- Đối với đất sản xuất nông nghiệp
3.2.6. Đánh giá thực trạng công tác QLBVR tại BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa Đakrông
Hướng Hóa - Đakrông
* Điểm mạnh
- BQL rừng phòng hộ được thành lập trên cơ sở chuyển đổi lâm trường Hướng Hoá thành BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông, có truyền thống trên 30 năm xây dựng và phát triển, có đội ngũ cán bộ và lao động dày dặn kinh nghiệm, cần cù, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức làm chủ trong các hoạt động nghề rừng.
- Rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông chủ yếu là rừng tự nhiên nhiều loài, có cấu trúc phức tạp nên HST rừng bền vững, khó xảy ra dịch bệnh, sâu hại, cháy rừng.
- Phần lớn rừng và đất rừng thuộc BQL được quy hoạch để phòng hộ, có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị. Vì vậy có sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện thuận lợi của các ban ngành cấp tỉnh, Sở NN&PTNT, các ban ngành trên địa bàn hai huyện Hướng Hoá và Đakrông.
* Điểm yếu
- BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 2007 bước đầu cơ sở vật chất còn thiếu, chưa có các phương tiện hỗ trợ nên ít nhiều ảnh hưởng xấu đến công tác QLBVR.
- Lao động được biên chế tại BQL rừng phòng hộ rất thấp ( 6 biên chế ), chưa có biên chế cho lực lượng bảo vệ chuyên trách ở các trạm quản lý bảo vệ rừng, vì vậy gây tâm lý không yên tâm công tác ở một bộ phận lớn người lao động. - Việc cắm móc bảng ranh giới giữa diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho BQL rừng phòng hộ với các xã, đơn vị trên địa bàn chưa được tiến hành
nên sự việc tranh chấp ranh giới thường xuyên xảy ra, làm cản trở công tác QLBVR và phát triển tài nguyên rừng.
- Sự phối hợp hoạt động giữa BQL rừng phòng hộ với các ban ngành, đoàn thể trong khu vực chưa đồng bộ và chưa phát huy được vai trò, tác dụng.
- Các làng bản sống xen kẽ bao quanh rừng trồng phòng hộ, công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho người dân còn nhiều hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa nghiêm, việc phá rừng làm rẫy và đốt nương làm rẩy vẫn còn phổ biến, tình trạng lấn chiếm rừng và đất rừng phòng hộ xảy ra nhiều nơi và càng lúc càng phổ biến. Nhu cầu phát triển chăn nuôi của bà con trong khu vực rất mạnh nhưng chăn nuôi thả rong là chủ yếu nên việc trâu, bò dẫm đạp, phá hoại rừng trồng xảy ra phổ biến nhiều nơi.
- Diện tích rừng quy hoạch cho BQL rừng phòng hộ nằm trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hoá- Đakrông. Đây là địa bàn có nhiều bom đạn trong chiến tranh còn sót lại, gây nguy hiểm đến tính mạng và phương tiện sản xuất của người lao động, đặc biệt là trong công tác trồng rừng. Điều này có tác động xấu đến tâm lý người lao động và năng suất sản xuất.
- Việc khoán bảo vệ rừng chỉ thực hiện hợp đồng theo từng năm, chưa phát huy hết tính kế thừa và gắn bó của các đối tượng nhận khoán với khu rừng được khoán bảo vệ. Đặc biệt do nhận thức còn nhiều hạn chế nên vẫn có trường hợp đối tượng nhận khoán rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng cũng có những tác động tiêu cực làm suy giảm tài nguyên rừng, mà nhất là việc tự ý tổ chức khai thác và khai thác không đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến quỹ rừng bị tổn thất nặng nề.
- Định mức tiền công lao động trong ngành lâm nghiệp của tỉnh là 25.000 đồng/ngày là còn thấp so với thu nhập chung của xã hội, vì vậy chưa khuyến khích được người lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp.
* Cơ hội
thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLBVR và phát triển vốn rừng của BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông nói riêng và của ngành lâm nghiệp nói chung.
- Quyết định 2378/QĐ-UB ngày 12 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc thành lập BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông[29] cho phép BQL tự chủ tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước, các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác để xây dựng và phát triển rừng phòng hộ. Được tổ chức sản xuất kinh doanh trên đất rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ, tổ chức khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ (theo quy chế quản lý rừng ban hành kèm quyết định 186/2006/QĐ- TTg ngày 14/8/2006 của thủ tướng chính phủ [27]), sản xuất cây giống đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để phục vụ trồng rừng và cung cấp cho người dân trên địa bàn, vv... đã tạo cơ hội cho BQL rừng phòng hộ thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực.
- Quyết định số 8/2007/QĐ-UB ngày 17 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Trị, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [30] tạo điều kiện thuận lợi cho BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông làm căn cứ quy hoạch định hướng công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng.
- Rừng phòng hộ hướng Hoá-Đakrông nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, có các địa danh nổi tiếng như đường Quốc lộ 14 huyền thoại, đồi Động Tri lịch sử cùng với sự ĐDSH và nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp kết hợp với những nét độc đáo mà tự nhiên ban tặng cho khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Bắc Hướng Hoá, vv... hình thành một địa điểm du lịch lý thú, có cơ hội thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế và cũng là cơ hội thu hút vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
- Các hoạt động săn bắt, khai thác trái phép và xâm lấn rừng ngày càng gia tăng tạo áp lực đe doạ tài nguyên rừng, mặt khác trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác QLBVR còn thiếu thốn, tài nguyên rừng phân bố trên phạm vi rộng và địa bàn phức tạp đòi hỏi BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông phải có những chính sách và hành động cụ thể để ngăn chặn kịp thời nhằm bảo toàn và phát triển được vốn rừng hiện có.
- Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng, diện tích rừng nghèo và rừng