Tài nguyên sinh vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 33 - 37)

Kết quả nghiên cứu

3.1.1.5. Tài nguyên sinh vật rừng

Khu vực nghiên cứu là nơi giao thoa hai vùng Nam-Bắc và Đông-Tây Trường Sơn, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm.

* Thảm thực vật rừng

- Các kiểu rừng :Mặc dù bị tàn phá bởi bom đạn chiến tranh và đặc biệt là sự tàn phá của con người trong một thời gian dài sau chiến tranh, song thảm thực vật rừng trên địa bàn nghiên cứu vẫn còn giữ được tính đa dạng, phong phú và cấu trúc phức tạp vốn có của nó. Có thể chia ra làm các kiểu rừng dưới đây:

+ Rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp : Kiểu rừng này ít bị tác động, còn giữ được tính nguyên sơ về cơ bản. Độ tàn che khoảng 0,7- 0,8 có lâm phần có độ tàn che lên đến 0,9. Thực vật chiếm ưu thế là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẽ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Ngọc Lan (Magnoliaceae),

họ Sến (Sapotaceae). Trong đó phải nói đến các loài cây đóng vai trò lập quần như Cà ổi (Castanopsis indicac), Sồi (Luthocarpus dussandi), Dẽ đá (Lithocarpus coatilus), Dẽ cau(Quercus flenhy) thuộc họ Dẻ, hay loài cứt ngựa (Archidendron tonkinese) thuộc họ Thầu dầu, một số loài trong chi Re (Cinnamomum) thuộc họ Long não và các loài gỗ tốt thuộc họ Ngọc Lan như : Vàng tâm, Giổi thơm(Tsoongiodendron odorum).... ở các đỉnh núi cao vai trò lập quần thuộc về loài Dẻ lá tre(Quercus bambusaefolia), Cứt ngựa, Re, Côm tầng(Elaeocrpus dubius), Giổi, vv.... Đáng lưu ý là Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng Đàn Giả (Dacrydium eletum) và Thông tre (Podocarpus neryifoliuf) là các loài cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao và kích thước cao lớn, chiếm tầng vượt tán của lâm phần có thể dễ dàng nhận thấy từ xa, đã tạo ra cho một số lâm phần có kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim.

Rừng chia làm 4 tầng:

++ Tầng vượt tán (A1): Thường là các loài trong họ Dẻ (Fagacea), Thông nàng (Podocarpus imbricatus) những cây này có đường kính trung bình 70- 80cm, chiều cao 30-35m vượt lên khỏi táng rừng rất dễ nhận biết. Những lâm phần ở độ cao 800-1200m các cây ở tầng vượt táng thường là Gội (Aglaia), Trám(Canarium), Sấu(Dracontomelon duperreanum),vv....

++ Tầng ưu thế sinh thái(A2): Tạo nên tán rừng tương đối đồng đều, cao khoảng 20-22m với đa số cây lá rộng kể trên : Dẻ, Re, Sao mặt quỷ, Lát, Gội, Giổi, Sồi, Sến... các loài cây gỗ này có đường kính tương đối lớn, bình quân 20-22cm có cây đường kính trên 40cm.

++ Tầng cây gỗ dưới tán (A3): có chiều cao 5-10m, gồm các loài cây còn nhỏ của tầng A1 và A2, ngoài ra có các loài cây gỗ nhỏ khác thuộc các họ: Họ Thị như các loài Thị rừng(Diospyros), họ Na như các loài Nhọc (Polyanthea), họ chè như các loài Súm (Eurya),Vối thuốc(Schima wallichii), Chè hoa đuôi (Camellia caudata), họ Ngủ gia bì như các loài Chân chim (Schefera).... Tầng này đa phần là các loài cây gỗ nhỏ có giá trị kinh tế không lớn.

++ Tầng thảm tươi: Ngoài Dương xỉ còn có lá Dong, Cọ, lá Nón.... ở các đỉnh núi hoặc các đỉnh dong núi ở độ cao trên 1000m, tầng này thường là các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae) như Sặt (Arundiariasat),...

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Thành phần thực vật có mặt hầu hết các họ thực vật nhiệt đới ở Việt Nam. Tuy nhiên sự ưu thế của các loài và các ưu hợp thực vật rất khó xác định, các họ thường gặp là: Họ Đậu (Leguminoisae), họ Thầu dầu (Euphorbiacea), họ Long não (Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Xoan (Meliaceae). ở đây có mặt cả thực vật di cư phía Nam lên, đồng thời có mặt các đại diện của luồng thực vật phía Tây Nam đến như: Chò xanh(Terminalia myriocarpa) thuộc họ Bàn (Combretaceae), và một số loài rụng lá như Săng Lẻ (Lagerstroemia tomentosa) thuộc họ Tử vi (Lythraceae), Thung (Tetrameles nudiflora) thuộc họ Thung (Datiscaceae)....

Cấu trúc rừng được chia làm 4 tầng:

++ Tầng vượt tán(A1): Gồm các cây gỗ lớn vượt hẳn lên khỏi tán rừng như: Gội nếp (Aglaia gigantea), một số loài trong chi Ficus, Trám (Canarium album), Thanh thất (Ailanthus triphysa), Sấu (Dracôntmelum duperreanum),...

++ Tầng ưu thế sinh thái (A2): Rất nhiều loài tham gia và tạo thành tán rừng liên tục. Có thể kể tới là các loài: Mán đỉa (Albizia), Cứt ngựa (Archidendron), Chẹo (Ergelhardtia), Bứa (Garcinia), Lim xẹt (Pehophorum), Muồng (Adenanthera), Ngát (Gironniera), Côm (Elaeocarpus), Ràng ràng (Ormosia), Trâm (Syzigium), Chay(Artocarpus), Giổi (Michelia), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Bời lời (Litsea), Re (Cinnamomun), Nanh chuột (Cryptocrya), Chắp (Beilschmiedia),vv...

++ Tầng dưới tán: Có nhiều loài như Sảng (Sterculia lanceolata), Móng bò (Banhinia) và rất nhiều loài trong các họ chủ yếu là họ Thầu dầu, họ Cam, họ Đay, họ Cà phê,...đường kính dưới 20cm, chiều cao 12-16m.

+ (Kiểu phụ thứ sinh nhân tác) rừng kín thường xanh nhiệt đới phục hồi sau khai thác: Rừng ở đây bị tác động mạnh qua việc khai thác gỗ, các loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác chọn đến cạn kiệt như Lim xanh (Erythrophleum phordii), Giổi (Manglietia michelia), Re (Cinnamomum), Sưa (Albizia tonkinesis)... trong lâm phần chỉ còn lại một ít cây gỗ tốt nhưng cong queo hoặc rỗng ruột, các cây gỗ chất lượng xấu có giá trị kinh tế thấp như Ngát (Gironniera subqualis), Ràng ràng, Quyếch (Chisocheton paniculatus), Chẹo (Ergelhardtia), Chay, Trâm....

Tán rừng bị phá vỡ nhiều nơi đã tạo điều kiện cho các loài cây ưa sáng xâm nhập như Vạng (Endospermum chinense), Lỏi thọ (Gmelina arborea), Ba soi (Macarenga balansae),vv... ven suối có các loài cây chất lượng gỗ xấu như Sổ (Dillenia), Lộc mại (Claoxylon hainanensis)...

+ ( Kiểu phụ thứ sinh nhân tác) rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau nương rẫy:Kiểu rừng này có nguồn gốc từ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nhưng do các hoạt động làm nương rẫy và lửa rừng đã làm mất đi lớp thảm rừng nguyên sinh, sau đó được bỏ hoá nhiều năm và rừng non đã xuất hiện. Thảm thực vật rừng chủ yếu là các loài cây ưa sáng, mọc nhanh như: Vạng (Endospermum chinense), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời giấy (Litsea mollis), Hu đay (Trema orientalis), Ba soi (Macarenga balansae), Dẻ,vv... Những nơi ven suối chủ yếu là các loài Vả, Sung...

+ Rừng hỗn giao Tre – Nứa- Gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt:

Kiểu rừng này cũng có nguồn gốc gián tiếp từ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và là hậu quả trực tiếp của quá trình rãi chất độc hoá học trong chiến tranh, làm nương rẫy hoặc khai thác kiệt. Thành phần thực vật chủ yếu là hai loài Giang (Dendrocalamus patellaris), Nứa (Neohouzeana dulloa) và rải rác có cây lá rộng còn sót lại như Dẻ, Vạng, Lim xẹt, Lỏi thọ, Trám, Ngát, Ba bét, Ba soi...

quá trình canh tác nương rẫy lâu dài và của chiến tranh, thực vật chủ yếu là các loài cây bụi và cỏ như: Sim (Rhodomyrtus tomentose), Mua (Melastoma normale), Cỏ tranh (Impeerata cylindrica), Lau (Erianthus arundinaceus), Sậy (Phragmites vallatoria), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon)....ởđây hoàn toàn không có sự tái sinh của loài cây gỗ lớn.

- Thực vật rừng :

Khu hệ thực vật trên địa bàn nghiên cứu rất đa dạng và phong phú: Gồm 920 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi 130 họ, có 17 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, có 23 loài ghi trong sách đỏ thế giới. Về giá trị tài nguyên thống kê được 125 loài cây cho gỗ, 161 cây làm thuốc, 44 loài cây làm cảnh và 89 loài cây làm thực phẩm. Các loài quý hiếm có: Đinh Tùng, Thông Tre, Trầm Hương, Lát hoa, Lim xanh,vv....[32]

* Tài nguyên động vật rừng

Tài nguyên động vật rừng trên địa bàn nghiên cứu khá phong phú với nhiều loài chim thú khác nhau:

- Về động vật: Có 42 loài thú thuộc 6 bộ, 17 họ . Những loài thú lớn và Linh trưởng có các loài Sao La, Bò Tót, Gấu, Vượn đen Má trắng, Voọc vá chân nâu, Khỉ mặt đỏ,vv.... Có 11 loài ghi trong sách đỏ.

- Chim : ghi nhận có 171 loài chim thuộc 14 bộ, 32 họ. Đặc biệt có 2 loài đặc hữu của Việt Nam gà Lôi lam Mào trắng, gà So Trung bộ [32].

Ngoài ra, trong khu hệ động vật khu vực nghiên cứu còn có còn có hàng chục loài bò sát, ếch nhái, côn trùng .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hướng hóa đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)