Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chỉ nhánh dĩ an bình dương (Trang 75 - 79)

Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ còn thấp

Hầu hết các NHTM đều có các sản phẩm TTTM tƣơng tự, do đó, nếu không có sự khác biệt về sản phẩm, chi phí, lãi suất, hay chính sách khách hàng, thì hoạt động TTTM khó đảm bảo có đƣợc hiệu quả tốt. Hiện nay, đối với mảng XK, thì BIDV Dĩ An – Bình Dƣơng hiện đang triển khai sản phẩm thông báo L/C xuất, nhờ

thu XK, gửi BCT XK đòi tiền; và thực hiện tài trợ NK: Phát hành L/C, nhờ thu (D/A, D/P), thanh toán BCT hàng nhập, chấp nhận thanh toán trả chậm, UPAS L/C, UPAS nhờ thu đối với mảng NK. Mức phí TTTM của chi nhánh cũng đƣợc đánh giá tƣơng đƣơng so với các chi nhánh NHTM trên địa bàn, số lƣợng khác hàng đƣợc áp dụng mức phí riêng thấp hơn rất ít, các hình thức tài trợ nhƣ bảo lãnh quốc tế, bao thanh toán, thanh toán biên mậu, … chƣa đƣợc Chi nhánh triển khai.

Lãi suất và điều kiện tài trợ chưa đảm bảo mức độ cạnh tranh

Chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm BCT XK là hoạt động đi đầu trong các sản phẩm TTTM của chi nhánh, với sản phẩm tài trợ này, ngoài vấn đề về thời gian xử lý, phí dịch vụ, thì vấn đề khách hàng khá quan tâm là mức lãi suất chiết khấu, đặc biệt là các doanh nghiệp XK điều nhân khi mà lƣợng hàng xuất thƣờng trị giá rất lớn. Mức lãi suất chiết khấu bằng USD phổ biến hiện nay tại chi nhánh là 4%/năm với thời hạn không quá 02 tháng, không đủ đảm bảo cạnh tranh với các chi nhánh NHTM trên địa bàn.

Thông thƣờng, từ khi hàng hóa XK đƣợc thông quan cho đến khi Chứng từ vận tải đƣợc phát hành bởi hãng tàu, mất thời gian khoảng 3-5 ngày, do vậy, phát sinh thêm nhu cầu Chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm các chứng từ phát hành bởi bên thụ hƣởng, còn các chứng thƣ khác phát hành bởi bên thứ ba đƣợc sử dụng bằng bản thảo hoặc xuất trình bổ sung sau, miễn kiểm tra đƣợc hàng hóa đã đƣợc thông quan trên chƣơng trình của Tổng cục hải quan. Hiện nay, trong quy định chiết khấu hiện hành, BIDV cũng đã triển khai chiết khấu đối với các trƣờng hợp tƣơng tự, tuy nhiên, các điều kiện về xếp hạng tín dụng, điều kiện về tài sản đảm bảo (thông thƣờng chiết khấu theo hình thức L/C và nhờ thu không yêu cầu tài sản đảm bảo nếu đáp ứng đủ điều kiện), về thời hạn bổ sung lại gây khó khăn cho hoạt động TTTM khi mà các chi nhánh NHTM khác tài trợ theo hình thức này không yêu cầu tài sản đảm bảo gì khác ngoài BCT. Tuy quy định chiết khấu là quy định chung của hội sở, nhƣng nó một phần gây sức ép chung trong thời kỳ cạnh tranh hiện nay.

Hay việc tài trợ mở L/C NK, BIDV thƣờng tài trợ bằng vốn vay theo Hợp đồng hạn mức, hợp đồng theo món đã ký kết, chỉ tài trợ theo hình thức bổ sung vốn

tự có khi đến hạn thanh toán đối với những khách hàng có xếp hạng tín dụng từ AA trở lên và mức vốn bổ sung không quá 20%, còn lại phải nộp vốn tự có hay sử dụng nguồn vốn vay tài trợ tại thời điểm mở L/C; trong khi đó, đối với đa phần các NHTM khác, các khách hàng thƣờng có chính sách ký quỹ 5% đến 20% trị giá L/C xin mở và phần còn lại bổ sung vốn tự có khi đến hạn thanh toán.

Quy trình tác nghiệp còn sai sót, chất lượng nhân sự chưa đồng đều

Việc cán bộ tín dụng đảm nhiệm luôn công tác TTTM tại chi nhánh chứ không có sự tách bạch khiến cho công tác TTTM còn gặp nhiều sai sót khi chất lƣợng nhân sự không đồng đều, công tác tín dụng thƣờng chiếm nhiều thời gian của cán bộ, và cũng không phải NNK, NXK nào cũng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để bảo vệ quyền lợi của mình trong TMQT. Trong khi về phía chi nhánh, nhiều cán bộ chƣa nắm chắc luật quốc gia và các tập quán quốc tế, không thể tƣ vấn và hƣớng dẫn cho khách hàng mà thậm chí còn đáp ứng thái quá yêu cầu của khách hàng, thực hiện các giao dịch TTTM không đảm bảo đƣợc quyền lợi của ngân hàng và khách hàng.

Chẳng hạn nhƣ sự việc xảy ra vào tháng 08/2018, BIDV Dĩ An-Bình Dƣơng có nhận đƣợc BCT theo L/C trả ngay mà Chi nhánh đã phát hành. Sau khi kiểm tra, BCT hợp lệ theo thông báo từ TFC, trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận BCT, BIDV có nghĩa vụ thanh toán cho nhà thụ hƣởng. Tuy nhiên, do sơ suất, cán bộ đã quên gửi thông báo tình trạng BCT đến khách hàng, dẫn đến việc đến hạn thanh toán, TFC tự động ghi nợ tài khoản phải thu trong nghiệp vụ TTTM của chi nhánh để thanh toán nhƣng chi nhánh lại không theo dõi. Ngày hôm sau, phòng kế toán tài chính phát hiện và thông báo cho cán bộ; sau khi kiểm tra và xác nhận lại với khách hàng, cán bộ đã phát hiện ra sai sót. Do khách hàng thuộc đối tƣợng đƣợc bổ sung vốn tự có 20% khi đến hạn thanh toán, vì đột xuất và không có nguồn sẵn có, nên hai ngày sau Chi nhánh mới ghi có lại tài khoản phải thu nghiệp vụ TTTM.

Hay rủi ro trong hoạt động tài trợ XK: Tháng 4/2018, Chi nhánh có thực hiện chiết khấu hai BCT nhờ thu theo hình thức D/P cho khách hàng. Sau khi thực hiện xong việc chiết khấu, cán bộ đã sơ suất trong việc gửi nhầm chứng từ vận tải do trị

giá hai BCT nhƣ nhau, cùng một nƣớc NK, cùng khách hàng, cùng ngân hàng nhờ thu nhƣng lại do hai hãng tàu khác nhau phát hành. Sự sai sót này may mắn đƣơc ngân hàng nhờ thu phát hiện và làm điện thông báo cho BIDV, sau khi Chi nhánh thực hiện kiểm tra và xác nhận, đã đề nghị TFC làm điện trả lời và nhờ ngân hàng nƣớc ngoài đổi chúng từ vận tải lại với nhau.

Tuy những rủi ro xảy ra tại chi nhánh chƣa có tính chất nghiêm trọng cũng nhƣ gây thiệt hại lớn cho chi nhánh, nhƣng nó tiềm ẩn nhiều yếu tố mang tính chát rủi ro và có thể gây ảnh hƣởng về uy tín không những của chi nhánh, mà còn là của BIDV đối với khách hàng và các ngân hàng quốc tế. Do đó, cần có sự quan tâm cũng nhƣ giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động này.

Hoạt động TTTM tập trung vào một số ngành nghề chủ yếu

Doanh số TTTM năm 2018 giảm là kết quả của việc hoạt động TTTM đang quá tập trung vào một số ngành nghề khi mà hơn 50% doanh số TTTM đến từ ngành nghề chế biến nhân điều XK mà ngành này lại gặp khó khăn khi mà giá điều thô mà điều nhân biến động khá mạnh, hàng loạt doanh nghiệp điều ở Bình Phƣớc phải đóng cửa, tình trạng phá giá diễn ra nhiều, việc các doanh nghiệp điều Việt Nam phải thực sự thận trọng trong hoạt động sản xuất, quy mô kinh doanh đa phần đều thu hẹp, do đó, kéo theo sự thu hẹp về quy mô hoạt động TTTM của chi nhánh. Hiện nay, số lƣợng khách hàng sử dụng sản phẩm đa phần là khách hàng vay vốn, TTTM phân bổ chính ở một vài ngành nghề, không bao gồm các công ty chỉ phát sinh một hai món NK máy móc, thiết bị, chƣa có sự nổi bật cũng nhƣ là kế hoạch đẩy mạnh trong công tác tìm kiếm khách hàng mới.

Phân khúc khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài ít

Phân khúc doanh nghiệp có doanh số XNK cao chủ yếu là khách hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì đây lại là phân khúc khó tiếp cận không chỉ ở phía chi nhánh dù có vị trí địa lý khá tốt là nằm kế Khu công nghiệp Sóng thần 2, mà còn là khó khăn chung của toàn hệ thống BIDV, đặc biệt khi chi nhánh không có thế mạnh về lãi suất ngoại tệ so với các ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (là hai ngân hàng có thế mạnh trong việc phục vụ nhóm doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài), cộng với việc chi nhánh chƣa có cán bộ thông thạo ngoại ngữ, do đó, ảnh hƣởng đến việc chào bán sản phẩm cho đối tƣợng khách hàng này.

Hoạt động TTTM còn gặp nhiều rủi ro tín dụng

Hầu hết các khoản chiết khấu Hối phiếu đòi nợ kèm BCT XK tại chi nhánh hiện nay đều theo hình thức nhờ thu, với tỷ lệ chiết khấu tối đa là 95% trị giá đòi tiền, và không yêu cầu tài sản đảm bảo. Tuy rằng việc chiết khấu của BIDV là có truy đòi, nghĩa là nếu BCT đã đƣợc BIDV chiết khấu bị NHPH hoặc ngân hàng xác nhận từ chối thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán thì BIDV có quyền truy đòi lại nhà XK số tiền đã ứng trƣớc, nhƣng nếu nhà XK không có khả năng hoàn trả lại số tiền đó thì BIDV với tƣ cách là ngân hàng chiết khấu phải gánh chịu khoản rủi ro này. Một thực trạng nữa là việc nếu NNK không phải là những bạn hàng đáng tin cậy, vì những lợi ích trƣớc mắt mà không quan tâm đến đạo đức trong kinh doanh thì có thể lừa NXK xếp hàng lên tàu, rồi trì hoãn hoặc từ chối thanh tooán, ép giá NXK để thu lợi cho mình, và đa phần NXK đành chịu bán lỗ còn hơn chở hàng quay về hoặc để hàng trong kho ngoại quan và chờ đối tác khác mua hàng, khi đó, chi phí phát sinh lƣu kho lƣu bãi sẽ tăng. Thực tế Chi nhánh đã phát sinh một vào trƣờng hợp nêu trên, tuy nhiên, do chi nhánh cũng chặt chẽ trong công tác thẩm định khách hàng, do đó, những khách hàng này đều hoàn tiền chiết khấu lại cho Chi nhánh khi hết hạn chiết khấu hay khi khách hàng chấp nhận lấy lại BCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chỉ nhánh dĩ an bình dương (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)