Thực trạng quản lý, bảo vệ vốn rừng * Xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 57 - 64)

- Đất không có rừng

2 Nhóm đất phi Nông nghiệp 1.667 1.084,3 58,

3.2.4.1. Thực trạng quản lý, bảo vệ vốn rừng * Xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ rừng

* Xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ rừng

Lực lượng quản lý bảo vệ rừng được bố trí bảo vệ dưới hai hình thức :

- Lực lượng bảo vệ vòng trong: Giao khoán bảo vệ trực tiếp cho người dân ở trong khu vực lân cận bao gồm các hộ, nhóm hộ, xóm, thôn bản tuỳ theo từng địa phương thông qua các hợp đồng giao khoán hàng năm. Việc giao khoán rừng cho người dân bảo vệ có sự thống nhất của chính quyền địa

phương xã và thôn. Kết quả giao khoán bảo vệ rừng từ năm 2000 đến 2007 được thể hiện qua bảng 3.7

Bảng 3.7.Kết quả giao khoán bảo vệ rừng từ năm 2000 đến 2007

Đơn vị tính : Lượt ha/năm

Năm Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đối tượng đượckhoán bảo vệ

2000 6.255,3 4.867,4 1.387,9 Hộ, nhóm hộ 2001 4.700 2.939 1.761 Hộ, nhóm hộ 2002 4.950 3.039 1.911 Hộ, nhóm hộ 2003 6.382 4.168,2 2.213,8 Hộ, nhóm hộ 2004 7.640,7 6.016 1.624,7 Hộ, nhóm hộ 2005 7.088,5 6.016 1.072,5 Hộ, nhóm hộ 2006 6.419 5.110 1.309 Hộ, nhóm hộ 2007 6.511 4.983,5 1.527,5 Hộ, nhóm hộ TổNG 49.946,5 37.139,1 12.807,4

Nguồn: Phòng KH-KT, BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá-Đakrông (2007)

+ Căn cứ vào bảng 3.7 thấy rằng tỷ lệ diện tích rừng được giao khoán hàng năm cho các hộ, nhóm hộ gia đình bảo vệ khá ít, năm được khoán bảo vệ nhiều nhất là năm 2004 cũng chỉ 7.640,7 ha chiếm tỷ lệ 49,79% so với tổng diện tích đất có rừng (15.345,6 ha), năm được khoán bảo vệ ít nhất là năm 2001 với 4.700 ha chiếm tỷ lệ 30,63% so với tổng diện tích đất có rừng.

+ Đối tượng rừng được khoán bảo vệ chủ yếu là rừng tự nhiên và chỉ những lâm phần rừng trồng đã kết thúc 3 năm chăm sóc, rừng đã khép tán mới được giao khoán bảo vệ. Đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng là các cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình và các tổ chức sẽ được hưởng quyền lợi, nghĩa vụ và mọi chế độ theo quy định hiện hành vào thời điểm đó của Nhà nước. Hiện nay mức khoán bảo vệ rừng là 100.000 đồng/ha/năm.

+ Do có nhiều vướng mắc trong kế hoạch phân bổ vốn nên việc khoán quản lý bảo vệ rừng chỉ thực hiện theo từng năm. Vấn đề lập kế hoạch định hướng khoán bảo vệ rừng trong thời gian dài (5-10 năm) hoàn toàn chưa thực hiện được tại BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông. Đây cũng là một khó khăn cần có sự kết hợp với các cấp chức năng khác để cùng tháo gở.

- Lực lượng bảo vệ rừng vòng ngoài : Do phòng quản lý bảo vệ rừng cùng công nhân bảo vệ rừng chuyên trách thực hiện, với nhiệm vụ :

+ Trực tiếp bảo vệ theo vùng, khu vực được phân công.

+ Thường xuyên kiểm tra theo dõi công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng của lực lượng bảo vệ vòng trong.

+ Kết hợp với lực lượng bảo vệ rừng vòng trong để làm tốt công tác bảo vệ rừng. + Phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn để lồng ghép vào những buổi họp dân nhằm tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, đồng thời xử phạt nghiêm khắc các hành vi phá hoại rừng.

Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng được quản lý, bảo vệ bởi 04 trạm vòng ngoài :

+ Trạm Nam Hướng Hoá : Quản lý rừng và đất rừng trên địa bàn của 4 xã thị trấn: Tân Hợp, Húc, Hướng Lộc, Khe Sanh.

+ Trạm Bắc Hướng Hoá : Quản lý rừng và đất rừng trên địa bàn của 6 xã: Hướng Tân, Hướng Phùng, Tân Thành, Hướng Linh, Tân Liên, Tân Lập.

+ Trạm Tây Đakrông : Quản lý rừng và đất rừng trên địa bàn của 3 xã: Đakrông, Tà Long, BaNang.

+Trạm Đông Đakrông: Quản lý rừng và đất rừng trên địa bàn của 3 xã, thị trấn: Hướng Hiệp, Mò ó, KrôngKlang.

* Trực tiếp ngăn chặn những hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng

Các trạm quản lý, bảo vệ rừng được xây dựng ở các địa điểm xung yếu, có tài nguyên rừng thường xuyên bị đe doạ xâm hại. Mỗi trạm có 2 nhân viên thường xuyên tuần tra canh gác, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng và đất rừng.

BQL rừng phòng hộ thường xuyên phối hợp với lực lượng kiểm lâm trên địa bàn ( Hạt kiểm lâm Hướng Hoá và Đakrông) tổ chức tuần tra trên khắp địa bàn, đặc biệt là ở các vùng trọng yếu để bắt giữ và xử lý những hành vi

săn bắt, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép, đồng thời ngăn chặn những hoạt động đốt rừng làm nương rẫy của người dân trên địa bàn.

Bảng 3.8.Thống kê các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng từ năm 2000-2006

Năm Số vụ

Số người vi phạm

Tổng Người địaphương Người khác địaphương

2000 152 201 154 37 2001 163 174 120 54 2002 159 179 137 42 2003 121 143 88 55 2004 139 183 80 23 2005 142 168 59 109 2006 193 231 83 148

Nguồn : Hạt kiểm lâm Hướng Hoá, Đakrông ( 2007)

Căn cứ vào bảng 3.8 thấy rằng số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng ngày càng tăng. Từ năm 2000 đến năm 2004 người dân địa phương vi phạm chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu là các hoạt động săn bắt, buôn bán động vật rừng trái phép, đốt rừng làm rẫy và khai thác gỗ trái phép. Từ năm 2005 đến nay các hoạt động khai thác, buôn bán và vận chuyển gỗ trái phép trên địa bàn thường xuyên xảy ra và có chiều hướng gia tăng, hoạt động này có sự tiếp tay chỉ đạo của các “đầu nậu” từ các địa phương khác, đồng thời có sự bao che dung túng của một số người dân địa phương nên công tác kiểm tra, khoanh vùng đối tượng của lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.

* Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng

Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ tài nguyên rừng được BQL rừng phòng hộ Hương Hoá - Đakrông quan tâm. BQL đã phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm địa bàn thường xuyên tổ chức các cuộc họp dân nhằm tuyên truyền vận động người dân có ý thức quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, chấp hành các chủ trương pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ rừng, PCCCR đồng thời xử phạt nghiêm khắc những hành vi phá hoại rừng. Thông qua các chương

trình, dự án BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông đã lồng ghép các hoạt động tuyên truyền giáo dục như : Thông qua dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn JBIC, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2006 thực hiện được 8 lớp truyên truyền cấp xã, 23 lớp tuyên truyền cấp thôn bản, đã tuyên truyền được cho 815 lượt người dân hiểu về vai trò lợi ích của rừng và trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn tài nguyên rừng, những người dân tham gia lớp tập huấn sẽ là cầu nối truyền đạt thông tin đến những người dân khác trong khu vực. Thông qua dự án 661 từ năm 2000 đến 2007, BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông đã tuyên truyền vận động người dân trong khu vực nhận khoán bảo vệ theo từng năm được 49.946,5 lượt ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên và rừng trồng. Thông qua các chương trình tập huấn chuyển giao TBKHKT của các dự án giảm nghèo miền Trung, chương trình Phát triển nông thôn, vv... đã lồng ghép việc tuyên truyền giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ rừng cho người dân trong khu vực. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông với các đơn vị, các chương trình dự án đôi lúc còn lỏng lẻo nên dẫn đến một số bất cập trong nội dung tuyên truyền, đối tượng tuyên truyền, vv...Vì vậy sự chuyển biến nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ rừng vẫn còn chậm, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông đã xây dựng được 06 bảng quy ước bảo vệ rừng. Đây là một biện pháp tuyên truyền giáo dục trực quan và có hiệu quả trong việc giáo dục quần chúng nhân dân có ý thức bảo vệ và không xâm hại đến tài nguyên rừng. Theo kế hoạch từ năm 2007 đến 2010 sẽ xây dựng thêm 07 bảng quy ước mới. Các bảng quy ước đều được đặt tại những vị trí dễ thấy, nằm trên các trục đường giao nhau của các con đường dẫn vào rừng.

* Trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ tài nguyên rừng

Thực trạng thiếu thốn các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác bảo vệ tài nguyên rừng tại BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông là một cản trở

lớn trong việc phát hiện ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Các trạm quản lý rừng chưa có hệ thống bộ đàm, cán bộ công nhân viên phải sử dụng điện thoại di động cá nhân để liên lạc khi cần thiết, hệ thống giám sát lửa rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng cũng như trang thiết bị PCCCR còn thiếu thốn, vv...

* Phòng trừ sâu bệnh hại

Việc phòng trừ sâu bệnh hại được tiến hành thường xuyên, khi có xuất hiện sâu bệnh hại nguy hiểm BQL rừng phòng hộ tổ chức theo dõi và kịp thời báo cho các cơ quan chức năng để xử lý, không để lan ra diện rộng thành dịch. Cho đến nay trên địa bàn chưa để xảy ra đợt dịch sâu bệnh hại nào đáng kể.

* Phòng cháy chửa cháy rừng

Nằm trong vùng khí hậu có mùa khô hạn nguy hiểm, nguy cơ cháy rừng thường xuyên đe dọa, BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông đặt nhiệm vụ PCCCR lên hàng đầu, đặc biệt là trong mùa cháy rừng. Với phương châm phòng là chính, khi xảy ra cháy rừng phải khẩn trương, kịp thời chữa cháy, phối hợp với nhiều lực lượng tham gia phòng cháy chữa cháy rừng, trong đó BQL rừng phòng hộ với tư cách là chủ rừng đóng vai trò chủ đạo. Hàng năm trước khi bước vào mùa khô hạn, Giám đốc BQL thành lập Ban chỉ đạo PCCCR do Giám đốc làm trưởng ban, Ban chỉ đạo PCCCR có nhiệm vụ chỉ đạo phòng quản lý bảo vệ rừng phối hợp với các phòng ban khác cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của BQL vận động quần chúng nhân dân trong khu vực tham gia công tác PCCCR, nhanh chóng phát hiện và ứng cứu kịp thời để dập tắt các vụ cháy rừng, đồng thời thông qua các hợp đồng khoán bảo vệ rừng với người dân lồng ghép trách nhiệm của bên nhận khoán rừng phải tuyên truyền vận động bà con trong khu vực chấp hành tốt pháp lệnh bảo vệ rừng, không được lấn chiếm, đốt rừng làm nương rẫy, khi có cháy rừng xảy ra phải kịp thời huy động lực lượng chữa cháy đồng thời báo cáo kịp thời lên BQL để có biện pháp giải quyết, kịp thời phát hiện và lập biên bản bắt giữ đối

với những kẻ cố tình gây ra cháy rừng để có biện pháp đưa ra xử lý theo luật định. Mặc dù đã có sự cố gắng nỗ lực trong công tác PCCCR nhưng do điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật, địa hình hiểm trở nên công tác giám sát phát hiện lửa rừng và dập tắt đám cháy còn nhiều khó khăn. Hàng năm trên địa bàn thường xảy ra 5 đến 7 vụ cháy, thiệt hại 1-5 ha/vụ. Nguyên nhân của tất cả các vụ cháy chủ yếu đều do bà con đốt nương làm rẫy và đốt rừng làm rẫy gây ra.

- Về trang thiết bị dập tắt đám cháy

Hiện tại BQL chỉ có những trang thiết bị thô sơ để dập lửa như can nhựa (20 cái), bàn dập lửa (15 cái), rựa (30 cái), vv... BQL chưa trang bị được các phương tiện khác như bình CO2, xe phun nước, vv...

-Về hệ thống chòi canh lửa

Chòi canh lửa được bố trí tại các khu trung tâm trên các đỉnh cao của vùng rừng trồng. Các chòi canh đều được làm kiên cố cao từ 20-30m. Hiện nay trên toàn địa bàn quản lý có 4 chòi canh lửa được đặt tại các khu vực xung yếu thường xảy ra cháy rừng, cụ thể tại các vị trí sau :

+ Trên địa bàn xã Hướng Hiệp : 01 chòi tại tiểu khu 664. + Trên Địa bàn thị trấn KrôngKlang : 01 chòi tại tiểu khu 682 + Trên địa bàn Xã Hướng Tân : 02 chòi tại tiểu khu 692 và 675

Về mùa khô hạn, các chòi canh lửa rừng thường xuyên có 1-2 nhân viên túc trực, giám sát 24/24 giờ nhằm phát hiện và thông báo kịp thời các hiện tượng và diễn biến sự việc có thể gây ra lửa rừng về Ban chỉ đạo PCCCR để xử lý.

Với diện tích rừng khá lớn thì số lượng chòi canh lửa này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Trong tương lai diện tích rừng sẽ tăng lên do các hoạt động phát triển tài nguyên rừng, đòi hỏi BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông cần nghiên cứu xây dựng thêm một số chòi canh mới tại những khu vực xung yếu khác để đáp ứng nhu cầu PCCCR trong mùa khô hạn. Tuy nhiên cho đến nay BQL vẫn chưa có phương án xây dựng chòi canh mới.

Hệ thống đường ranh cản lửa có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn đám cháy lây lan từ khu vực này sang các khu vực khác, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cây con phục vụ công tác trồng rừng và đi lại QLBVR. Trước đây Lâm trường Hướng Hoá (củ) đã triển khai xây dựng được 186 km đường ranh cản lửa (đường băng trắng), tuy nhiên còn có một số đường ranh cản lửa lâu năm đã bị thực bì xâm lấn làm giảm khả năng ngăn chặn lửa rừng, cần phải tu sửa nâng cấp để phát huy hết chức năng PCCCR, đồng thời với diện tích rừng ngày càng lớn đòi hỏi trong thời gian tới phải xây dựng thêm các đường ranh mới. Kế hoạch xây dựng, nâng cấp đường ranh cản lửa từ nay đến năm 2010 của BQL rừng phòng hộ được thể hiện tại bảng 3.9.

Bảng 3.9.Kế hoạch xây dựng, nâng cấp đường ranh cản lửa từ năm 2007-2010

Hạng mục ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Mở mới đường

ranh Km 07 10 10

Nâng cấp

đường ranh Km 67,2 20 40 40

Nguồn : Đề án thực hiện kế hoạch hoạt động từ năm 2007-2010, BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá-Đakrông

Việc mở mới những đường ranh cản lửa được bố trí ở những vùng thiết kế trồng mới rừng phòng hộ, các tuyến đường ranh được bố trí liên kết nhau và liên kết với hệ thống đường ranh hiện có, các đường ranh đều được xây dựng tuân thủ các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế đã được cấp trên phê duyệt.

Với kế hoạch nâng cấp, xây dựng mới đường ranh cản lửa từ nay đến năm 2010 kết hợp với các đường ranh cản lửa tự nhiên trong khu vực ( các sông, suối... ) sẽ đảm bảo được yêu cầu khống chế lây lan lửa rừng từ lâm phần này sang lâm phần khác, góp phần ngăn chặn lửa rừng trên diện tích rừng thuộc quyền quản lý của BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)