thƣơng mại tại BIDV Dĩ An-Bình Dƣơng
Nguyên nhân khách quan
Môi trƣờng kinh tế chƣa phát triển thuận lợi: Nhu cầu và xu hƣớng sử dụng sản phẩm TTTM của khách hàng không có nhiều thay đổi cũng nhƣ sự hiểu biết về sự đa dạng sản phẩm rất ít và cập nhật không thƣờng xuyên dẫn tới sự ngại thay đổi, cộng với việc các quản lý cấp cao là ngƣời ra quyết định nhƣng lại là ngƣời không thƣờng xuyên làm việc trực tiếp với ngân hàng; do đó ngân hàng không có động lực mạnh cung cấp thêm nhiều loại hình dịch vụ mới. Đồng thời, thị trƣờng
ngoại hối chƣa phát triển ảnh hƣởng đến khả năng khai thác ngoại tệ của ngân hàng, ảnh hƣởng đến các giao dịch thanh toán, các dịch vụ tài trợ XNK, không chỉ về điều kiện giao dịch, giá cả dịch vụ mà còn về tính nhanh chóng của quy trình.
Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã đƣợc khẩn trƣơng xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới, nhƣng hiện còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chƣa thật sự quan tâm đến quy luật của thị trƣờng và chuẩn mực quốc tế. Các văn bản quy định về XNK, thuế quan, hải quan của Việt Nam còn chƣa ổn định, thay đổi liên tục làm gián tiếp làm ảnh hƣởng đến hoạt động TTTM. Cùng với việc mở cửa thị trƣờng tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trƣờng do các tác động từ bên ngoài, từ thị trƣờng tài chính khu vực và thế giới, trong khi đó, năng lực điều hành chính sách tiền tệ, cũng nhƣ năng lực giám sát hoạt động Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc còn hạn chế, gây khó khăn cho Ngân hàng khi tiến hành hoạt động TTTM nhƣ cơ chế lãi suất, tỷ giá, ….
Hoạt động giám sát của Ngân hàng nhà nƣớc đối với hoạt động TTTM của NHTM tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng nhìn chung còn nhiều hạn chế, nhiều vụ việc đã không đƣợc phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên đã để xảy ra hậu quả. Hệ thống Ngân hàng chƣa tạo đƣợc một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các DN.
Trình độ của cán bộ làm nghiệp vụ XNK ở các doanh nghiệp kinh doanh XNK chƣa cao, thiếu thông tin về khách hàng; chƣa thông thạo về kỹ thuật buôn bán ngoại thƣơng, chƣa nắm vững về luật kinh tế, không nắm vững đƣợc các thông lệ quốc tế trong buôn bán quốc tế nên chọn nhầm đối tác; còn nhiều khe hỡ khi ký kết hợp đồng; khi thƣơng lƣợng ký kết hợp đồng thƣơng mại thƣờng dễ dàng chấp nhận các phƣơng thức thanh toán và điều kiện thanh toán bất lợi cho mình do các doanh nghiệp Việt Nam còn ở thế yếu trong giao dịch mua bán; thiếu kinh nghiệm đàm phán, ký kết các hợp đồng ngoại thƣơng với điều khoản bất lợi kéo theo rủi ro và khó khăn khi ngân hàng thực hiện các hoạt động TTTM.
Khách hàng trong nƣớc gặp khó khăn kinh doanh và tài chính nên không có khả năng thực hiện những cam kết thanh toán với ngân hàng, hoặc lợi dụng sự sơ hở, buông lỏng trong hoạt động TTTM của ngân hàng để ràng buộc ngân hàng vào những hoạt động sai mục đích, phi pháp.
Nguyên nhân chủ quan
Chính sách khách hàng của ngân hàng còn hạn chế trong việc phân loại khách hàng và áp dụng những chính sách ƣu việt phù hợp riêng từng đối tƣợng, chƣa xây dựng đƣợc chính sách ƣu đãi nhất. Khẩu vị rủi ro của ngân hàng thấp, do đó, cũng ảnh hƣởng đến thiết kế sản phẩm, quy trình tác nghiệp, chính sách khách hàng, do đó, giảm lợi thế cạnh tranh trong hoạt động TTTM so với các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn.
Trình độ nghiệp vụ TTTM của cán bộ còn nhiều hạn chế, cán bộ quản lý KHDN bao gồm cả kiểm soát viên vẫn phụ trách tất cả các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp, trọng yếu vẫn là tín dụng nên trình độ chuyên môn về TTTM không chuyên sâu. Rất nhiều cán bộ TTTM chƣa nắm rõ các quy định của Luật về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế, UCP 600, ISBP 645, URC 522, URR 725, …, thậm chí còn chƣa đƣợc biết đến những văn bản pháp luật này, thƣờng chỉ biết xử lý thao tác trên chƣơng trình TF+ một cách máy móc chứ thực sự vẫn chƣa nắm rõ bản chất, do đó, rất dễ phát sinh rủi ro, khiến khách hàng phải gánh chịu những thiệt hại do không hiểu luật, bị các đối tác lợi dụng để lừa đảo do công tác tƣ vấn không kỹ càng, cũng nhƣ gây rủi ro cho ngân hàng.
Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, chƣa đồng bộ và phát triển kịp thời so với xu thế phát triển và nhu cầu TTTM, làm ảnh hƣởng đến tốc độ thanh toán, gây rủi ro cho ngân hàng. Hiện tại ở mức độ chi nhánh, các cán bộ chỉ có thể tra cứu thông tin về ngân hàng nhờ thu, NNK có thuộc danh sách cảnh báo, danh dách đen, các hãng tàu nằm trong danh sách cấm vận,…. trên chƣơng trình phòng chống rửa tiền KYC, và ngân hàng nhờ thu có phải là NHĐL hay thuộc cấp độ đƣợc thực hiện chiết khấu hay không, chứ chƣa thể tra cứu đƣợc thông tin của ngân hàng nhờ thu, đặc biệt là địa chỉ của ngân hàng. Do đó, hay phát sinh trƣờng hợp chi nhánh
phê duyệt chiết khấu nhƣng TFC không tra cứu đƣợc địa chỉ (trƣờng hợp này không hoàn toàn là lừa đảo, có thể do sự di dời trụ sở hay thành lập chi nhánh mới nhƣng BIDV chƣa cập nhật kịp thời), chi nhánh phải thực hiện cảnh báo khách hàng, kéo dài thời gian xử lý do khách hàng phải làm việc lại với đối tác để xác nhận. Tuy nhiên, rủi ro nằm ở phía ngân hàng bởi ngân hàng đã thực hiện chiết khấu BCT, do đó, nếu xảy ra tình trạng lừa đảo gây thất lạc BCT, thì dù là chiết khấu có truy đòi thì chi nhánh vẫn gặp rủi ro tín dụng..
Quan hệ đại lý với các ngân hàng nƣớc ngoài chƣa sâu rộng, dẫn tới một số đàm phán bất lợi về giá phí và điều kiện giao dịch TTTM, đặt biệt là NHĐL thực hiện UPAS L/C và UPAS nhờ thu hiện đang đàm phán với mức phí UPAS khá cao cũng nhƣ đòi hỏi và lựa chọn ngành nghề tài trợ khá khắt khe.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Dựa trên cơ sở những vấn đề lý luận đã trình bày ở Chƣơng 1, trong Chƣơng 2 tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động TTTM của BIDV Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng từ khi mới triển khai hoạt động và đã làm rõ đƣợc các vấn đề sau:
1- Nêu lên một cách tổng quan về hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2015-2018;
2- Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động TTTM của Chi nhánh một cách logic và hệ thống theo bốn khía cạnh của mô hình BSC. Chỉ ra những kết quả đã đạt đƣợc, cũng nhƣ những hạn chế làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động TTTM của BIDV Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Trên cơ sở thực trạng về hiệu quả hoạt động TTTM cũng nhƣ định hƣớng phát triển của chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng trong tới, trong chƣơng 3, tác giả sẽ đƣa ra các nhóm giải pháp bao gồm: Nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp về công nghệ và nhóm giải pháp về nhân sự, các nhóm giải pháp này sẽ phần nào giải quyết đƣợc những hạn chế mà tác giả đã trình bày ở chƣơng II, từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động TTTM tại chi nhánh.
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TẠI BIDV DĨ AN-BÌNH DƢƠNG