- Đối với đất sản xuất nông nghiệp
3.2.5. Thực trạng mối quan hệ và tác động của các ngành khác đến tài nguyên rừng phòng hộ Hướng hoá Đakrông
nguyên rừng phòng hộ Hướng hoá Đakrông
* Ngành kiểm lâm
Trong điều kiện số lượng đội ngũ cán bộ quản lý bảo vệ rừng của BQL rừng phòng hộ còn ít, phương tiện hỗ trợ hạn chế thì kiểm lâm trên địa bàn có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp QLBVR. Phần lớn các vụ xâm hại tài nguyên rừng bị bắt giữ và xử lý trong những năm qua đều do cán bộ kiểm lâm thực hiện.
* Ngành văn hoá thông tin
Ngành văn hoá thông tin có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ và phát triển rừng cho người dân trong khu vực, góp phần giảm thiểu những hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng và phát triển vốn rừng song vai trò đó vẫn chưa được khai thác triệt để, hoạt động
tuyên truyền giáo dục trong lĩnh vực lâm nghiệp vẫn còn lu mờ, chưa có chiến lược cụ thể mà chỉ làm theo tính phong trào, xa rời thực tế.
* Ngành quốc phòng
Địa bàn là nơi đóng quân của nhiều đơn vị bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh vùng biên giới và cũng là nơi đóng quân của các đơn vị quân đội làm kinh tế như đồn 609, đoàn kinh tế quốc phòng 337,vv ... Những đơn vị quân đội này có mối quan hệ gắn kết với tài nguyên rừng trong khu vực nghiên cứu thông qua các hoạt động luyện tập thường xuyên và định kỳ, ngoài ra còn đóng góp một phần rất lớn trong công tác QLBVR thông qua các hoạt động nhận khoán quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng.
* Ngành quản lý đất đai
Công tác cắm móc bảng ranh giới đất đai, công nhận quyền sử dụng đất trong khu vực vẫn chưa được thực hiện triệt để. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất ngoài lâm nghiệp chưa thực hiện tốt, kỹ thuật canh tác trên đất dốc chưa được phổ biến rộng rãi, gây cản trở không nhỏ đến công tác QLBVR.
* Ngành Du lịch
Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn và đầu tư song tiềm năng du lịch trong khu vực vẫn chưa được khai thác triệt để, tác động của ngành du lịch đến tài nguyên rừng không đáng kể.
* Ngành nông nghiệp
Thu nhập chủ yếu của người dân trong khu vực nhờ hoạt động nông nghiệp. Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đều có tác động rất lớn đến tài nguyên rừng trong khu vực.
* Tác động của các tổ chức phi chính phủ
Địa bàn nghiên cứu cũng là vùng dự án của các tổ chức phi chính phủ như: Chương trình Phát triển Nông thôn, tổ chức SNV, Tầm nhìn thế giới, vv... Bằng các hoạt động chuyển giao TBKHKT, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sinh kế, vv… các tổ chức này đã đóng góp một phần rất lớn trong việc
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức của người dân trong khu vực, có tác dụng tốt đến công tác QLBVR.
Mối quan hệ và sự tác động của các ngành nghề khác đến tài nguyên rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông được thể hiện tại hình 3.3.
Hình 3.3. Sơ đồ Venn sự tác động của các ngành khác đến tài nguyên rừng
Trong đó :
- Sắp xếp theo mức độ quan trọng :
Quản lý đất đai > Kiểm lâm > Nông nghiệp > Thông tin văn hoá > Quốc phòng > Phi chính phủ > Du lịch. Tài nguyên rừng Thông tin văn hoá Quốc phòng Phi chính phủ Nông nghiệp Quản lý đất đai Du lịch Kiểm lâm
- Sắp xếp theo mức độ tác động :
Nông nghiệp > Kiểm lâm > Quốc phòng > Quản lý đất đai >Tổ chức phi chính phủ > Thông tin văn hoá > Du lịch.