Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 29 - 30)

Kết quả nghiên cứu

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối phức tạp. Phía Tây Nam địa hình chủ yếu thuộc dạng núi trung bình, dốc lớn bình quân là 25o, có nơi độ dốc vượt trên 350. Phía Bắc và Đông Bắc địa hình thuộc dạng núi thấp, sự biến động độ dốc mang tính đều đặn, không đột ngột, hầu hết vùng đất này có độ dốc nằm trong khoảng từ 10o - 25o. Đa số rừng tự nhiên còn có trữ lượng cao tập trung ở địa hình khá hiểm trở.

Độ cao bình quân so với mặt nước biển khoảng 300 - 500m, điểm cao nhất là đồi Động Tri có độ cao 1.015m. Địa hình trong khu vực có thể được chia làm các kiểu sau :

- Kiểu núi trung bình: Có độ cao từ 800 – 1.000m tập trung chủ yếu ở các xã Hướng Lộc, Hướng Linh, Hướng phùng, ... Địa hình ở đây có sự chia cắt lớn, hiểm trở, khó đi lại, trên đỉnh núi sườn dong cao thường còn rừng tự nhiên trữ lượng cao và có nhiều loài cây quí hiếm.

- Kiểu núi thấp : Có độ cao từ 300 - 800m khá phổ biến như ở Tà Long, BaNang,... Địa hình tuy không cao nhưng lại dốc, độ chia cắt địa hình phức tạp, khá hiểm trở.

- Kiểu đồi : Có độ cao dưới 300m nhưng độ dốc sườn đồi cũng khá lớn, mức độ phân cắt khá mạnh. Đây là những nơi mà bà con thường canh tác nương rẫy.

- Kiểu thung lũng : Phân bố dọc theo các con sông dòng suối, đa phần được người dân sử dụng trồng cây nông nghiệp, nhiều nơi đã tạo được ruộng bậc thang để canh tác lúa nước cho năng suất khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)