Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 82 - 84)

- Đối với đất sản xuất nông nghiệp

B Nhóm đất phi nông nghiệp 1.667 5,

3.3.3.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

bảo vệ và phát triển vốn rừng. Hiện nay cơ sở hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng lâm nghiệp thiết yếu như đường ranh cản lửa, đường lâm nghiệp, hệ thống hồ đập chứa nước, trạm bảo vệ, chòi canh lửa vv...

* Về đường ranh cản lửa

Khi diện tích rừng tăng lên đòi hỏi phải thiết kế xây dựng mới hệ thống đường ranh cản lửa đồng thời cần sữa chữa, nâng cấp hệ thống đường ranh cũ để đảm bảo yêu cầu về PCCCR và phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển. Cho đến khi kết thúc nhiệm vụ trồng rừng mới, cần xây dựng mới 377,9 Km đường ranh cản lửa. Từ đây đến năm 2010 cần xây dựng mới 24 Km và sửa chửa, nâng cấp 100 Km đường ranh củ bị xuống cấp[2].

* Trạm bảo vệ và chòi canh lửa

Các trạm bảo vệ rừng và chòi canh lửa hiện có đã xuống cấp về chất lượng và không đảm bảo vệ số lượng, cần thiết phải nâng cấp và xây dựng mới các hạng mục này. Trước hết cần nâng cấp các trạm bảo vệ rừng và xây dựng 2 chòi canh lửa mới, về lâu dài số lượng cần phải tăng lên.

* Xây dựng, tôn tạo các hồ nước tự nhiên phục vụ công tác PCCCR

Đây là cơ sở thiết yếu cho công tác chữa cháy rừng, cần phải lợi dụng nguồn nước tại chổ để dập tắt đám cháy khi xảy ra cháy rừng, đồng thời các hồ chứa nước cũng tạo ra cảnh quan và môi trường sinh thái tốt, tạo tiềm năng và cơ hội thu hút du khách tham quan, du lịch sinh thái trong tương lai.

* Cũng cố và xây dựng vườn ươm lâm nghiệp

2 vườn ươm hiện có của BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông chưa đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và quy mô, đặc biệt là vườn ươm đặt tại thị trấn Khe Sanh. Cần thiết phải tu bổ mở rộng và nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất của 2 vườn ươm này để đáp ứng được nhu cầu sản xuất giống hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)