Thực trạng sử dụng tài nguyên rừng và đất đai * Sử dụng chức năng phòng hộ của rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 68 - 70)

- Đất không có rừng

2 Nhóm đất phi Nông nghiệp 1.667 1.084,3 58,

3.2.4.3. Thực trạng sử dụng tài nguyên rừng và đất đai * Sử dụng chức năng phòng hộ của rừng

* Sử dụng chức năng phòng hộ của rừng

Ngoài chức năng cải tạo môi trường sinh thái và tạo cảnh quan trong khu vực, rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nước cho công trình thuỷ lợi, thuỷ điện Rào Quán ( công suất thiết kế 64 MW ) và điều tiết nguồn nước cho các dòng sông chính trong khu vực, hạn chế được hiện tượng xói mòn, sạt lở, lũ lụt, hạn hán, ... cung cấp nguồn nước ổn định cho sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu hết hiệu quả sử dụng chức năng phòng hộ của rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông đối với môi trường sinh thái và nền kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị, nhưng bằng phương pháp suy luận có thể thấy rằng hiệu quả mà nó mang lại là cực kỳ lớn, đặc biệt có ý nghĩa sống còn đối với ngành nông-lâm-ngư nghiệp tỉnh Quảng Trị.

* Sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn nước tích lũy trong rừng

Một trong những khó khăn trước đây của người dân trong khu vực là vấn đề nước sinh hoạt. Có rất nhiều thôn bản người dân sinh sống xa nguồn nước, vì vậy người dân phải tốn rất nhiều công sức để đi lấy nước phục vụ nhu cầu cá nhân và gia đình. Từ năm 1998 đến năm 2000, lợi dụng nguồn nước suối từ những sườn núi cao trong khu vực, dự án 135 đã hỗ trợ để một số xã nằm trong vùng dự án xây dựng các bể nước tự chảy phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của bà con trên địa bàn, vì vậy một số thôn, bản trong khu vực đã có các

bể nước tự chảy được xây dựng ở các trung tâm dân cư, rất thuận tiện cho bà con đi lấy nước sinh hoạt. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế cùng với sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương nên hầu hết các bể nước tự chảy đến nay đã bị hư hỏng nặng cần được sửa chữa.

* Khai thác lâm sản

Từ năm 1998 đến nay, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, việc khai thác gỗ và các lâm sản khác trên địa bàn để phục vụ mục tiêu kinh tế không còn được tổ chức thực hiện, chỉ khi có những cây rừng bị sâu bệnh hại, già cỗi chết hoặc sắp chết, bị gió bão làm gãy đổ thì BQL rừng phòng hộ làm thủ tục xin khai thác tận dụng gỗ và lâm sản. Năm 2007 BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông được phép khai thác tận dụng gỗ của 39,9 ha rừng trồng thuộc dự án 327 ( trồng năm 1993 và 1994 ) bị thiệt hại do cơn bão số 6 năm 2006 gây ra, với tổng sản lượng khai thác( kể cả vỏ) là 4.506 m3, trong đó gỗ nguyên liệu (kể cả vỏ) là 3.755 m3và củi là 751 m3 gồm các loài cây : Keo lá tràm, Keo tai tượng, Trẩu và Thông nhựa.

Đối với các diện tích rừng trồng phòng hộ khoán cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh thì được phép tận thu những sản phẩm tỉa thưa, sản phẩm phụ. Đối với rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ bằng các loài cây đặc sản thì người nhận khoán được hưởng những sản phẩm đặc sản gồm hoa, quả, dầu, nhựa từ các cây rừng và đặc sản dưới tán rừng, người nhận khoán được hướng dẫn thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Đáng chú ý là hiện nay BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông khoán cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ 86 ha Trẩu, mỗi năm có thể thu hái được khoảng 50 tấn quả tươi bán cho các thương lái với giá 3.000 đồng/Kg.

Vấn đề thu hái dược liệu tự phát phục vụ việc tự chửa bệnh của bà con sống trong khu vực mặc dù không được khuyến khích nhưng cũng thường xuyên xảy ra.

* Sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)