Diện tích đất có rừng là 15.345,6 ha chiếm tỷ lệ 51,41% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:
+ Đất rừng tự nhiên : Có diện tích 11.511,9 ha chiếm tỷ lệ 38,57% tổng diện tích đất tự nhiên. Gồm có các trạng thái rừng sau:
++ Trạng thái rừng giàu( IIIA3): Diện tích rừng ở trạng thái này còn khá ít, chỉ có 187,9 ha chiếm tỷ lệ 0,63%. Trạng thái rừng này có các đặc điểm: Chiều cao bình quân 16,0m, đường kính bình quân tại vị trí 1,3m là 28,0cm, mật độ cây chủ yếu 320 cây/ha, trử lượng bình quân 141,8 m3/ha, độ tàn che 0,8. Các loài cây chủ yếu là Trâm, Sú, Trường, Huỹnh, Sến,Dẻ.
Bảng 3.5. Tài nguyên rừng và đất đai phân theo trạng thái
TT Tổng diện tích đất tự nhiênHạng mục 29.847,6Tổng (ha) 100Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất Nông nghiệp 28.180,6 94,41 1.1 Đất sản xuất Nông nghiệp 215,9 0,72
1.1.1 Đất trồng lúa 132,8 0,44
1.1.2 Đất trồng cây Công nghiệp 83,1 0,28
1.2 Đất quy hoạch sản xuất lâm nghiệp 27.964,7 93,69
1.2.1 Đất có rừng 15.345,6 51,41
1.2.1.1 Đất rừng tự nhiên 11.511,9 38,57
- Rừng giàu (IIIA3) 187,9 0,63
- Rừng trung bình (III A2) 8.387,8 28,1
- Rừng nghèo ( III A1) 574,9 1,93
- Rừng phục hồi (IIA, IIB) 2.361,3 7,91
1.2.1.2 Đất rừng trồng 3.833,7 12,84 1.2.2 Đất không có rừng 12.619,1 42,28 1.2.2.1 Đất trống IA 6.447,7 21,6 1.2.2.2 Đất trống IB 1.322,1 4,43 1.2.2.3 Đất trống IC 4.671,7 15,65 1.2.2.4 Đất khác 177,6 0,6
2 Nhóm đất phi Nông nghiệp 1.667 5,59
2.1 Đất chuyên dùng 312,4 1,05
2.1.1 Đất giao thông 83,2 0,28
2.1.2 Đất ở 229,2 0,77
2.2 Đất sông suối và mặt nước 1.354,6 4,54
Nguồn: Phòng KH-KT, BQL rừng phòng hộ Hướng Hoá-Đakrông (2007)
++ Trạng thái rừng trung bình (IIIA2): Đây là trạng thái rừng tự nhiên phổ biến nhất, phần lớn đã qua khai thác và đã có thời gian phục hồi, với diện tích 8.387,8 ha chiếm tỷ lệ 28,1%. Trạng thái rừng này có các đặc điểm: Chiều cao bình quân 15,0m, đường kính bình quân tại vị trí 1,3m là 24,0cm, mật độ
360 cây/ha, độ tàn che 0,7, trử lượng bình quân 109,9 m3/ha, có các loài cây gỗ phổ biến như Vạng, Dẽ, Gội, Trám, Trường, Sú, Trâm, Chũa,ươi... Trạng thái rừng này là đối tượng cần được đưa vào nuôi dưỡng trong thời gian tới.
++ Trạng thái rừng nghèo (IIIA1): Đây là trạng thái rừng phần lớn được hình thành do hậu quả của quá trình khai thác kiệt với cường độ khai thác lớn. Trạng thái rừng này có diện tích 574,9 ha chiếm tỷ lệ 1,93%, có các đặc điểm lâm học sau : loài cây phổ biến là Dẽ, Máu chó, Bời lời nhớt, Vang, Gội, Sú, Ngát, Trâm, Đẻn... chiều cao bình quân 14,5m, đường kính ngang ngực bình quân 22,0 cm, mật độ cây chủ yếu 300 cây/ha, trử lượng trung bình 74,4m3/ha, độ tàn che 0,5. Đối với trạng thái rừng này cần thực hiện một số các biện pháp lâm sinh phù hợp như luỗng phát dây leo, chặt bỏ những cây sâu bệnh, trồng bổ sung những cây bản địa phù hợp và có giá trị kinh tế.
++ Trạng thái rừng phục hồi (IIA,IIB): Trạng thái rừng này có diện tích 2.361,3 ha chiếm tỷ lệ 7,91%. Trạng thái rừng này được hình thành do khai thác kiệt, sau nương rẫy và hầu hết nằm ở những khu vực giao thông thuận tiện, độ dốc thấp, là đối tượng cần được đưa vào làm giàu rừng.
+++ Trạng thái rừng IIA : Là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy, thời gian bỏ hoá nương rẫy từ 4-5 năm. Rừng có một tầng, đều tuổi. Tổ thành các loài cây chủ yếu gồm Ba bét, Ba soi, Hu đay, Mần tang... rừng non chưa có trử lượng.
+++ Trạng thái rừng IIB: Được hình thành do phục hồi sau khai thác kiệt trạng thái rừng này có các đặc điểm: Chiều cao bình quân 14m, đường kính tại vị trí ngang ngực bình quân 16cm, mật độ 340 cây/ha, mật độ tái sinh 1.700-2.000 cây/ha, trử lượng bình quân 43 m3/ha, độ tàn che 0,6. Các loài cây phổ biến gồm Ba bét, Ba soi, Trường, Huỹnh, Sến, Bời lời, Trai... Đối với trạng thái rừng này cần thực hiện những biện pháp lâm sinh phù hợp như luỗng phát dây leo, bụi rậm, chặt bỏ những cây sâu bệnh, phi mục đích, trồng dặm những cây bản địa có giá trị kinh tế,vv... nhằm điều chỉnh kết cấu rừng,
nâng cao tỷ lệ những cây tốt, giảm tỷ lệ những cây xấu và trung bình.
+ Đất rừng trồng: Có diện tích 3.833,7 ha chiếm tỷ lệ 12,84% tổng diện tích đất tự nhiên. Rừng trồng có nhiều cấp tuổi và cấp đường kính, chiều cao khác nhau. Thành phần các loài cây rừng chủ yếu là Thông ba lá, Thông nhựa, Trẩu, Sao đen và Keo các loại.