Thực trạng phát triển vốn rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 64 - 68)

- Đất không có rừng

2 Nhóm đất phi Nông nghiệp 1.667 1.084,3 58,

3.2.4.2. Thực trạng phát triển vốn rừng

Phát triển vốn rừng được hiểu là những hoạt động nhằm làm gia tăng chất lượng cũng như số lượng của rừng. Chất lượng của rừng được thể hiện thông

qua những chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của rừng như mức độ ĐDSH, khả năng chống đỡ đối với những sự biến đổi của hoàn cảnh bên ngoài, mức độ bền vững của hệ sinh thái rừng, vv.... Còn số lượng của rừng được thể hiện thông qua những chỉ tiêu phản ánh kích thước, khối lượng, trọng lượng, quy mô vv... của rừng như các chỉ tiêu đường kính, chiều cao bình quân, diện tích, trữ lượng rừng vv...

Rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông trước đây đã bị tàn phá trong chiến tranh, những năm đầu sau ngày giải phóng do nhu cầu bức thiết của nền kinh tế xã hội về gỗ, củi, đất đai canh tác, vv... kết hợp với việc nhận thức chưa đúng đắn về vai trò lợi ích của rừng, vì vậy rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông càng bị tàn phá nặng nề hơn, cạn kiệt hơn. Từ năm 1986 đã bắt đầu có sự chuyển biến trong nhận thức và hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn, vấn đề cũng cố và phát triển vốn rừng đã được quan tâm và chú trọng, đặc biệt từ năm 1993 cho đến nay công tác trồng rừng, KNXTTS rừng, vv ... theo các dự án 327, 661, vv,... đã được thực hiện mạnh mẽ làm cho số lượng và chất lượng rừng tăng lên một cách đáng kể.

Kết quả thực hiện các hạng mục lâm sinh nhằm phát triển vốn rừng từ năm 2000 đến 2006 được thể hiện tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. kết quả thực hiện các hạng mục lâm sinh từ năm 2000-2006

Năm

Hạng mục Trồng rừng

phòng hộ ( ha) Chăm sóc rừngtrồng ( ha) KNXTTS (ha) con ( vạn cây)Sản xuất cây

2000 360 1.041,3 920 65 2001 400 1.345,9 920 70 2002 550 1.192,8 920 80 2003 200 1.310 920 75 2004 150 1.150 920 60 2005 565,9 900 120 85 2006 250 915,9 120 60 Tổng 2.475,9 7.855,9 4.840 495

Các hạng mục lâm sinh trồng rừng phòng hộ, chăm sóc rừng trồng, KNXTTS được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn của dự án 661. Cho đến nay BQL rừng phòng hộ chưa thực hiện công tác trồng rừng sản xuất.

Kết quả trong 7 năm ( từ năm 2000 đến năm 2006) thực hiện dự án 661 BQL rừng phòng hộ đã tổ chức trồng được 2.475,9 ha rừng phòng hộ, chiếm tỷ lệ 64,58% diện tích rừng trồng hiện có, chăm sóc được 7.855,9 lượt ha, KNXTTS được 4.840 lượt ha, sản xuất được 495 vạn cây con các loại.

* Về trồng rừng phòng hộ

Từ năm 1986 hoạt động trồng rừng đã được triển khai, cây trồng chủ yếu lúc đó là Thông ba lá. Từ đó đến nay công tác trồng rừng vẫn được tiếp tục duy trì. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, công tác trồng rừng phòng hộ được tăng cường và đẩy mạnh, đối tượng trồng là diện tích đất trống trảng cỏ, đất trống cây bụi (IA, IB ) nằm trong quy hoạch phòng hộ đầu nguồn, có đủ điều kiện triển khai việc trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng. Rừng phòng hộ được trồng hỗn giao theo các công thức trồng rừng như sau: Thông + Keo; Thông + Trẩu; Thông +Sao đen; Sao đen + Trẩu. Việc trồng rừng được thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT Quảng Trị ban hành và thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế trồng rừng hàng năm đã được sở NN&PTNT Quảng Trị phê duyệt.

* Về chăm sóc rừng trồng

Đối tượng rừng được chăm sóc là những diện tích rừng sau khi trồng từ 1- 3 năm, kỹ thuật chăm sóc chủ yếu là phát cây bụi, dây leo xâm lấn, xới đất và vun gốc mỗi năm 2 lần, trồng dặm trong 2 năm đầu.

* Về KNXTTS

Đối tượng đưa vào KNXTTS là loại đất trống IB, IC với nhiệm vụ là bảo vệ rừng, ngăn chặn sự phá hoại của con người và súc vật, chăm sóc cây mục đích khỏi bị cây cỏ, dây leo xâm hại, có các tác động xúc tiến để thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên như xử lý thực bì, làm đất,vv...những nơi có số lượng

cây con mục đích tái sinh thấp và không có cây mẹ gieo giống thì trồng bổ sung những cây bản địa có giá trị phòng hộ và giá trị kinh tế cao.

* Về sản xuất cây con

Cây con được sản xuất từ 2 vườn ươm cố định của BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông : 1 vườn đặt tại thị trấn KrôngKlang có diện tích 1 ha, năng lực sản xuất 100 vạn cây/năm và 1 vườn ươm đặt tại thị trấn Khe Sanh diện tích 0,3 ha, năng lực sản xuất 30 vạn cây con/năm. Các loài cây được sản xuất gồm Thông nhựa, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai giâm hom, Trẩu, Sao đen, Sến trung,vv... Hàng năm ngoài việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu trồng rừng trong vùng quy hoạch, BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông còn tổ chức sản xuất để cung cấp giống cây lâm nghiệp cho hoạt động trồng rừng tập trung và phân tán của nhân dân trên địa bàn.

Trong thời gian tới, BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông vẫn tiếp tục thực hiện các hạng mục lâm sinh: Trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, KNXTTS và sản xuất cây con. Kế hoạch thực hiện từ năm 2007 đến 2010 được thể hiện tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kế hoạch thực hiện các hạng mục lâm sinh từ năm 2007-2010

Năm

Hạng mục Trồng rừng

phòng hộ ( ha) Chăm sóc rừngtrồng ( ha) KNXTTS(ha) con ( vạn cây)Sản xuất cây

2007 63,7 965,9 1.170 80

2008 150 879,6 1.170 80

2009 200 463,7 250 100

2010 300 413,7 350 120

Tổng 713,7 2.722,9 2.940 380

Nguồn : Đề án thực hiện kế hoạch hoạt động từ năm 2007-2010, BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá-Đakrông

713,7 ha, chăm sóc được 2.722,9 lượt ha rừng trồng, KNXTTS được 2.940 lượt ha và sản xuất được 380 vạn cây con các loại.

Nguồn vốn thực hiện các hạng mục lâm sinh theo kế hoạch chủ yếu là nguồn vốn của dự án 661 và vốn xây dựng cơ bản ( vốn đối ứng). Ngoài việc trồng rừng phòng hộ, BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá-Đakrông sẽ mở rộng diện tích rừng trồng sản xuất, đồng thời tăng cường các biện pháp thâm canh để tăng năng suất và sản lượng của rừng trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)