Xác định các dạng phân tử lipid phân cực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học của lipid trong một số loài rong biển ở Việt Nam (Trang 60 - 61)

Thực nghiệm tại trung tâm khoa học quốc gia về sinh vật biển, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.

Lipid tổng sau khi loại các lớp màu được bơm tự động vào hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) của hãng Shimadzu Prominence với 2 bơm áp suất cao, lị CTO-20A, thiết bị truyền dẫn CBM-20A, thiết bị khử khí DGU-20A3. Các lớp, phân lớp trong lipid tổng được tách trên cột Shim-Pack diol (4,6 mm x 50 mm, kích thước hạt 5 μm) (Shimadzu, Nhật Bản) bằng cách sử dụng hệ thống sắc ký Nexera-e (Shimadzu, Nhật Bản) trong hệ dung mơi A: n-hexan/2-propanol/axit formic/(C2H5)3N (82/17/1/0,08, v/v/v/v) và hệ dung mơi B: 2-propanol/H2O/axit formic/(C2H5)3N (85/14/1/0,08, v/v/v/v). Hàm lượng và cấu trúc của các dạng phân tử, các nhĩm chất ở các phân lớp trong lipid phân cực của rong biển được phát hiện bằng bẫy ion cĩ độ phân giải cao theo thời gian lưu của phép đo khối phổ, sử dụng thiết bị phổ khối phân giải cao (HRMS) LC/MS-IT-TOF (Shimadzu, Nhật Bản), quá trình phân tích được thực hiện trong chế độ ion hĩa phun mù điện tử (ESI) với nhận dạng đồng thời các tín hiệu của ion dương và âm. Quá trình quét được thực hiện trong phạm vi m/z 100-1200. Các dạng phân tử riêng lẻ của lipid phân cực

được phát hiện bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn xác thực trên phần mềm xử lý Shimadzu LC-MS (v.3.60.361), mỗi mảnh ion trong MS và MS/MS đã cĩ tính sai số tuyệt đối (difference). Sau khi kiểm tra sai số của các ion, cùng với độ bội của liên kết và dạng phân tử thỏa mãn chúng tơi sẽ chọn và xác định diacyl để từ đĩ xác định được dạng phân tử.

Phần trăm các dạng phân tử trong mỗi nhĩm chất ở các phân lớp lipid được tính bằng diện tích đỉnh của các ion âm [M-H]-, riêng các dạng phân tử PC, MGDG và DGDG,... được xác định bằng diện tích đỉnh của các ion dương [M+H]+ hay [M+Na]+, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học của lipid trong một số loài rong biển ở Việt Nam (Trang 60 - 61)