Rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 86)

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1.3.2. Rủi ro tài chính

Rủi ro tín dụng: Những năm 2010-2014 là giai đoạn nợ xấu bùng phát do ảnh

hưởng từ nền kinh tế khó khăn, tình trạng sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho ở mức cao. Trước tình trạng đó, NHNN đã đưa ra 1 số giải pháp kiềm chế và xử lí nợ xấu như yêu cầu các TCTD triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cần được vốn vay phục vụ sản xuất; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực trích lập dư phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro: thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới: đặc biệt là việc thành lập và đưa vào hoạt động Cơng ty VAMC. Tính từ năm 2012 đến hết năm 2017, tồn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 727,1 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý chiếm 58,8%, còn lại là bản nợ cho VAMC và các tổ chức, cá nhân khác (chiếm 41,2 %).

Biểu đồ 2.3 : Rủi ro tín dụng tại các NHTM giai đoạn từ 2010-2019

(Đơn vị: %)

■ 2010 B2013 B2016 ■ 2019

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu từ các báo cáo của NHNN

Nợ xấu luôn được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy yếu của hệ thống ngân hàng và làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Năm 2010, Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại đạt 2,52% trong dư nợ của toàn hệ thống. Tại thời điểm này, nợ xấu vẫn chưa được coi là vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sự ổn định của nền tài chính quốc gia. Tỷ lệ nợ xấu của đa số các ngân hành thường giữ trong khoảng trên dưới 2%, trong nhóm cao nhất có thể kể đến như VCB với tỷ lệ nợ xấu đạt 2.76%, BIDV đạt 2,27%. Tuy nhiên, năm 2013 là giai đoạn mà nợ xấu của các ngân hàng thương mại ghi nhận bước tăng đột biến và điều này thực sự là một mối đe dọa lớn cho sự an toàn của hệ thống ngân hàng cũng như ổn định nền tài chính quốc gia.Tỷ lệ nợ xấu dần vượt khỏi tầm kiểm soát của các ngân hàng, về mức tăng tỷ lệ nợ xấu thì ACB (từ 0,34% năm 2010 tăng thành 2,96% vào năm 2013), BacABank (0,043% lên đến 2.22% vào năm 2013) trở thành 2 trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 3-5 tăng mạnh nhất.

Sang đến 2016, dù tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống được ghi nhận vẫn còn trong ngưỡng gây tổn hại lớn cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, tuy nhiên đã có những

bước giảm so với các năm trước. Theo số liệu tập hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM, tỷ lệ nợ xấu bình quân của hệ thống đạt 2,8%. Đa số các ngân hàng đều đã có những bước đầu thành cơng trong việc xử lý nợ xấu. ACB có bước giảm rõ rệt nhất từ 2,96% năm 2013 xuống 1,75%; MBBank giảm còn 1,32%, VCB giảm còn 1,5% . Tỷ lệ nợ xấu ở Vietinbank tuy mức thấp 1,02% nhưng lại tăng so với con số 0,92% vào cuối năm 2015. Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ đạt 1,89%, hoàn thành mục tiêu đề ra của Ngân hàng Nhà nước. Ước tính trong giai đoạn 2012-2019, hệ thống ngân hàng đã xử lý được tổng cộng 1064 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tiêu biểu là VCB khi nợ xấu của ngân hàng này chỉ còn chiếm 0,8% trên tổng dư nợ. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), tại thời điểm cuối năm 2016 tỷ lệ nợ xấu lên tới 5,351 %. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu (trên tổng dư nợ cho vay khách hàng) ở mức thấp nhất hệ thống hiện nay bao gồm ACB (0,5394%), BacABank (0,69%).

Rủi ro thanh khoản: Tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng đến cuối

tháng 12/2013 được cải thiện đáng kể, dự trữ thanh khoản không ngừng được tăng lên. Tuy nhiên, thanh khoản của một số TCTD chưa bền vững do nợ xấu lớn, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn lớn. Một số NHTM vẫn phải chấp nhận huy động với lãi suất cao hơn mặt bằng chung để giữ khách hàng. Thanh khoản của các TCTD chưa được cải thiện bền vững khi nợ xấu được xử lý căn bản, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp về kỳ hạn, đặc biệt là các TCTD khơng mở rộng tín dụng q mức so với nguồn vốn. Trong năm 2014, tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng tiếp tục ổn định và củng cố, các chỉ tiêu phản ánh khả năng chi trả đều được cải thiện rõ rệt. Cụ thể: tỷ lệ an tồn vốn ln đạt mức cao hơn mức quy định của pháp luật (khơng dưới 9%); tỷ lệ tín dụng/huy động vốn có xu hướng giảm nhờ tín dụng tăng trưởng chậm lại và ở mức hợp lý, trong khi nguồn vốn huy động tiếp tục tăng khá cao; tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời gia tăng và hầu hết các tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định; nguồn vốn chuyển dịch theo hướng ổn định hơn. Đến nay, thanh khoản tồn hệ thống NHTM được duy trì tương đối ổn định; các quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn được các NHTM chấp hành nghiêm túc. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn ở mức 28,4% cuối năm 2018.

Rủi ro lãi suất phát sinh từ sự biến động chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vau của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Biểu đồ 2.4: Lãi suất tiền gửi và cho vay 2011-2018

Nguồn: Báo cáo của NHNN Lãi suất VND

Năm 2011, do chính sách thắt chặt tiền tệ NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm lượng tiền trong lưu thơng. Từ đó, các Ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất để huy động vốn, đảm bảo thanh khoản. Trong 6 tháng đầu năm 2011, cả lãi suất huy động và cho vay VND đều tăng cao: Cuối tháng 6/2011, lãi suất huy động VND bình quân ở mức 15,6%/năm so với mức 12,44%/năm thời điểm cuối năm 2010, cao hơn trần lãi suất 146/năm do một số các TCTD khó khăn về thanh khoản "lách" quy định trần lãi suất của NHNN. Lãi suất cho vay VND cũng liên tục tăng tương ứng do chi phí huy động tăng và cung vốn thắt chặt, bình quân cuối tháng 6/2011 là tăng và 18,65%/năm so với mức 15,27%/năm cuối năm 2010. Trong năm 2012 lãi suất huy động và cho vay VND giảm mạnh phù hợp với xu hướng điều hành lãi suất của NHNN trong điều kiện lạm phát giảm bền vững, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 13 của Chính phủ. Trong năm 2012, lãi suất huy động giảm3-7%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 6-9%/năm và đã giảm về mức lãi suất của năm 2007 là thời kỳ trước khủng hoảng tài chính tồn cầu. Giai đoạn 2013-

Mã CK 2D13 2D14 2D1S 2D16 2D17 2D1B VPB ...4.47 ...4.42 ...6.34 ...7.67 8.69 ...8.77

2015, lãi suất huy động và cho vay VND cũng tiếp tục giảm mạnh do nhận định lạm phát ổn định ở mức thấp, thanh khoản dồi dào. Cụ thể, năm 2013: lãi suất huy động giảm 2-4% , lãi suất cho vay giảm 3-5%, năm 2014: lãi suất huy động giảm khoảng 1,5-2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm, năm 2015: lãi suất huy động giảm khoảng 0,2-0,5%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 0,3-0,5%/năm. Giai đoạn 2016- 2018, lãi suất VND có ít biến động và ổn định trong bối cảnh lãi suất trên thế giới có xu hướng gia tăng. Đến cuối năm 2018, lãi suất huy động phổ biến ở mức 4,5- 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 5,5-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 6,6-7,3%/năm. Lãi suất cho vay của các TCTD phổ biến ở mức khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, trung-dài hạn khoảng 9-11%/năm. Nhìn chung lãi suất cho vay VND dao động hơn so với lãi suất huy động VND

Lãi suất USD

Lãi suất huy động và lãi suất cho vay USD có xu hướng giảm dần. Lãi suất huy động USD giảm dần về bằng hoặc dưới mức trần quy định của NHNN: với mục tiêu kiểm chế lạm phát, ổn định vĩ mơ, NHNN cũng triển khai các chính sách nhằm ổn định thị trường ngoại hối, giảm tình trạng đơ la hóa của nền kinh tế một cách quyết liệt như áp dụng trần lãi suất huy động bằng USD, thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ, đẩy mạnh thanh tra, xử phạt trên thị trường ngoại hối... Nhờ đó, lãi suất huy động USD có xu hướng giảm dần, 3 tháng đầu năm 2011 phổ biến ở mức khoảng 4-5%/năm đối với tiền gửi dân cư, 1%/năm đối với tiến gửi của tổ chức kinh tế, từ giữa tháng 4/2011 đến cuối năm giảm xuống mức trần quy định của NHNN, lãi suất huy động USD ở mức dưới 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư, 0,5%/năm đối với tiền gửi tổ chức kinh tế. Đến năm 2014, lãi suất huy động giảm còn 0,75%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức; lãi suất cho vay phổ biến ở mức 3-7%/năm. Từ cuối năm 2015, với mục tiêu quyết liệt hỗ trợ tỷ giá và thị trường ngoại hối thì lãi suất huy động đến nay chỉ duy trì ở mưc 0% và lãi suất huy động phổ biến ở mức 2,8-6,2%/năm.

Tóm gọn lại, nhìn chung tình hình lãi suất huy động và lãi suất cho vay ngày càng giảm qua các năm và dần ổn định về hiện tại. Đó cũng là lí do làm cho NIM tồn ngành ngân hàng được cải thiện là nhờ mở rộng dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng và việc cơ cấu các khoản vay. Chứng tỏ rủi ro lãi suất cũng được cải thiện.

Đơn vị: %

MBB ...3.71 ...3.80 ...3.80 ...3.56 ...4.17 ...4.56TCB ...2.98 ...3.92 . .4.36 . .4..19 ...3.88 ...4.12 TCB ...2.98 ...3.92 . .4.36 . .4..19 ...3.88 ...4.12 HDB ...CL55 ...2.08 ...3.63 ...4.04 ...4.05 ...4.03 OCB ...4.69 ...3.21 ...3.18 ...3.08 ...3.44 ...3.95 VIB ...3.15 ...3.25 ...2.97 ...2.83 ...3.10 ...3.77 TPB ...2.66 ...2.44 ...2.31 ...2.44 ...2.93 ...3.68 ACB ...2.86 ...3.01 ...3.32 ...3.34 ...3.44 ...3'55 SGB ...5.20 ...4.96 . .4.11 ...3.74 ...3.50 ...3.40 LPB ...3.57 ...2.88 ...3.13 ...3.48 ...3.58 ...3.10 PGBank........ ...2.55 ...2.70 ...2.70 ...2.91 ...2.98 ...3.07 BID..... ...2.85 ...2.97 ...2.71 ...2.62 ...2-β9 ...2.85 VCB ...2 52 ...2.34 ...2.58 ...2.63 ...2.49 ...2.78 KLB ...5.67 ...3.96 ...3.83 ...3.20 ...3.46 ...2.74 MSB ...1 80 ...1.38 ...1.81 ...2.67 ...1 86 ...2.70 ABBank........ ...2.74 ...2.61 ...2.72 ...2.82 ...2.90 ...2.46 Vietbank.......... ...1.33 ...2.09 ...2.40 STB ...4.90 . .4.33 ...3.30 ...1.56 ...1 80 ...232 EIB ...1 80 ...1.76 ...2.56 ...2.61 ...2.04 ...2.23 CTG ...3.58 ...3.07 ...2.78 ...2.71 ...2.77 ...2.07 Vi e⅛ Ca P it a IBank ...2.42 ...2.40 ...1.73 ...1 90 ...1 98 ...2.00 SHB ...1 83 ...1 96 ...2.21 ...2.09 ...2.02 ...1.99 BAB ...3.40 ...2.26 ...1.94 ...2.03 ...2.08 ...1.90 VietABank.......... ...2.33 ...1.52 ...3.30 ...1.82 ...1.99 ...1 76 NVB ...2.95 ...2.28 ...2.24 ...1.98 ...191 ...1 64 BaoVietBank ...3.48 ...2.10 ...1.87 ...2.04 ...2∙'35 ...1 36 Agribank ...3.25 ...3.04 ...3.08 ...3.09 ...3.18 DongABank........... ...3.61 ...2.18 N a mA Bank ...2.11 ...2.30 ...2.95 ...3.27 ...2.63 PVcomBank . .(0.10) (θ't.8} ...0252 ...1.04 ...0.71 SCB ...1 72 ...1.27 ...1.98 ...1.04 ...0.56 S ≡ A B ank__________ 1 24 0.99 1.51 2.10 1 87

Nguồn: VietstockFinance

Trên 26 ngân hàng nêu trên, chỉ có VPB (8.77%) có tỷ lệ NIM trên 5%, cũng là ngân hàng có tỷ lệ NIM cao nhất trong hệ thống. Ngoại trừ Agribank, thì cả ba Ngân hàng Nhà nước đều có tỷ lệ NIM dưới 3%: BID 2.85%, VCB 2.78% và CTG 2.07%. Năm 2018 có 14/26 ngân hàng có tỷ lệ NIM tăng so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ NIM giảm tại một nửa số ngân hàng còn lại cho thấy cuộc đua huy động vốn tại các ngân hàng này trong năm này trong khi phải cho vay ra với lãi suất cạnh tranh khiến tỷ lệ thu nhập từ lãi của các ngân hàng có phần giảm sút. Theo BSC, NIM toàn ngành Ngân hàng được cải thiện nhẹ nhờ tăng trưởng tín dụng chậm lại, lãi suất huy động tăng ở các kỳ hạn dài trong khi lãi suất cho vay ổn định, cơ cấu lại các khoản vay với

lãi suất cao hơn. Nhìn chung là tỉ lệ NIM toàn ngành ngân hàng là càng tăng: 2013 2,8%, 2014 2,7%, 2015 2,7%, 2016 2,8%, 2017 3% và 2018 là 3,1% đi kèm tỷ lệ NIM qua các năm thể hiện rủi ro lãi suất của ngành ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện dù việc quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng còn yếu.

Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro tiềm tàng và phụ thuộc vào trạng thái ngoại tệ mà các ngân hàng đang duy trì.

Biểu đồ 2.5: Diến biến tỷ giá VND/USD trong những năm gần đây

Nguồn: vn.tradingview.com

Sự biến động thường xuyên của tỷ giá VND/USD là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại. Qua các năm, tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên theo chiều hướng đồng Việt Nam có giá trị sụt giảm so với các đồng tiền nước ngoài. Để ổn định thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tỷ giá hướng chủ động, linh hoạt, thực hiện can thiệp thông qua mua và bán ngoại tệ trên thị trường khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các cơng cụ chính sách tiền tệ để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ. Do đó, thị trường ngoại tệ giữ được sự ổn định, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, khơng có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường; trạng thái ngoại hối của các NHTM được cải thiện.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp khiến tỷ giá tại nhiều thời điểm biến động mạnh khiến khiến cho Ngân hàng Nhà nước gặp nhiều khó khăn

trong điều hành chính sách tỷ giá. Đơn cử, năm 2015, tỷ giá tăng nóng liên tục trong bối cảnh đồng đô la Mỹ liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã phải điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ tăng từ +/-1% lên +/-2%.Đo đồng Nhân dân tệ tiếp tục phá giá mạnh, ngày 19/8, NHNN phải điều chỉnh kép tăng tỷ giá thêm 1% và nới biên độ từ +/-2% lên +/-3%, theo đó giá mua bán USD của các ngân hàng có thể biến động trong phạm vi từ 21.233 đồng/USD (sàn) đến 22.547 đồng/USD (sàn). Kết thúc năm 2015, đồng Việt Nam đã chính thức mất giá 5,34% so với thời điểm đầu năm.

Thời điểm cuối năm 2019, cùng với những diễn biến mới trên thị trường tiền tệ quốc tế, sau khi NHNN điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ tháng 11/2019, giá USD trên thị trường tự do đảo chiều, tăng lần lượt 75 đồng và 60 đồng ở chiều mua và bán chỉ tính riêng trong tháng 11. Ở chiều ngược lại, giá mua bán USD tại các ngân hàng lại không ngừng đi xuống. Nguồn ngoại tệ tại các ngân hàng dồi dào do nguồn cung tăng mạnh từ việc nền kinh tế xuất siêu, dịng vốn đầu tư nước ngồi và kiều hối bắt đầu đổ về mạnh.

Những biến động này gây ra những rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thực tế Việt Nam có thấy, tỷ giá chịu tác động không nhỏ từ sự biến động lãi suất trên thị trường. Lãi suất liên ngân hàng VND duy trì ở mức thấp khiến chênh lệch lãi suất giữa VND và USD trên liên ngân hàng dần thu hẹp, gây rủi ro tiềm ẩn tới tỷ giá khi các ngân hàng có thể dịch chuyển vị thế sang nắm giữ USD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w