Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp 1 Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 81 - 82)

- Đối với đất sản xuất nông nghiệp

B Nhóm đất phi nông nghiệp 1.667 5,

3.3.3. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp 1 Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh

3.3.3.1. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh

Thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng một cách bền vững là hoạt động cần thiết và cần phải có chiến lược thực hiện lâu dài, bền bỉ. Trước mắt cần chú trọng ưu tiên thực hiện các hạng mục lâm sinh theo kế hoạch hoạt động từ năm 2007 đến 2010 đã được Sở NN&PTNT Quảng Trị phê duyệt. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh bao gồm :

* Trồng rừng

Đối tượng trồng rừng là đất trống trảng cỏ, đất trống cây bụi có mật độ cây tái sinh thấp và chất lượng kém, không có cây mẹ gieo giống, không có khã năng KNXTTS để phục hồi rừng. Diện tích đất trồng rừng là 7.557,9 ha trong đó có 6.184,4 ha rừng phòng hộ và 1.373,5 ha rừng sản xuất. Rừng phòng hộ được trồng bằng các loài cây như Thông, Sến, Sao đen, Muồng đen, vv....Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thực hiện theo quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn (QPN 13-91) ban hành kèm quyết định 134/QĐ-KT ngày 4/4/1991 của Bộ Lâm nghiệp ( nay là bộ NN&PTNT). Rừng sản xuất được trồng bằng các loài cây có giá trị kinh tế như Trầm hương, Lát hoa, Vạng trứng, Huỹnh vv... các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thực hiện theo quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre, nứa (QPN 14- 92) ban hành kèm theo quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31/3/1993 của Bộ Lâm nghiệp.

* Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Đối tượng rừng đưa vào KNXTTS là đất trống cây bụi và đất trống cây gỗ rãi rác đáp ứng được một trong các yêu cầu sau:

- Cây con tái sinh mục đích có chiều cao trên 50cm phải đạt mật độ tối thiểu 300 cây/ha.

- Gốc cây mẹ có khả năng tái sinh chồi.

- Cây mẹ gieo giống tại chổ có ít nhất 25 cây/ha, phân bố tương đối đều, có nguồn gieo giống và cự ly phát tán giống đạt yêu cầu từ các khu rừng lân cận.

Tổng diện tích đưa vào KNXTTS là 5.061,2 ha, bao gồm 3.960,8 ha rừng phòng hộ và 1.100,4 ha rừng sản xuất. Trong đó, diện tích KNXTTS tự nhiên là 3.715 ha ( gồm 3.145,7 ha rừng phòng hộ và 569,3 ha rừng sản xuất), diện tích KNXTTS có trồng bổ sung là 1.346,2 ha ( gồm 815,1 ha rừng phòng hộ và 531,1 ha rừng sản xuất ), các loài cây được trồng bổ sung là Sao đen, Sến trung,vv.... Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được thực hiện theo quy phạm QPN 13-91 và QPN 14-92.

* Làm giàu rừng

Đối tượng đưa vào làm giàu là rừng nghèo kiệt và rừng phục hồi với tổng diện tích là 2.936,2 ha. Trong đó có 574,9 ha rừng nghèo kiệt (phòng hộ) và 2.361,3 ha rừng phục hồi ( 2.165,1 ha rừng phòng hộ và 196,2 ha rừng sản xuất). Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được thực hiện theo quy phạm QPN 13-91 và QPN 14-92.

* Khai thác rừng

Đối tượng thực hiện khai thác là những diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá-Đakrông đã đạt được những tiêu chuẩn theo quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)