Việt Nam
Kể từ năm 1990, nền kinh tế trong nƣớc bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trƣờng, các giao dịch ngoại thƣơng đã có điều kiện phát triển làm cho kim ngạch XNK tăng lên, đặc biệt từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh XNK. Để đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu của các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV, từ tháng 3 năm 1993, Phòng Kinh tế đối ngoại tại Trung ƣơng của BIDV bắt đầu thực hiện một số nghiệp vụ TTTM. Năm 2004, BIDV xây dựng triển khai mô hình hoạt động TTTM trong hệ thống BIDV nhằm đáp ứng yêu cầu của chƣơng trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán theo hƣớng thành lập TFC tại Hội sở chính và thu gọn các chi nhánh có chất lƣợng kém và doanh số nhỏ, tiến tới vừa đảm bảo mở rộng mạng lƣới khách hàng, vừa nâng cao tính an toàn trong hoạt động TTTM của BIDV. Trong phòng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vừa có TFC có chức năng thực hiện các nghiệp vụ TTTM thay mặt cho các chi nhánh nguồn vừa có bộ phận quản lý chung hoạt động TTTM của toàn hệ thống và sự phối hợp của Ban KHDN lớn nhằm ban hành các văn bản, quy định mang tính cập nhật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hoạt động TTTM đƣợc thực hiện tại các chi nhánh của BIDV tại hai phòng ban chính: KHDN và Quản trị tín dụng; trong đó, phòng KHDN đƣợc chia ra hai mảng nghiệp vụ, một là đầu mối tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu cung cấp dịch vụ TTTM, đánh giá và cung cấp hạn mức cho vay cũng nhƣ quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, hai là bộ phận tác nghiệp cho các nghiệp vụ TTTM phát sinh, bộ phận Quản trị tín dụng thực hiện tác nghiệp đối với những tài trợ bằng vốn vay hay
ký quỹ không cùng loại tiền tệ với đồng tiền tài trợ, thực hiện cài đặt hạn mức tài trợ, phong tỏa tiền ký quỹ, …. Đối với các chi nhánh nhỏ, nguồn nhân lực còn ít, thông thƣờng sẽ không thành lập bộ phận TTTM riêng, mà cán bộ KHDN thực hiện song song công việc của cán bộ tín dụng và thực hiện tác nghiệp TTTM, hoặc sẽ có cán bộ chuyên trách thực hiện mảng tác nghiệp với TFC.
Kết quả hoạt động TTTM của BIDV qua các năm:
Doanh số và thị phần TTTM của BIDV
Năm 2018, doanh số TTTM của BIDV đạt 25,83 tỷ đô la Mỹ (USD), tăng trƣởng 19,5% so với cùng kỳ năm trƣớc (tƣơng đƣơng với mức tăng của kim ngạch XNK cả nƣớc khoảng 20%), đạt 65% kế hoạch về doanh số TTTM; trong đó, doanh số TTTM theo hình thức NK chiếm 58% và doanh số TTTM theo hình thức XK chiếm 42%. Nếu đánh giá theo mảng hoạt động, thì tài trợ thông qua cung ứng dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (50,6%) tƣơng đƣơng mức 13,08 tỷ USD, TTTM chiếm tỷ trọng 41% tƣơng đƣơng 10,67 tỷ USD, và thanh toán biên mậu chiếm tỷ trọng 8,4% tƣơng đƣơng 2,08 tỷ USD. Thị phần TTTM tiếp tục duy trì ở mức 6%, đạt 60% kế hoạch thị phần TTTM năm 2018 của BIDV (kế hoạch thị phần năm 2018 là 10%).
Biểu đồ 2.5: Doanh số TTTM của BIDV qua các năm
Hình 2.6. Doanh số TTTM theo địa bàn năm 2018
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTTM của BIDV năm 2018)
Theo địa bàn, đóng góp lớn nhất vào doanh số TTTM của hệ thống là khu vực Hà Nội (27%), Thành phố Hồ Chí Minh (23%), tiếp đến là địa bàn Động lực phía Bắc ngoài Hà Nội (13%), Động lực phía Nam ngoài Thành phố Hồ Chí Minh (10%). Tổng 4 địa bàn trên đóng góp tới 73% tổng Doanh số TTTM của cả hệ thống, bởi nơi đây cũng là khu vực trọng điểm của nền kinh tế, tập trung phần lớn các Khu công nghiệp trên cả nƣớc. Nếu xét về tốc độ tăng trƣởng, ấn tƣợng nhất là khu vực Động lực phía bắc ngoài Hà Nội (58%), địa bàn Hà Nội chiếm tỷ trọng cao nhất nhƣng tốc độ tăng trƣởng thấp hơn bình quân toàn hệ thống (14%). Hai địa bàn có doanh số TTTM sụt giảm là Động lực phía Nam ngoài Hồ Chí Minh với tốc độ tăng trƣởng là -1% và Bắc Trung Bộ với tốc độ tăng trƣởng (-16%).
Thu phí dịch vụ TTTM
Phí dịch vụ TTTM (không bao gồm phí chuyển tiền quốc tế) tiếp tục đà tăng trƣởng, với mức tăng trƣởng 19% so với cùng kỳ năm 2017, là mức tăng trƣởng cao nhất trong các dòng sản phẩm của Khối bán buôn, đạt doanh thu phí 681,7 tỷ đồng, là dòng thu phí dịch vụ lớn thứ ba (sau bảo lãnh và thanh toán), chiếm tỷ trọng 20,9% thu phí dịch vụ Khối bán buôn. Đóng góp lớn nhất vào tăng trƣởng thu phí là
nhóm sản phẩm UPAS: đạt 204 tỷ đồng, chiếm 30% tổng thu phí TTTM, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2017.
Hình 2.7: Phí thu từ dịch vụ TTTM qua các năm
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTTM của BIDV năm 2018)
Hình 2.8: Phí thu từ dịch vụ TTTM năm 2018 theo địa bàn
Đóng góp lớn nhất là hai địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 57% tổng phí), trong đó địa bàn Hồ Chí Minh có mức tăng trƣởng ấn tƣợng nhất với mức tăng trƣởng 35% trong năm 2018. Hai địa bàn có mức phí thu từ hoạt động TTTM giảm là Động lực phía Nam ngoài Hồ Chí Minh với mức tăng trƣởng -12% và Tây Nguyên là -5%, và Tây Nguyên vẫn là địa bàn có phí thu từ dịch vụ TTTM thấp nhất, đạt 6 tỷ đồng.
Về khách hàng
Năm 2018, tổng số Khách hàng phát sinh doanh số TTTM tại BIDV là 10.045 khách hàng, trong đó: 3.611 khách hàng mới phát sinh trong năm 2018, mang lại doanh số 2,2 tỷ USD, 2.611 khách hàng không còn phát sinh giao dịch, tƣơng ứng với doanh số giảm 1,46 tỷ USD so với năm trƣớc, 3.037 khách hàng có doanh số TTTM giảm 3,58 tỷ USD (doanh số giảm tƣơng đƣơng 19,5% doanh số TTTM toàn hệ thống), trong đó, có nhiều khách hàng có doanh số lớn, có mức giảm mạnh hoặc không còn phát sinh giao dịch, chủ yếu là do thay đổi định hƣớng kinh doanh, ảnh hƣởng chung của ngành làm giảm doanh số..
Qua đó, có thể thấy, số lƣợng khách hàng sụt giảm giao dịch hay không còn phát sinh so với cùng kỳ còn lớn, trong khi số lƣợng khách hàng mới phát sinh trong kỳ tuy lớn nhƣng giá trị giao dịch gia tăng còn khiêm tốn, và vẫn không đủ bù đắp lƣợng khách hàng giảm đi.
Hoạt động cho vay Tài trợ XNK
Tính đến 31/12/2018, dƣ nợ cho vay tài trợ XNK đạt 86 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2017. Dƣ nợ XNK tƣơng đƣơng khoảng 14% dƣ nợ khối bán buôn, tăng trƣởng dƣ nợ XNK có sự hỗ trợ của các Gói tín dụng ƣu đãi mà BIDV đã ban hành nội bộ.
Theo cơ cấu ngoại tệ - Việt Nam đồng: Dƣ nợ bằng ngoại tệ chiếm 49%, trong đó dƣ nợ bằng USD áp dụng lãi suất cạnh tranh là 18,3 nghìn tỷ, tƣơng ứng tỷ trọng cho vay cạnh tranh trong dƣ nợ cho vay bằng USD ngắn hạn là 41,7%.
Chất lƣợng tín dụng XNK tiếp tục duy trì ở mức tốt, tỷ lệ nợ xấu là 0,19%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống.
Hình 2.9: Diễn biến dƣ nợ XNK của BIDV giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTTM của BIDV năm 2018)
Hình 2.10: Dƣ nợ XNK của BIDV năm 2018 theo địa bàn
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTTM của BIDV năm 2018)
Dƣ nợ cho vay XNK tập trung chủ yếu tại ba địa bàn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm tỷ trọng 69% tổng dƣ nợ XNK toàn hệ thống.
Theo cơ cấu dƣ nợ XK, NK: Dƣ nợ XK chiếm tỷ trọng 54%, nhập khẩu chiếm 46%, phần lớn là dƣ nợ ngắn hạn, chiếm 84%, trong đó:
+ Về Tài trợ XK: Lớn nhất là Địa bàn Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 31% dƣ nợ XK toàn hệ thống và chiếm tới 91% dƣ nợ XNK của địa bàn, tiếp theo là địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (21%), Nam Trung Bộ (15%) và Động lực phía Nam ngoài Thành phố Hồ Chí Minh (14%).
+ Về Tài trợ NK: Dƣ nợ phần lớn tập trung tại địa bàn Hà Nội, chiếm 60% dƣ nợ NK toàn hệ thống, tiếp theo là địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 17%.