Điều kiện xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 41 - 45)

- Đối với người dân thuộc các xã trong khu vực nghiên cứu

3.1.2.2. Điều kiện xã hộ

* Dân số, mật độ dân số và tỷ lệ dân tộc

Kết quả thống kê đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2006, các xã thuộc địa bàn nghiên cứu có dân số, mật độ dân số và tỷ lệ dân tộc thể hiện tại bảng 3.3. - Dân số : Tổng dân số của các xã, thị trấn trong vùng nghiên cứu là 56.826 người trong đó dân số là nam giới có 28.369 người chiếm tỷ lệ 49,92%, nữ giới có 28.457 người chiếm tỷ lệ 50,08%. Tuy nhiên nếu xét riêng từng xã thì có xã tỷ lệ nam nữ thể hiện sự sai lệch đáng kể, trong đó đáng chú ý nhất là thị trấn Krôngklang có 1.509 nam chiếm tỷ lệ 52,45% và 1.368 nữ chiếm tỷ lệ 47,55%. Các xã còn lại có sự sai lệch nhưng không đáng kể.

- Mật độ dân số: Mật độ dân số tính chung cho cả khu vực là 54,11 người/Km2, nếu so với mật độ dân số của tỉnh Quảng Trị là 133 người/Km2 thì

mật độ dân số ở đây khá thấp, song mật độ dân số giữa các xã không có sự đồng đều. Ngoài thị trấn Khe Sanh có mật độ dân số cao nhất là 776,60 người/Km2 còn có một số xã có mật độ dân số khá cao so với trong khu vực đó là: Tân Liên (291,40 người/Km2),Tân Hợp (181,40 người/Km2), thị trấn KrôngKlang (157,99 người/Km2). Ngược lại có một số xã có mật độ dân số rất thấp như Hướng Linh (16,70 người/Km2), Tà Long (16,06 người/Km2), Hướng Hiệp (29,48 người/Km2).

Bảng 3.3. Dân số, mật độ dân số và tỷ lệ dân tộc

Khu vực Diện tích( Km2) Tổng (Người) Chia ra M.độ dân số (người/ Km2) Tỷ lệ dân tộc(%)

Nam Nữ Kinh Vân

Kiều Pacô H.Phùng 124,79 4.365 2.221 2.144 35,00 50,57 49,17 0,26 H. Tân 24,62 2.494 1.260 1.234 101,30 36,78 63,19 0,03 H. Linh 116,55 1.949 1.023 926 16,70 1,10 98,75 0,15 T.Thành 45,74 2.704 1.341 1.363 59,10 83,06 15,99 0,95 T.Liên 12,95 3.773 1.816 1.957 291,40 90,56 9,44 0 T.Lập 19,28 3.498 1.731 1.767 181,40 77,57 22,43 0 Húc 64,89 2.980 1.434 1.546 45,90 6,80 92,5 0,7 H.Lộc 49,79 2.115 1.056 1.059 42,50 6,74 93,26 0 T.Hợp 33,39 3.722 1.857 1.865 111,50 96,07 3,88 0,05 K.Sanh 13,40 10.407 5.269 5.138 776,60 87,54 9,57 2,89 Tà Long 186,158 2.990 1.467 1.523 16,06 1,67 98,33 0 Đakrông 109,47 4.526 2.224 2.302 41,35 2,67 97,33 0 H. Hiệp 142,25 4.195 2.001 2.194 29,48 5,05 94,95 0 K.Klang 18,21 2.877 1.509 1.368 157,99 52,83 45,44 1,73 Mò ó 25,23 1.646 811 835 65,23 33,77 64,41 1,82 Ba Nang 63,41 2.585 1.349 1.236 40,77 1,97 98,03 0 Tổng 1.050,128 56.826 28.369 28.457 54,11 47,62 51,59 0,79

Nguồn : Phòng thống kê huyện Hướng Hoá, Đakrông (2006)

- Dân tộc : Địa bàn nghiên cứu là nơi sinh sống của 3 dân tộc anh em: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ 47,62%, người Vân Kiều chiếm tỷ lệ 51,59%, người Pa Cô chiếm tỷ lệ 0,79%. Sự phân bố dân tộc không đồng đều giữa các xã, người Pa cô và Vân kiều tập trung ở các xã xa

xôi, có địa hình hiểm trở, khó khăn về điều kiện kinh tế như Hướng Linh, Hướng Lộc, Húc, Tà Long, Ba Nang,... người Kinh tập trung phần lớn ở các thị trấn và các xã mới thành lập sau ngày giải phóng ( do sự di dân từ huyện Triệu Phong đến) như Thị trấn Khe Sanh, xã Tân Thành, xã Tân Hợp, ...

* Cơ cấu lao động

Cơ cấu lực lượng lao động của các xã trong khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Cơ cấu lao động

Khu vực Số dân (người) Tổng số lao động (người) Trong đó Tỷ lệ người lao động(%) L.động nam(người) nữ(người)L.động Hướng Phùng 4.365 1.867 1.056 811 42,77 Hướng Tân 2.494 1.145 571 574 45,91 Hướng Linh 1.949 786 389 397 40,33 Tân Thành 2.704 1.301 671 630 48,11 Tân Liên 3.773 1.747 868 879 46,30 Tân Lập 3.498 1.644 821 823 47,00 Húc 2.980 1.239 610 629 41,58 Hướng Lộc 2.115 792 387 405 37,45 Tân Hợp 3.722 1.837 910 927 49,36 Khe Sanh 10.407 4.890 2.491 2.399 46,99 Tà Long 2.990 1.396 687 709 46,69 Đakrông 4.526 2.084 1.028 1.056 46,05 Hướng Hiệp 4.195 2.043 1.029 1.014 48,70 KrôngKlang 2.877 1.433 779 654 49,81 Mò ó 1.646 799 412 387 48,54 Ba Nang 2.585 1.175 574 601 45,45 Tổng 56.826 26.178 13.283 12.895 46,07

Nguồn : Phòng thống kê huyện Hướng Hoá, Đakrông (2006)

Trên địa bàn có 26.178 lao động, chiếm tỷ lệ 46,07% dân số. Trong đó xã có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thấp nhất là Hướng Lộc (37,45%), đơn vị có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao nhất là thị trấn KrôngKlang (49,81%). Ngoài ra còn có một số xã có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động

khá cao là Tân Hợp (49,36%), Mò ó (48,54%), Tân Thành (48,11%). Tương quan giữa số lao động nữ và lao động nam trong khu vực khá đồng đều.

* Nghề nghiệp và tập quán canh tác

- Nghề nghiệp : ước tính có khoảng 76,6% người lao động làm việc liên quan đến ngành nông, lâm, thuỷ sản và khoảng 23,4% người lao động làm việc trong các ngành nghề phi nông lâm nghiệp. Hầu hết các lao động trong ngành nông - lâm - thuỷ sản không được đào tạo hoặc được đào tạo nhưng không vận dụng được vào thực tế sản xuất, phần lớn lực lượng lao động này tập trung ở các xã xa xôi, có điều kiện kinh tế kém phát triển. Các lao động hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp tập trung chủ yếu ở 2 thị trấn Khe Sanh và Đakrông.

- Tập quán canh tác: Nhìn chung phương thức canh tác của người dân ở đây vẫn còn lạc hậu, đặc biệt là đối với các xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao. Mặc dù hiện tượng du cư đã được hạn chế song hiện tượng du canh, đốt rừng làm rẫy vẫn còn xảy ra. Công tác chuyển giao TBKHKT đến với người dân vẫn còn chậm và hiệu quả chưa cao.

* Cơ sở hạ tầng

Thông qua các chương trình, dự án của Chính phủ như chương trình 135, 134, dự án trồng rừng phòng hộ JBIC, dự án giảm nghèo miền Trung, ... trong những năm qua cơ sở hạ tầng của khu vực đã được cải thiện đáng kể :

- Về y tế : Hiện nay 100% số xã, thị trấn trong khu vực đã có trạm y tế, các trạm y tế đều đã có ít nhất một cán bộ y tế có trình độ trung cấp trở lên. Tuy nhiên, điều kiện về thuốc điều trị và các trang thiết bị phục vụ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu, tủ thuốc của các trạm xá chủ yếu là các loại thuốc phòng trị bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và các loại thuốc thông thường như cảm cúm, ho gà,vv...

- Về giáo dục: Các đơn vị thuộc địa bàn nghiên cứu đều đã có trường tiểu học, trường trung học cơ sở, các trường học đều được xây dựng kiên cố và

bán kiên cố. Trên địa bàn hiện có 3 trường trung học phổ thông, số lượng trường, lớp đã đáp ứng được nhu cầu hiện tại, không có hiện tượng học 3 ca. Đến nay 100% số xã thị trấn trên địa bàn đã thực hiện xong mục tiêu xoá mù chữ.

- Về giao thông: Trên địa bàn có hai trục đường chính đi qua là quốc lộ 9 và quốc lộ 14. Tất cả các xã đều đã có đường ô tô (bằng nhựa hoặc cấp phối) đi đến UBND xã, giữa các thôn bản đã có đường liên thôn và đường từ thôn bản lên xã. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tạp, độ dốc lớn và khúc khuỷu và đường thường xuyên bị sạt lở nên việc vận chuyển, đi lại của người dân trong khu vực vẫn còn nhiều khó khăn.

-Về các điều kiện khác: Tất cả các đơn vị đều đã có điện đến xã, đã phủ sóng truyền thanh và truyền hình, và đã có điện thoại để thông tin liên lạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)