Tín dụng chứng từ (L/C)
Theo Điều 2, UCP 600, Tín dụng chứng từ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “ Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù đƣợc gọi tên hoặc mô tả nhƣ thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của Ngân hàng phát hành (NHPH) về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Đây là hình thức thể hiện sự tài
trợ của ngân hàng dành cho nhà NK.
Nhƣ vậy, thực chất L/C là một cam kết bằng văn bản của một ngân hàng, đƣợc phát hành theo chỉ thị của ngƣời mua (ngƣời yêu cầu mở L/C) cho ngƣời bán hƣởng (ngƣời hƣởng lợi L/C) và có thể đƣợc thanh toán theo phƣơng thức trả ngay (at sight) hay trả chậm (usance payment).
Có thể nói L/C là “cam kết thanh toán có điều kiện” của ngân hàng cấp cho ngƣời thụ hƣởng, là một bức thƣ do ngân hàng lập ra theo yêu cầu của NNK, cam kết trả cho NXK một khoản tiền nhất định, trong thời gian nhất định với điều kiện là NXK xuất trình đƣợc các chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
Trong phƣơng thức L/C cơ bản, có ba mối quan hệ hợp đồng đƣợc hình thành theo sơ đồ 1.4 sau:
Hình1.4.Quy trình nghiệpvụL/C trong giao dịch trả ngay.
(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2008). Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội)
(1)Hai bên mua bán ký kết Hợp đồng ngoại thƣơng với điều khoản thanh toán theo phƣơng thức L/C;
(2)Căn cứ vào điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thƣơng, NNK làm đơn (theo mẫu) gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này phát hành một L/C cho NXK hƣởng;
(3)Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý (NHĐL)/ chi nhánh của mình ở nƣớc NXK hoặc đi bằng điện tín,.. để thông báo L/C cho NXK thông qua ngân hàng thông báo;
(4)Khi nhận đƣợc L/C, ngân hàng thông báo thông báo L/C cho NXK;
(5)NXK kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thƣơng;
(6)và (6’) Sau khi giao hàng, NXK lập BCT theo yêu cầu của L/C và xuất trình (thông qua ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng khác) cho NHPH để đƣợc thanh toán;
(7)NHPH sau khi kiểm tra BCT, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán nếu thấy không phù hợp mà không có sự chấp nhận bất đồng từ NNK thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn BCT cho NXK.
Hiện nay, các NHTM tại Việt Nam thƣờng mở L/C theo đề nghị của NNK, khi NNK chấp nhận một tỷ lệ ký quỹ tại ngân hàng, tuy nhiên, không phải lúc nào NNK cũng có đủ số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán, do đó, tỷ lệ ký quỹ này thƣờng khá thấp. Vì vậy ngân hàng mở L/C phải gánh chịu mọi rủi ro khi nhà NK không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C đến hạn trả tiền.
Đối với L/C trả chậm, khi Ngân hàng mở L/C cho nhà NK, ngân hàng đã gián tiếp cấp tín dụng cho nhà NK vì khi có sự chấp nhận bảo lãnh trả tiền của ngân hàng thì NXK mới đồng ý cho nhà NK mua chịu hàng hoá. Nếu nhà NK sử dụng vốn tự có để mở L/C đến hạn thanh toán với NXK mà NNK không đủ khả năng thanh toán thì họ phải nhận nợ với ngân hàng và chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất cho vay. Do vậy nhà NK thƣờng sử dụng việc tài trợ bằng vốn vay để mở L/C, và để hạn chế
rủi ro ngân hàng thƣờng cấp tín dụng cho NNK theo hạn mức tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải kiểm tra khả năng kinh doanh của NNK, tình hình tài chính, đối tƣợng NK, … để có cơ sở vững chắc trƣớc khi mở L/C.
Giao dịch L/C giúp cho NNK có thể yên tâm là hàng hóa đã đƣợc giao thông qua BCT và NXK phải tuân thủ các điều khoản và điều kiện theo L/C, bởi NNK có quyền từ chối thanh toán khi BCT xuất trình không phù hợp.
Đối với NHPH, việc tài trợ thông qua tín dụng thƣ thu về một khoản phí dịch vụ không nhỏ, thông qua hình thức tài trợ này, ngân hàng còn có thể gia tăng thu phí từ các hoạt động liên quan nhƣ: Mua bán ngoại tệ, tín dụng, huy động vốn, … gia tăng uy tín trên thị trƣờng quốc tế.
Ngoài sản phẩm L/C truyền thống nhƣ hiện nay, các NHTM còn triển khai sản phẩm Usance paid at sight (UPAS) Letter of Credit, tức hình thức L/C trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay, theo đó, thông qua NHĐL, BIDV sẽ thay mặt NNK tiến hành thanh toán trả ngay cho NXK, còn NNK sẽ thanh toán lại cho BIDV sau một thời gian thỏa thuận; hay thông qua Defered UPAS L/C, NNK sẽ đƣợc gia hạn thời gian trả chậm dài hơn so với kỳ hạn trả chậm thỏa thuận với NXK do có sự tài trợ thanh toán trƣớc của NHĐL thông qua BIDV, cùng hình thức tài trợ L/C nội địa, thực hiện tài trợ cho các hoạt động mua bán trong nƣớc mà các đối tác chƣa có sự tin tƣởng lẫn nhau.
Chấp nhận hối phiếu
Chấp nhận hối phiếu của ngân hàng là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp nhận hối phiếu. Ngƣời vay khoản tín dụng chính là NNK và khoản vay chỉ là hình thức, một sự đảm bảo về tài chính; thực chất ngân hàng chƣa phải xuất tiền thực sự cho ngƣời vay. Tuy nhiên, khi đến hạn mà NNK không có khả năng thanh toán thì NH (ngƣời đứng ra chấp nhận hối phiếu) phải trả thay.
Chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trƣờng hợp bên bán thiếu tin tƣởng khả năng thanh toán của bên mua, họ có thể đề nghị bên mua yêu cầu một ngân hàng đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do bên bán ký phát. Nếu ngân hàng đồng ý cũng có nghĩa là ngân hàng đó chấp nhận cấp một khoản tín dụng cho bên mua để
thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn. Với sự chấp nhận của ngân hàng, NXK trên cơ sở đó có đƣợc sự đảm bảo một cách chắc chắn về khả năng thanh toán và họ có thể đem hối phiếu chiết khấu tại bất cứ ngân hàng nào.
Ở nghiệp vụ này ngân hàng phải sử dụng vốn của mình, phải chịu mọi rủi ro và tổn thất xảy ra với hối phiếu do vậy ngân hàng thƣờng thu phí chấp nhận cao. Nếu NNK chuyển vốn đến cho ngân hàng trả tiền thì họ phải trả thủ tục phí chấp nhận còn nếu ngân hàng dùng vốn của mình trả tiền thì NNK còn phải trả lãi vốn vay.
Đối với NXK, với sự chấp nhận của NNK, họ có sự bảo đảm chắc chắn về khả năng thanh toán của hối phiếu và họ có thể đem hối phiếu đi chiết khấu lại tại bất kỳ ngân hàng nào. Sự chấp nhận của ngân hàng đã tạo ra khả năng lƣu thông cho hối phiếu đồng thời cũng tạo điều kiện cho NXK đƣợc hƣởng tỷ lệ chiết khấu ƣu đãi.
Đối với NNK, với hình thức này NNK sẽ tạo đƣợc uy tín đối với NXK nếu NNK có đủ khả năng thanh toán cho NXK khi đến hạn.
Bảo lãnh ngân hàng
Trong ngoại thƣơng, NXK và NNK luôn lo ngại về các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chẳng hạn nhƣ rủi ro đối với NNK nếu NXK không giao hàng sau khi hợp đồng đã đƣợc ký kết, hay rủi ro đối với NXK nếu NNK sau khi nhận hàng bị mất khả năng thanh toán. Do đó, để đảm bảo quyền lợi các bên tham gia TMQT, tránh đƣợc rủi ro nêu trên, đòi hỏi phải có sự bảo đảm của bên thứ ba cam kết bồi thƣờng cho bên bị thiệt hại do bên đối tác gây ra. Trong thực tế, ngƣời có khả năng đứng ra với vai trò là ngƣời thứ ba thƣờng là ngân hàng, chính vì vậy, trong các hợp đồng kinh tế, khi nói đến bảo lãnh ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đó là Bảo lãnh ngân hàng – Bank Guarantees.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam: “Bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng, đƣợc thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của Tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã
cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã đƣợc trả thay”.
Bảo lãnh ngân hàng là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho ngƣời đƣợc bảo lãnh. Trong rất nhiều trƣờng hợp, thông qua bảo lãnh mà ngƣời đƣợc bảo lãnh không phải ký quỹ, thu hồi vốn nhanh… Vì vậy, cho dù không trực tiếp cấp vốn, nhƣng với việc phát hành thƣ bảo lãnh, ngân hàng đã giúp khách hàng đƣợc hƣởng những thuận lợi về ngân quỹ nhƣ khi đƣợc vay thực sự. Do đó, trong trƣờng hợp nhận đƣợc đề nghị bảo lãnh từ khách hàng, ngân hàng phải xem xét, đánh giá năng lực tài chính, uy tín kinh doanh của khách hàng, tính khả thi của dự án mà khách hàng để nghị bảo lãnh; đồng thời phải có các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán nhƣ ký quỹ, thế chấp bằng tài sản đảm bảo, ….
Hình 1.5: Quy trình bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thƣơng (Nguyễn Văn Tiến, 2008)
Trong đó:
(1)Hợp đồng gốc đƣợc ký kết bởi ngƣời xin bảo lãnh và ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh;
(2)Trên cơ sở hợp đồng gốc, khách hàng yêu cầu ngân hàng phụ vụ mình phát hành thƣ bảo lãnh và cam kết hoàn trả;
(3)Trƣờng hợp không có NHĐL, NHPH bảo lãnh và chuyển trực tiếp đến ngƣời thụ hƣởng;
(4)Trƣờng hợp có NHĐL, NHPH thƣ bảo lãnh và chuyển cho ngƣời thụ hƣởng thông qua NHĐL.
Trong trƣờng hợp ngƣời xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng ở nƣớc ngƣời thụ hƣởng (gọi là ngân hàng bảo lãnh) phát hành thƣ bảo lãnh (gọi là bảo lãnh chính hay bảo lãnh gốc) và chuyển cho ngƣời thụ hƣởng. Đồng thời, ngân hàng chỉ thị phải phát hành một thƣ bảo lãnh cho ngân hàng bảo lãnh hƣởng, do đó, cần phải đánh giá năng lực tài chính, uy tín của ngân hàng chỉ thị cùng với những điều khoản cam kết hoàn trả của ngân hàng đó. Nếu ngân hàng bảo lãnh không xem xét kỹ lƣỡng các cam kết của ngân hàng chỉ thị trƣớc khi phát hành thì có thể gặp phải rủi ro không đƣợc hoàn trả tiền. Các cam kết của ngân hàng chỉ thị liên quan đến thời hạn cam kết, số tiền cam kết, điều kiện đòi hoàn trả, … phải phù hợp với các cam kết của ngân hàng phát hành thƣ bảo lãnh đối với ngƣời thụ hƣởng.
Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, ngƣời thụ hƣởng truy đòi ngân hàng bảo lãnh, sau đó ngân hàng bảo lãnh truy đòi ngân hàng chỉ thị; và cuối cùng, ngân hàng chỉ thị truy đòi ngƣời yêu cầu bảo lãnh.