II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
2. Tổng quan nghiêncứu
Trong thị trường tài chính hiện nay, các hoạt động ngoại bảng càng phổ biến và được coi là xu hướng phát triển của các NHTM. Chính vì vậy, nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước đã hướng đến việc nghiên cứu các hoạt động ngoại bảng nói chung cũng như đánh giá tác động của các hoạt động ngoại bảng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng.
Cụ thể, bài phân tích thực nghiệm của Swan và Panda (2017) đã chỉ ra được tác động tích cực của các hoạt động ngoại bảng trong việc hạn chế các khoản lỗ và điều tiết cạnh tranh giữa các ngân hàng đại chúng ở Ản Độ. Dựa trên những dữ liệu từ năm 2005-06 đến 2014-15, bài nghiên cứu đã chỉ ra những mục ngoại bảng quan trọng nhất với ngân hàng Ản Độ là hợp đồng kỳ hạn, bảo lãnh thanh tốn, tín dụng quay vịng, các dịng tín dụng và nghĩa vụ tài chính khác. Đồng thời, thử nghiệm về mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và hoạt động ngoại bảng mang lại kết quả tích cực. Nghiên cứu của Middi năm 2016 cũng cho ra kết quả tương tự về tỷ lệ lợi nhuận, song lại đưa ra tác động tiêu cực đến NPA. Điều này đưa ra giả thuyết rằng các ngân hàng mạnh có khả năng chấp nhận rủi ro thị trường lớn hơn so với các ngân hàng yếu kém.
Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động ngoại bảng đến lợi nhuận ròng, Ana Lozano-Vivas và Fotios Pasiouras (2011) đã minh chứng được sự thay đổi khi khơng có và có sự hiện diện của hoạt động ngoại bảng đến năng suất của các ngân hàng. Bằng việc nghiên cứu chọn mẫu quan sát từ 712 ngân hàng hoạt động tại 83 quốc gia để tính năng suất thay đổi trong giai đoạn 1999-2006, nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự tác động khác nhau đến từng nhóm quốc gia và đưa ra những bằng chứng nhằm phát triển các chính sách của ngân hàng. Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu của Bora Arktan (2012) và các cộng sự cũng tập trung xem xét ảnh hưởng của các hoạt động ngoại bảng đến hiệu suất của các ngân hàng được niêm yết trên Sàn giao dịch
chứng khoán Istanbul (ISE). Họ thấy rằng rủi ro ngân hàng và rủi ro tỷ giá hối đối đều liên quan tích cực với hoạt động ngoại bảng khi làm cải thiện lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng nhưng lại có tác động tiêu cực đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. DeYoung và Roland (2001) đã phát hiện ra rằng biến động thu nhập của các ngân hàng tăng lên khi các ngân hàng pha trộn sản phẩm của họ vào các hoạt động tính phí và tránh các hoạt động trung gian truyền thống.
Edwards và Mishkin (1995) đã xem xét việc mở rộng các khoản vay NH có ảnh hưởng tới hệ thống tài chính hay tham gia vào các hoạt động phái sinh và hoạt động tài chính phi truyền thống để mang lại lợi nhuận cao hơn với rủi ro cao hơn. Kết quả nghiên cứu là hầu hết các hoạt động OBS làm cho ngân hàng gặp rủi ro và rủi ro đạo đức. Cịn cơng trình nghiên cứu của Pinar Evrim-Mandaci và các cộng sự (2013) tại các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra kết luận rằng các hoạt động ngoại bảng có mối tương quan tích cực với rủi ro ngân hàng và sự tác động này như là một cảnh báo cho hoạt động đầu cơ của ngân hàng khi tham gia vào các giao dịch ngoại bảng trên thị trường. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hoạt động ngoại bảng cải thiện lợi nhuận cổ phiếu của ngân hàng song lại có kết quả tác động âm đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Nghiên cứu của Al-Tahat và AbuNqira (2016) cũng cho ra kết quả về mối quan hệ giữa hoạt động ngoại bảng với rủi ro của nó, cụ thể là rủi ro tín dụng, rủi ro địn bẩy và rủi ro an tồn vốn. Dựa trên mẫu 13 NHTM được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Amman (ASE) giai đoạn 2010-2014, các nhà nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy cho ra kết quả có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ tiêu cực của hoạt động ngoại bảng với an toàn vốn và tác động tích cực đến rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và tăng trưởng doanh thu của các ngân hàng thương mại Jordan. Ngoài ra, bài viết cũng làm nổi bật được mức độ ngày càng phổ biến của hoạt động ngoại bảng qua từng năm và vai trò của các hoạt động này đối với các NHTM. Bên cạnh đó, Hanan Al- Awawdeh và Saad Al-Sakini (2017) cũng đưa ra những nhận định tích cực về tác động của hoạt động ngoại bảng đến lợi nhuận của các NHTM tại Jordan khi mà khối lượng hoạt động ngoại bảng chiếm hơn 1/5 tổng tài sản trong giai đoạn 2009-2016. Calmès và Théoret (2009) đã kiểm tra tác động của các hoạt động ngoại bảng đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng, thông qua mẫu tám ngân hàng ở Canada trong giai đoạn 1988-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cân bằng giữa lợi nhuận của cổ phiếu
ngân hàng và rủi ro của chúng có sự thay đổi cơ cấu vào năm 1997. Đồng thời, trong giai đoạn (1988-1996), sự biến động trong lợi nhuận cổ phiếu có tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng , phí bảo hiểm rủi ro và định giá rủi ro liên quan đến mất cân đối hoạt động rủi ro, trong khi giai đoạn (1997-2007) thu nhập ngoài lãi phát sinh từ các hoạt động mất cân đối khơng có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến lợi nhuận của cổ phiếu ngân hàng.
Scopelliti (2013) nghiên cứu đến sự gia tăng của các hoạt động ngoại bảng và các công cụ phái sinh đã dẫn đến sự tăng trưởng của các khoản vay trong vài năm qua tập trung chủ yếu trên thị trường Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng cao hơn của ngoại bảng có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng cho vay của ngân hàng, do các khoản lỗ thực tế và tiềm năng liên quan đến các hoạt động ngoại bảng. Mặc dù vậy, kết quả cho thấy có tác động tích cực đến các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, chẳng hạn như các khoản vay thương mại, trong khi tác động tiêu cực đến các khoản vay dài hạn như thế chấp bất động sản, bất động sản cho vay bất động sản.
Còn đối với các bài nghiên cứu trong nước, bài nghiên cứu của TS. Bùi Tín Nghị cùng PGS. TS. Phạm Thị Hoàng Anh đã đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động ngoại bảng tại các NHTM ở Việt Nam. Cơng trình nghiên của nhóm tác giả năm 2018 đã đưa ra đánh giá và khuyến nghị về quy trình quản trị rủi ro ngoại trong phạm vi dữ liệu từ năm 2013-2018. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của nhóm tác giả trên vào năm 2019 đã đưa ra kết luận rằng các NHTM có quy mơ càng lớn, hoạt động càng đa dạng thì sẽ có xu hướng duy trì các hoạt động ngoại bảng càng nhiều. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra rằng hầu hết các ngân hàng thực hiện các hoạt động ngoại bảng bao gồm cam kết cho vay, L/C và bảo lãnh. Trong đó, nhóm hoạt động ngoại bảng phổ biến nhất là các hoạt động liên quan đến hối đoái bao gồm ngoại tệ, chứng từ bằng ngoại tệ và các cam kết giao dịch hối đoái.