Kết luận, tồn tại và kiến nghị 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 91 - 93)

- Đối với đất sản xuất nông nghiệp

Kết luận, tồn tại và kiến nghị 4.1 Kết luận

4.1. Kết luận

- BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông quản lý diện tích đất tương đối lớn ( 29.847,6 ha ), nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (94,41%) trong đó chủ yếu là đất thuộc quy hoạch sản xuất lâm nghiệp. Ngoài chức năng phòng hộ, đảm bảo điều tiết nguồn nước cho các con sông chính trong khu vực, rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế, xã hội và bảo vệ môi rường sinh thái của địa phương.

- Diện tích đất không có rừng, rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm tỷ lệ lớn, đòi hỏi trong thời gian tới BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện các giải pháp QLBV và phát triển vốn rừng. - Các yếu tố cản trở chủ yếu đến công tác quản lý rừng ở BQL rừng phòng hộ Hướg Hoá - Đakrông bao gồm :

+ Địa bàn quản lý rộng, địa hình phức tạp, độ dốc lớn và bị chia cắt bởi nhiều khe suối, sự phân bố mùa vụ không đồng nhất giữa các địa phương trong cùng BQL, mưa lớn thường tập trung vào một số tháng trong năm.

+ Người dân sống trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, điều kiện thâm canh và kỹ thuật canh tác còn hạn chế, thị trường hàng hoá chưa phát triển, thời gian nông nhàn lớn, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, .

+ Cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, mối quan hệ giữa BQL rừng phòng hộ với chính quyền các địa phương, ban ngành, đoàn thể trong khu vực còn nhiều hạn chế.

- Các yếu tố thuận lợi chủ yếu cho công tác quản lý rừng ở BQL rừng phòng hộ Hướg Hoá - Đakrông bao gồm :

+ Địa bàn nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tính ĐDSH cao, tiềm năng đất đai lớn, phần lớn đất đai còn mang đặc điểm và tính chất đất rừng thích nghi với cây lâm nghiệp.

+ Cơ sở hạ tầng trong khu vực phát triển, nguồn lao động dồi dào, người dân có đức tính cần cù chịu khó và có kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp. ` + Địa bàn nghiên cứu là đối tượng được ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh và cũng là địa bàn được sự hỗ trợ phát triển sinh kế mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Quảng Trị.

- Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần QLRBV tại BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông :

+ Giải pháp về tổ chức quản lý gồm: (1) Quy hoạch sử dụng đất và tổ chức quản lý tài nguyên rừng, (2) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý.

+ Giải pháp kỹ thuật lâm sinh và xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp gồm: (1) trồng rừng, (2) khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, (3) làm giàu rừng, (3) khai thác rừng, (4) xây dựng và nâng cấp đường ranh cản lửa, (5) Xây dựng và nâng cấp trạm bảo vệ và chòi canh lửa, (6) xây dựng tôn tạo các hồ nước tự nhiên phục vụ công tác PCCCR, (7) cũng cố và xây dựng vườn ươm lâm nghiệp.

+ Giải pháp khoa học công nghệ gồm : (1) nghiên cứu khoa học và ứng dụng, (2) nghiên cứu về công tác bảo vệ tài nguyên rừng, (3) nghiên cứu về công tác giống lâm nghiệp, (4) nghiên cứu về công tác khuyến lâm, (5) Vận dụng có chọn lọc hệ thống kiến thức bản địa.

+ Giải pháp kinh tế, tài chính gồm : (1) phát triển một số ngành nghề mới, (2) phát huy ngành nghề truyền thống, (3) tăng cường sử dụng ngân sách Nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng, (4) kêu gọi nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trong và ngoài nước, (5) thu hút du lịch sinh thái.

+ Giải pháp xã hội gồm : (1) tuyên truyền giáo dục, (2) Tăng cường mối liên kết với chính quyền địa phương trong các hoạt động QLBVR, (3) tạo

công ăn việc làm, (4) tăng cường thực thi luật pháp liên quan đến tài nguyên rừng.

4.2. Tồn tại

Quản lý rừng bền vững là một hoạt động phức tạp. Để xây dựng các giải pháp quản lý rừng bền vững cần áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phương pháp nghiên cứu đa ngành. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và điều kiện thực hiện nên đề tài chỉ đi sâu phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng quản lý bảo vệ rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến QLRBV tại BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông. Để hạn chế những thiếu sót có thể gặp phải, đề tài đã áp dụng triệt để phương pháp chuyên gia nhằm huy động trí tuệ của các nhà khoa học vào việc đánh giá và đề xuất các giải pháp QLRBV. Tính định lượng của các tư liệu sử dụng trong đề tài còn hạn chế nên việc đánh giá không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

4.3. Kiến nghị

- Cần tiến hành giai đoạn thử nghiệm ở một hoặc một số địa điểm trong khu vực trước khi áp dụng rộng rãi những giải pháp đã được đề xuất trong luận văn.

- Đề nghị Nhà nước và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước hỗ trợ tài chính, kỹ thuật để kế thừa và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khoa học sâu rộng hơn nhằm đề xuất các giải pháp QLRBV tại BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Dakrông./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)