cân đối. Nguyên nhân dẫn tới kết quả này có thể là do các ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng hố danh mục đầu tư. Trong đó, ngồi việc đầu tư vào góp vốn cho cơng ty con, cơng ty liên doanh - liên kết,.. hay đầu tư vào thị trường bất động sản thì đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh hay đầu tư vào các hoạt động ngoại bảng đang ngày càng trở nên phổ biến. Việc mở rộng danh mục đầu tư này không chỉ giúp ngân hàng thu được lợi nhuận mà còn là cách phân tán rủi ro hữu hiệu đối với các ngân hàng. Đối với tình hình biến động về lãi suất, tỷ giá và giá cả thị trường tương đối phức tạp do những tác động khách quan từ thị trường trong và ngồi nước thì các NHTM ngày càng ưa chuộng hơn các công cụ phái sinh như: hợp đồng tương lai, kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn để bảo hiểm rủi ro tài chính cho cả ngân hàng và đối tác, đồng thời làm giảm những cú sốc từ bên ngồi thị trường. Ngun nhân khác có thể kể đến là do ngân hàng bán lại nợ xấu cho công ty quản lý tài sản VAMC, việc bán lại các khoản nợ xấu này làm cho khoản mục chi phí dự phịng tăng lên song lại làm cho khoản mục chi tiết về nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng giảm mạnh. Trên thực tế, khoản nợ này vẫn tồn tại song lại không được đề cập trong hoạt động nội bảng mà lại làm tăng lên vào các hoạt động ngoại bảng, điều này khiến các NHTM cải thiện báo cáo tài chính và cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng tốt hơn. Mặc dù việc chuyển các khoản nợ xấu nội bảng ra ngoại bảng khiến các số liệu trở nên không rõ ràng và thiếu tính minh bạch do hoạt động ngoại bảng không được ghi nhận cụ thể trên BCTC, song hành động này có thể được đánh giá là tốt đối với các NHTM. Vì khi BCTC trở nên sạch với mức nợ xấu thấp, nhìn chung sẽ khiến cho tình hình kinh doanh được nhận xét là tốt, điều này có thể khiến cho giá cổ phiếu của ngân hàng tăng đồng thời thu hút các nhà đầu tư làm tăng nguồn lực tài chính cho ngân hàng. Hơn nữa, ngồi việc tăng huy động vốn để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thì ngân hàng cịn có thêm thời gian để xử lý khoản nợ đã bán bằng cách cùng VAMC thu hồi hoặc dựa vào tăng trưởng kinh doanh và tăng trích lập dự phịng để tất toán các khoản nợ này với VAMC.
83
Bảng 2.12: Tác động của hoạt động ngoại bảng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
[1.23] [2.32] >0.18] L . ir -2.496 -1.569 -1.053** [-0.62] [-0.65] [-2.02] Ita 0.148 0.350 -0.00214 [0.19] : 1.1 ũ: >0.18] L . Ita -0.856 -0.278 0.00114 >1.14: [-0.93] [0.1 ũ] Ina 129.4* 44.79 -7.156 >.68] [1.32] [-1.30] L. Ina -128.5* -58.45* -5.080 [-1.67] [-1.79] [-0.94] roa -0.520* -0.375 [-1.91] [-1.19] L. roa -0.441** -0.241 >2. L∣r [-0.78] _cons 11.28 155.8 178.4*** [0.35] [0.96] [9.55] N 246 246 674
t statistics in brackets
* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01
Ghi chú: (1): Phương pháp hồi quy pooled cho chuỗi dữ liệu (2) Phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định cho chuỗi dữ liệu (3) Phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên cho chuỗi dữ liệu
Nguồn: Thu được từ phần mềm Stata
Thứ hai, xét trên phương diện yếu tố vĩ mơ, kết quả mơ hình cũng cho thấy GDP có tác động cùng chiều với tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. Mơ hình thực nghiệm của Khasawneh và cộng sự (2012) tại các ngân
làm gia tăng các hoạt động ngoại bảng, kéo theo đó làm tăng rủi ro của ngân hàng. Thêm vào đó, nghiên cứu của Vítor Castro (2012) về tác động của các yếu tố vĩ mơ tới rủi ro tín dụng của ngân hàng tại nhóm nước Greece, Ireland, Portugal, Spain and Italy (GIPSI) cũng đồng tình với kết quả tăng trưởng GDP khiến rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng. Theo đó, GDP tăng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế, mọi hoạt động đầu tư cũng như sản xuất và trao đổi hàng hoá diễn ra nhiều với khối lượng giao dịch lớn. Điều đó cho thấy nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp tăng lên, dẫn tới nhu cầu vốn tăng cao. Về phía khách hàng, vay vốn ngân hàng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp để tránh mức lãi suất quá cao từ tín dụng đen và nhà quản trị kiểm soát được khoản vay cũng như thời hạn trả của mình. Về phía ngân hàng, việc tăng lên nhu cầu vay là tín hiệu tốt để sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả. Song, việc tăng cấp tín dụng sẽ khiến rủi ro tín dụng tăng cao khi mà nguy cơ đối tác kinh doanh không hiệu quả dẫn đến việc thiếu trách nhiệm trước nghĩa vụ trả nợ của mình và điều này dẫn tới nợ xấu của ngân hàng tăng lên.
Thứ ba, kết quả cho thấy lãi suất cho vay tăng làm tăng rủi ro tín dụng, đồng thời lãi suất cho vay kỳ này tăng làm dự phịng rủi ro tín dụng kỳ sau giảm. L.
Angbazo (1996) cũng đồng tình với kết quả này qua việc kiểm chứng giả thuyết khi lãi suất thị trường giao ngay tăng so với mức cam kết khiến uy tín tín dụng của người vay giảm xuống dưới mức cam kết, dẫn đến việc ngân hàng dễ đối mặt với rủi ro tín dụng. Theo lý thuyết, lãi suất cho vay tăng khiến người đi vay phải trả lượng chi phí lãi vay lớn hơn, theo đó người đi vay sẽ hạn chế tiêu dùng cịn doanh nghiệp sẽ hạn chế mở rộng đầu tư vào thời điểm này. Trên thực tế, đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần một lượng vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất thông thường, nếu tiếp tục tăng lãi suất sẽ gây sức ép cực kỳ lớn đến doanh nghiệp và thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phá sản. Chính vì vậy, lãi suất tăng làm tăng khả năng khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình và làm rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó, kết quả thu được từ mơ hình cũng cho thấy lãi suất kỳ này tăng làm giảm dự phịng rủi ro tín dụng cho kỳ kế tiếp. Giải thích cho tác động ngược chiều này là do lãi suất tăng khiến nhà đầu tư e ngại khi vay vốn mở rộng kinh doanh nên làm giảm nhu cầu vay vốn, tuy
nhiên lại làm tăng lên lượng vốn huy động tiền nhàn rỗi trong dân chúng. Khi đó, ngân hàng có thể xử lý các khoản nợ xấu còn tồn đọng đồng thời làm giảm khoản dự phòng.
Thứ tư, tại mức ý nghĩa 10% kết quả mơ hình cho thấy tổng tài sản tăng làm rủi ro tín dụng tăng. Khasawneh và cộng sự (2012) ủng hộ quan điểm cho rằng quy
mơ ngân hàng có ảnh hưởng tới rủi ro của ngân hàng vì nhóm tác giả chứng minh rằng các ngân hàng lớn sẽ cho vay nhiều hơn và vì vậy khiến rủi ro tín dụng tăng lên. Còn nghiên cứu của Hayati Ahmad và Nizam Ahmad tại ngân hàng ở Malaisia sử dụng mơ hình thực nghiệm chứng tỏ được tác động đáng kể của hiệu quả quản lý, tài sản có rủi ro và quy mơ của tổng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Theo nhóm tác giả thì khi tổng tài sản tăng lên mà không được quản lý đúng cách thì dẫn đến rủi ro tín dụng cũng tăng lên đáng kể. Trên thực tế, tổng tài sản của ngân hàng tăng lên có thể là do hoạt động đầu tư tăng lên hoặc do cho vay khách hàng tăng lên hoặc do dự phòng rủi ro chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Vì vậy, với nguồn lợi nhuận chính là từ hoạt động cấp tín dụng thì việc tăng tài sản do tăng cho vay khách hàng sẽ có tác động làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Thứ năm, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nghiên cứu của Achsania Ruziqa (2012) về ngân hàng ở
Indonesia cũng cho ra nhận định tương tự khi kết quả cho thấy ROA và ROE có tác động ngược chiều đáng kể đến rủi ro tín dụng. Dựa trên lý thuyết, ROA là một trong những thước đo lợi nhuận được ngân hàng sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình dựa trên mức lợi nhuận thu được khi bỏ ra một đồng tài sản. Chính vì vậy, ROA tăng thể hiện trên một đồng tài sản bỏ ra ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Lợi nhuận có được ở đây là kết quả thu được từ quá trình đầu tư, kinh doanh dịch vụ và chiếm tỷ trọng lớn nhất là từ hoạt động cho vay khách hàng. Trên thực tế, nhu cầu vay vốn luôn ở mức cao và theo chỉ đạo của NHNN thì các ngân hàng thương mại sẽ phải phân loại nợ để theo dõi, giám sát và trích lập dự phịng hợp lý.