TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 57)

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Tác động của giao dịch ngoại bảng đến lợi nhuận của ngân hàng

thương mại

Sự xuất hiện của các hoạt động ngoại bảng trong kinh doanh ngân hàng đã làm gia tăng đáng kể các khoản thu nhập dưới dạng hoa hồng hay phí để bù đắp cho sự giảm thấp thu nhập từ các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, từ đó làm đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Hay nói cách khác, hoạt động ngoại bảng góp phần gia tăng khoản thu nhập ngồi lãi cho ngân hàng. Theo Khambata (1989), việc tham gia vào các hoạt động ngoại bảng sẽ giúp cải thiện phạm vi hoạt động của ngân hàng, đa dạng hóa các dịng sản phẩm và thu nhập. Mặc dù thực tế cho thấy thu nhập lãi từ hoạt động cấp tín dụng truyền thống ln chiếm ưu thế và là nguồn tạo doanh thu chính cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng, song sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường khiến hoạt động huy động vốn và cho vay gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu thu nhập từ thu nhập từ lãi sang thu nhập phi lãi có thể là một chiến lược khả quan cho các ngân hàng.

Ngoài ra, các giao dịch ngoại bảng có những ưu thế nhất định về các loại chi phí như: khơng phải chịu các chi phí về thuế, chi phí dự trữ bắt buộc, chi phí bảo hiểm tiền gửi và một số khoản chi phí khác mà khơng phải áp dụng trong các hoạt động ngoại bảng, đồng thời có thể đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.

Có khá nhiều nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa hoạt động ngoại bảng với lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đưa ra những bằng chứng thực nghiệm khá đa chiều, vừa có thể tác động dương, vừa có thể tác động âm. Nghiên cứu của Rose (1989), Campa và Kedia (2002), Stiroh và Rumble (2006), De Jonghe (2009) cho rằng hoạt động ngoại bảng sẽ giúp làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng từ việc đa dạng hóa hoạt động. Nghiên cứu của Weili Ge (2006) đưa ra kết luận rằng, việc đầu tư vào tài sản ngoại bảng làm gia tăng thu nhập và lợi nhuận cổ phiếu trong tương lai.

Nghiên cứu thực nghiệm của Bora Aktan và cộng sự (2013) về các hoạt động ngoại bảng của các ngân hàng niêm yết tại Thổ Nhĩ Kì cho rằng các hoạt động ngoại bảng tác động tích cực lên lợi nhuận của ngân hàng nhưng lại tác động tiêu cực tới lợi

Stiroh & Rumble (2006) cũng đưa ra kết luận hoạt động ngoại bảng có tác động ngược chiều với lợi nhuận của các ngân hàng.

Xem xét tác động ngược trở lại của lợi nhuận ròng đối với hoạt động ngoại bảng, nghiên cứu của Mahammad Elian (2012) cho thấy lợi nhuận có tác động tiêu cực hoặc khơng đáng kể đến hoạt động ngoại bảng hay nói cách khác lợi nhuận khơng phải là động lực chính của việc cân nhắc phát triển hoạt động ngoại bảng. Lý giải cho vấn đề này, Mahammad Elian chỉ ra rằng các ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ cố định lãi suất của họ bằng cách sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro, do đó việc sử dụng cơng cụ phái sinh ít hơn. Cịn các ngân hàng có thu nhập thấp hơn sẽ cố gắng phát triển, đa dạng hóa hoạt động ngoại bảng để tăng thu nhập dưới dạng khoản phí hoặc hoa hồng nhằm bù đắp sự suy giảm nguồn thu từ các hoạt động truyền thống. Các ngân hàng như vậy sẽ cung cấp nhiều sản phẩm phái sinh hơn.

1.2.2. Tác động của giao dịch ngoại bảng đến rủi ro của NHTM

Nhìn chung, hoạt động ngoại bảng đem lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng thương mại song cũng tiềm ẩn khơng ít rủi ro đối với từng ngân hàng nói riêng và tồn bộ hệ thống các ngân hàng nói chung.

Nghiên cứu của Boyd và Graham (1986) đã đưa ra những nhận định ban đầu về mối quan hệ giữa việc đa dạng hóa các hoạt động phi truyền thống đến rủi ro của ngân hàng. Cụ thể, họ thấy rằng trong giai đoạn 1971-77, khi ngân hàng thực hiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khiến cho rủi ro cao hơn. Song vào giai đoạn 1977-83, khi công tác quản lý chặt chẽ hơn, các ngân hàng có thể mở rộng sang các ngành kinh doanh mới mà vẫn kiểm sốt được rủi ro của mình. Nghiên cứu của Hassan (1993) cho rằng các hoạt động ngoại bảng đã góp phần làm đa dạng hóa danh mục tổng thể của ngân hàng, từ đó hết giúp tăng niềm tin của các cổ đơng ngân hang đồng thời làm giảm rủi ro của ngân hàng mà không cần tác động tới các vị thế nội bảng. Một số nghiên cứu khác của Krainer and Laderman (2009), Salah và Fedhila (2012), M. Scholz (2013) sử dụng mơ hình với dữ liệu thực tế chứng minh được hoạt động chứng khốn hóa làm giảm thiểu các rủi ro về bất cân xứng thông tin so với rủi ro tín dụng từ các khoản vay truyền thống cũng như hoạt động này có tác động tích cực đến sự ổn định của ngân hàng.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây lại đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa hoạt động ngoại bảng với rủi ro của các ngân hàng.

Bora Aktan và cộng sự (2013) cho rằng có mối liên hệ cùng chiều giữa hoạt động ngoại bảng và rủi ro của ngân hàng, cụ thể là rủi ro phi hệ thống và rủi ro tỷ giá. Evrim-Mandaci và cộng sự (2013) cũng đưa ra nhận định rằng sự phát triển của các công cụ phái sinh làm cho tăng rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro ngoại hối. Awawdeh và Sakini (2017) dựa trên mẫu 13 ngân hàng thương mại Jordan được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Amman trong giai đoạn 2009-2016 đã đưa ra kết luận rằng hoạt động ngoại bảng có tác động tích cực đến lợi nhuận rịng của ngân hàng, song điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ rủi ro sẽ cao hơn.

Rủi ro tín dụng

Trong cuốn quản trị rủi ro của Coyle, tác giả đã định nghĩa rủi ro tín dụng là tổn thất tiềm tàng từ sự từ chối hoặc khơng có khả năng tín dụng để chi trả những gì cịn nợ một cách đầy đủ và đúng hạn của khách hàng. Rủi ro tín dụng được coi là loại rủi ro quan trọng nhất và phổ biến nhất đối với các hoạt động của ngân hàng. Một vài nghiên cứu cho rằng dù hoạt động ngoại bảng mang lại tác động tích cực đến danh mục đầu tư song hoạt động này lại làm tăng lên rủi ro tín dụng một cách đáng kể.

Điển hình như thư tín dụng, đây là một loại tài liệu do ngân hàng phát hành, thay mặt cho khách hàng, nhằm cam kết thanh toán cho bên thứ ba một số tiền nhất định với các điều kiện cụ thể. Boris Kozolchyk (1965) cho rằng thư tín dụng thương mại được sử dụng như một phương tiện để tài trợ và trả tiền cho việc mua bán hàng hóa quốc tế, loại thư này được phát hành bởi các tổ chức trọng thương và ngân hàng. Tác giả cũng cũng chỉ ra mục đích chính của thư tín dụng là cho phép nhà xuất khẩu rút hối phiếu qua ngân hàng hoặc nhà thanh toán theo cam kết (dạng có thể hủy ngang hoặc khơng thể hủy ngang) để thanh tốn hoặc u cầu thanh tốn của người bán. Chính vì vậy, rủi ro từ việc khách hàng bị thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ, đặc biệt là đối với thư tín dụng khơng hủy ngang mang lại tổn thất rất lớn. Nếu như trong hoạt động cho vay thông thường, ngân hàng có thể hủy bỏ cam kết cho vay trong trường hợp bên đi vay có dấu hiệu tài chính suy giảm bất thường thì thư tín dụng khơng hủy ngang là một cam kết không thể hủy ngang của ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng chịu trách nhiệm pháp lý dựa trên cam kết của mình, vì vậy tiềm ẩn rủi ro từ hoạt động ngoại bảng này là rất lớn.

Bên cạnh thư tín dụng, hợp đồng cam kết cho vay cũng là hoạt động làm tăng rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là rủi ro từ việc thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng

và người đi vay. Ngân hàng sẽ áp dụng quy trình thẩm định và đánh giá rủi ro đạo đức của khách hàng trước khi đưa ra quyết định, song nếu đánh giá này khơng chính xác hay uy tín của người đi vay thay đổi thì ngân hàng sẽ vẫn phải chịu rủi ro. Tuy nhiên, nghiên cứu của Avery & Berger cho thấy các cam kết cho vay có thể giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro danh mục đầu tư vì hợp đồng cam kết cho vay có thể được thiết kế để giải quyết vấn đề tài sản giữa ngân hàng và người đi vay, đồng thời, ngân hàng có thể theo dõi lịch sử chi trả của người đi vay theo hợp đồng cam kết cho vay trong một khoản thời gian nhất định, sau đó ngân hàng sẽ có thể lựa chọn cho vay tại chỗ với khách hàng ít rủi ro hơn.

Các hợp đồng phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn cũng gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ở đây là do bên đối tác khơng thực hiện đúng nghĩa vụ thanh tốn trong tương lai, đặc biệt là khi ngân hàng đang được lời từ các hợp đồng phái sinh, còn các đối tác bị thua lỗ khi thực hiện các hợp đồng này. Điều này có nghĩa là rủi ro tín dụng sẽ phát sinh khi hợp đồng phái sinh không được thực hiện theo đúng những điều khoản đã được cam kết từ trước. Nếu hợp đồng bị phá bỏ thì ngân hàng sẽ khơng thu được lợi nhuận, đồng thời nếu ngân hàng thay thế bằng một hợp đồng khác sẽ dẫn đến việc phát sinh thêm chi phí cho ngân hàng. Mức độ rủi ro của từng loại hợp đồng trên cịn dựa vào tính chất và cơ chế thực hiện hợp đồng. Cụ thể, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi là hai loại hợp đồng khơng được chuẩn hóa, được tự do giao dịch trên thị trường phi chính thức, các điều khoản do hai bên tự thỏa thuận thống nhất với nhau trong hợp đồng nên mức độ rủi ro tín dụng của hai hợp đồng này cao hơn so với hợp đồng tương lai. Cịn hợp đồng tương lai được giao dịch chính thức tại sở giao dịch và được đảm bảo giao dịch bởi cơ chế của sở. Tương tự như vậy, hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên cả hai thị trường chính thức và phi chính thức, nếu giao dịch trên thị trường chính thức thì sẽ giảm được tương đối gánh nặng rủi ro cho ngân hàng. Kabir Hassan và Ahmad Khasawneh (2009) cũng chỉ ra tác động của các hoạt động phái sinh lên rủi ro của ngân hàng được xem xét trên 3 khía cạnh. Thứ nhất, rủi ro xảy ra khi ngân hàng hoặc khách hàng đã kí kết hợp đồng phái sinh nhưng khơng thực hiện hợp đồng như thỏa thuận. Thứ hai, hợp đồng phái sinh sẽ làm giảm rủi ro khách hàng cho ngân hàng do quy mô giao dịch và mức độ chuyên nghiệp trong quản lý của giao

dịch. Thứ ba, hợp đồng phái sinh sẽ giảm thiểu rủi ro nếu được sử dụng để phòng ngừa rủi ro hơn là đầu cơ.

Chứng khốn hóa là một q trình tài chính cấu trúc, trong đó tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp rồi dùng làm tài sản đảm bảo để phát hành các trái phiếu và tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Mặc dù đây được coi là q trình chuyển giao rủi ro tín dụng song rủi ro này vẫn luôn tồn tại trên thị trường. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nợ nghiêm trọng dẫn đến khủng hoảng kinh tế tồn cầu thì các cơng cụ phái sinh tín dụng sẽ bị sụt giảm mạnh giá trị và dần có nguy cơ mất giá trị. Khi đó, sản phẩm chứng khốn hóa sẽ rơi vào tình trạng khó bán hoặc thậm chí vơ giá trị và khả năng cao các nhà đầu tư không nhận được tiền từ các nhà phát hành. Điều đó dẫn đến việc các nhà đầu tư sẽ có khả năng thua lỗ hồn tồn nếu nắm giữ các sản phẩm có rủi ro tín dụng cao.

Rủi ro thị trường

Trong một bài nghiên cứu chi tiết về rủi ro thị trường của Frain và Meegan (1996), tác giả đã đưa ra định nghĩa rủi ro thị trường là rủi ro xuất phát từ những biến động của giá cả thị trường đến các tổ chức tài chính hay nói cách khác đây chính là rủi ro tác động lên các tổ chức trung gian tài chính bởi sự biến động của thị trường tài chính. Nhiều cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động ngoại bảng với rủi ro này song kết quả nghiên cứu lại đưa ra ý kiến trái chiều. Điển hình như nghiên cứu của Hassan (1993), kết quả cho thấy hoạt động ngoại bảng làm đa dạng hóa danh mục đầu tư của ngân hàng đồng thời làm giảm rủi ro từ việc đa dạng hóa này. Thêm vào đó, ơng cho rằng khơng có sự tác động nào từ hoạt động ngoại bảng đến rủi ro thị trường của ngân hàng hay hoạt động ngoại bảng không tiềm ẩn rủi ro thị trường. Lý giải cho điều này, tác giả lập luận rằng hoạt động ngoại bảng xuất hiện với mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu của ngân hàng và phòng ngừa các cú sốc từ thị trường. Trong khi đó, nghiên cứu của Chaudhry (1994) đối với các ngân hàng tại Mỹ lại đưa ra kết quả ngược lại khi đưa ra được bằng chứng rủi ro thị trường xuất hiện trong các hoạt động ngoại bảng. Kết quả cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của quy trình quản trị rủi ro thị trường của các ngân hàng lớn làm giảm thiểu rủi ro lãi suất tương đối hiệu quả.

Dựa vào đặc tính của các hoạt động ngoại bảng, rủi ro thị trường được chia thành rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất. Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng các

hoạt động ngoại bảng có tác động đáng kể đến rủi ro tỷ giá của ngân hàng. Nghiên cứu của Jongmoo Jay Choi và Elyas Elyasiani (1996) sử dụng mơ hình đa yếu tố với dữ liệu tại 59 ngân hàng thương mại lớn của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 1/1975 đến 12/1992 đã kết luận rằng rủi ro tỷ giá quan trọng hơn so với rủi ro lãi suất và yếu tố tác động đến rủi ro, lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng là do các cú sốc từ thị trường bên ngoài. Đồng thời kết quả cũng cho thấy hợp đồng phái sinh là hoạt động ngoại bảng có tiềm năng gây rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá hối đối có hệ thống cho các ngân hàng lớn.

Rủi ro lãi suất là rủi ro xảy ra do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá hoặc các cơng cụ tài chính có lãi suất. Các hoạt động phái sinh như giao dịch hoán đổi (swap), quyền chọn (options) và kỳ hạn (forward) có thể được sử dụng để đề phịng ngừa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, nếu ngân hàng đóng vai trị là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ khối lượng lớn các hợp đồng phái sinh trên có thể làm tăng rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng.

Hoạt động ngoại bảng tiềm ẩn rủi ro thị trường cao phải kể đến chứng khoán chờ phát hành, khi ngân hàng đầu tư vào một chứng khoán chờ phát hành đồng nghĩa với việc rủi ro về quyền sở hữu chứng khoán tăng lên. Các cam kết mua/bán chứng khoán phát hành bao gồm cả việc giao hàng và thanh toán diễn ra trong tương lai, đồng thời giải quyết các giao dịch đó thường xảy ra từ 1 tháng trở lên sau khi cam kết được thực hiện thì khi đó rủi ro thị trường xuất phát từ sự biến động giá và lợi suất thay đổi. Nếu xét trong ngắn hạn, việc đầu tư vào sản phẩm ngoại bảng này dễ dẫn đến tình trạng ngân hàng bị thua lỗ khi mà trong khoảng thời gian giao dịch các khoản lãi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w