MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long sở giao dịch TP HCM (Trang 35)

Các NHTM trên thế giới đã có một bề dày lịch sử tồn tại và phát triển. Với tốc độ phát triển ngày càng tăng, các NHTM trên thế giới ngoài các kênh huy động vốn truyền thống, đã phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, kết hợp giữa các tính năng truyền thống và các đặc tính tiện lợi, nhanh chóng, tạo nên một xu hướng sử dụng sản phẩm ngân hàng một cách linh hoạt, hiệu quả. Một số phương thức, sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng trên thế giới và kinh nghiệm đúc kết của các ngân hàng như sau:

- Đa dạng hoá sản phẩm tiền gửi theo nhóm khách hàng tại Ngân hàng The National Bank (New Zealand) [5]

Ngân hàng The National Bank chia khách hàng cá nhân thành các nhóm như sau: Học sinh trung học; Sinh viên đại học; Nhân viên bắt đầu đi làm; Nhân viên làm việc lâu năm; Người hưu trí. Mỗi nhóm khách hàng này đều có nhu cầu tiết kiệm và tiền gửi khác nhau. Cụ thể:

+ Học sinh trung học có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn hơn là sinh lợi. Do nhóm đối tượng khách hàng này chủ yếu nhận thu nhập từ gia đình nên số tiền gửi thường không cao. Họ gửi tiền vì mục đích an toàn và để tham gia vào các dịch vụ thanh toán khác của ngân hàng như mua hàng hoặc rút tiền mặt qua thẻ. Do đó đối với nhóm đối tượng khách hàng này, lãi suất không phải là yếu tố

quan trọng tạo nên sự thu hút của sản phẩm, mà phải là sự tiện ích và đa dạng trong các dịch vụ thanh toán.

+ Sinh viên đại học có nhu cầu và động thái tiền gửi tương tự như sinh viên trung học, ngoại trừ số dư tiền gửi của nhóm này cao hơn và ngoài việc sử dụng dịch vụ thanh toán, nhóm này còn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng khác như vay tiền du học hoặc vay tiền mua xe. Do đó, có thể kết hợp gói sản phẩm trọn gói giữa tiền gửi và tiền vay đối với nhóm đối tượng khách hàng này.

+ Nhân viên bắt đầu đi làm thường có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi để nhận tiền lương trực tiếp đồng thời chuyển tiền trực tiếp chi trả cho các khoản như trả nợ vay đi học, trả nợ vay góp mua xe và các tiện nghi sinh hoạt khác hàng tuần, trả phí bảo hiểm xe hơi hàng tháng…

+ Nhân viên đi làm lâu năm cũng có nhu cầu và động thái gửi tiền như nhân viên mới đi làm nhưng nhóm khách hàng này có nhiều tiền hơn và có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng mua nhà.

+ Người hưu trí thường có nhu cầu tiền gửi tiết kiệm để có thu nhập ổn định theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng để bổ sung thêm thu nhập từ tiền hưu trí nhằm duy trì và đảm bảo chất lượng cuộc sống giống như lúc còn đi làm. Họ cũng có nhu cầu thanh toán khi đi du lịch nhưng không còn quan tâm đến các khoản tín dụng trả góp mua nhà.

Mỗi nhóm khách hàng có nhu cầu gửi tiền và nhu cầu sử dụng các sản phẩm khác của ngân hàng không giống nhau, nên The National Bank thiết kế sản phẩm riêng cho từng đối tượng khách hàng. Thiết kế sản phẩm theo xu hướng này khá hiệu quả vì đáp ứng được nhu cầu riêng của từng phân khúc khách hàng.

- Sản phẩm dịch vụ ưu tiên (Priority & International Banking) tại ngân hàng Standard Chartered [12]

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng ưu tiên của Standard Chartered là một chuỗi các dịch vụ và lợi ích toàn cầu với các giải pháp tài chính được thiết kế chuyên biệt bao

gồm giao dịch ngân hàng, cho vay, bảo đảm, đầu tư, và các sản phẩm mới đặc thù, đi kèm với dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ này cung cấp những đặc tính nổi bật như đội ngũ quản lý và chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, dịch vụ nhanh chóng, khách hàng được công nhận và hưởng ưu đãi trên toàn cầu. Đối với khách hàng doanh nhân hay phải di chuyển công tác quốc tế khi sử dụng dịch vụ này được được hưởng các dịch vụ ưu tiên và đặc quyền tại 200 Trung tâm dịch vụ Ngân hàng ưu tiên tại 25 quốc gia. Đồng thời, khách hàng được hưởng lãi suất ưu đãi đặc biệt cho tiền gửi có kỳ hạn và tín dụng cá nhân, các dịch vụ thanh toán miễn phí như chuyển tiền trong nước không giới hạn, miễn phí chuyển tiền ra nước ngoài và miễn phí mở thẻ ghi nợ quốc tế với hạn mức sử dụng lên đến 100 triệu đồng một ngày. Dịch vụ này của Standard Chartered đánh vào phân khúc khách hàng tiềm lực cao – có tài sản lưu động ròng ở mức trên 100.000 USD.

- Kinh nghiệm từ các ngân hàng ở Úc [13]

Trong xu thế toàn cầu hóa, mở rộng thị trường để chiếm lĩnh và duy trì thị phần cạnh tranh, nhiều NHTM sử dụng chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch để duy trì vị thế và lợi thế của mình khi có sự xuất hiện của các ngân hàng cạnh tranh. Kinh nghiệm của Úc trong giai đoạn cải cách, mở cửa thị trường từ 1984 đến nay cho thấy, giải pháp mở rộng mạng lưới giao dịch không mang lại hiệu quả và lợi thế cạnh tranh bằng việc nâng cao ứng dụng công nghệ tiên tiến trong cung ứng dịch vụ ngân hàng. Tập trung đầu tư tăng số lượng máy ATM, tăng cường dịch vụ giao dịch ngân hàng điện tử để nâng cao lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn vốn huy động.

Một kinh nghiệm nữa từ các ngân hàng ở Úc đó là phải quan tâm, đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ở các vùng này, khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng chính thống bị hạn chế, người dân thường bị lệ thuộc vào đối tác cung cấp dịch vụ tài chính không chính thức, chi phí sẽ cao hơn. Tình trạng này hạn chế tính hiệu quả của đầu tư và tăng trưởng. Ở vùng sâu, xa trung tâm và huyện thị, khoảng cách mà khách hàng đến được địa điểm cung cấp dịch vụ ngân hàng

là một khó khăn, thực tế nhiều khi đi mất cả buổi mới đến được phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng. Với thời gian giao dịch ở ngân hàng có hạn, thực hiện gửi tiền, rút tiền, thanh toán mất thời gian đã làm giảm mức độ tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng. Hơn nữa, việc nhận được đầy đủ thông tin, hiểu và xử lý được thông tin để có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đặc biệt đối với các dịch vụ ngân hàng hiện đại là thách thức lớn đối với đối tượng khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Kinh nghiệm của Úc cho thấy, để giảm khó khăn cho khách hàng ở địa bàn có khó khăn trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, chương trình phổ cập thông tin và hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng đã được áp dụng và có hiệu quả thiệt thực. Thực tiễn của ngân hàng Úc đóng vai trò quan trọng trong huy động vốn đầu tư là minh chứng cho định hướng đúng đắn cần phải được phát huy nhiều hơn nữa ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn, nơi được đánh giá có nhu cầu về dịch vụ ngân hàng.

1.3.2.Tại các Ngân hàng thương mại trong nước

Kể từ khi bắt đầu công cuộc cải tổ sâu rộng từ năm 1990 đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã có một sự thay đổi lớn và một bước phát triển đáng kể trong việc thu hút khách hàng. Nếu như trước kia, các doanh nghiệp tỏ ra ngần ngại thì nay hầu hết đã chủ động và tự nguyện mở tài khoản giao dịch với các NHTM. Để thu hút tiền gửi của khách hàng thì ngân hàng phải có được nhiều sản phẩm dịch vụ mà khách hàng quan tâm. Một số kinh nghiệm huy động vốn tại các ngân hàng trong nước sau khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới, học hỏi kinh nghiệm tiên tiến từ các NHTM trên thế giới như sau:

- Hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn cao dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại: Ngân hàng với thế mạnh là nền tảng công nghệ hiện đại, khả năng giao dịch trực tuyến có thể hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp trong công tác quản lý vốn bằng dịch vụ quản lý vốn tập trung.

- Phát triển đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi: Khách hàng của ngân hàng có nhiều tầng lớp khác nhau và nhu cầu gửi tiền của họ rất đa dạng. Do đó, yếu tố

tác động đến động thái và quyết định gửi tiền của khách hàng cũng rất phong phú. Đứng trước nhiều đối tượng khách hàng với những nhu cầu đa dạng, phong phú như vậy, cách phù hợp để thu hút họ là ngân hàng phải phát triển và cung cấp sản phẩm đa dạng để họ có điều kiện lựa chọn.

- Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng: Phát triển đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi và tiết kiệm giúp ngân hàng thu hút được khách hàng nhờ vào việc cung cấp sản phẩm với lãi suất cao hoặc cung cấp những dịch vụ ngân hàng khác biệt đi kèm với sản phẩm. Thế nhưng khách hàng đôi khi còn đòi hỏi có được sự tiện lợi trong giao dịch, thậm chí một số đối tượng khách hàng như người già, người nghỉ hưu, đối tượng khách hàng là doanh nhân… cho rằng sự tiện lợi là yếu tố quan trọng nhất đối với họ khi lựa chọn ngân hàng để giao dịch. Do đó, để thu hút khách hàng, ngân hàng phải tìm cách tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng. - Nâng cao trình độ tư vấn và kỹ năng bán hàng của nhân viên: Hiện nay, tất cả

các giao dịch ngân hàng phần lớn là cơ chế giao dịch một cửa, khách hàng đến giao dịch hầu như chỉ tiếp xúc với một nhân viên ngân hàng. Việc nhân viên giao tiếp tốt với trình độ chuyên môn cao, làm việc nhanh chóng, tận tình sẽ gây được thiện cảm và sự tin tưởng đối với khách hàng. Đây cũng chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiền gửi của ngân hàng.

- Xây dựng hình ảnh và thương hiệu ngân hàng: Xuất phát từ đặc thù của hoạt động ngân hàng là dựa trên niềm tin của người dân, một ngân hàng xây dựng được hình ảnh tốt và thương hiệu mạnh sẽ góp phần đáng kể trong việc thu hút khách hàng đến gửi tiền.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động huy động vốn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn mang lại từ hoạt động huy động vốn đáp ứng được nhu cầu đầu tư tín dụng và kinh doanh khác của ngân hàng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Chương 1 là hệ thống các cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạt động huy động vốn như khái niệm hoạt động huy động vốn, các phương thức huy động vốn... Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia như Úc, New Zealand để rút ra kinh nghiệm tại ngân hàng Việt Nam, tạo một khung lý thuyết vững chắc, từ đó làm cơ sở để phân tích thực trạng huy động vốn tại NHTM cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG MHB - SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng MHB là một trong năm NHTM nhà nước trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 769/QĐ-TTg ngày 18/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/4/1998. Hội sở chính của MHB đặt tại số 9, Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu ban đầu của Ngân hàng MHB là huy động vốn để cho vay hỗ trợ nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long xây dựng và phát triển nhà ở, góp phần xóa bỏ nhà ở tạm, ổn định nhà ở cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng trọng điểm lũ, hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh là một chi nhánh đặc biệt, được tách ra khỏi Ngân hàng MHB năm 1999 theo quyết định số 70- QĐ/HĐQT của Ngân hàng MHB. Trước năm 1999, Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận kinh doanh trực thuộc Ngân hàng MHB. Từ năm 1999, Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đơn vị kinh doanh phụ thuộc, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng MHB. Hoạt động kinh doanh chủ yếu bao gồm huy động vốn, tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, cho vay, thực hiện chính sách tín dụng nhà ở thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ thanh toán.

Đến năm 2005, do đã hoàn thành một số nhiệm vụ kinh doanh do Ngân hàng MHB đề ra, Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh tạm dừng hoạt động kinh doanh, trở lại là một bộ phận trực thuộc Hội sở Ngân hàng MHB với chức năng là trung tâm thanh toán và điều chuyển vốn. Tất cả các hoạt động kinh doanh trước đây của Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh sẽ được chuyển giao xuống các chi nhánh trên cùng địa bàn.

Năm 2010, trước nhu cầu mở rộng mạng lưới giao dịch để nâng cao khả năng cạnh tranh và nhằm đáp ứng được một số mục tiêu kinh doanh, Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh quay trở lại bắt đầu hoạt động kinh doanh như một chi nhánh độc lập, không còn trực thuộc Hội sở chính. Hoạt động chính của Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các hoạt động huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng và đầu tư, dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động kinh doanh vào ngày 13/04/2011 trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt trên thị trường, đặc biệt là thị trường vốn huy động. Bắt đầu hoạt động kinh doanh trong tình hình vô cùng khó khăn, mạng lưới giao dịch không có, chỉ có mỗi trụ sở chính đặt tại vị trí 517-519 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đó chưa có gì nổi bật. Tính đến năm 2013, qua quá trình cố gắng phát triển, Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều bước tiến đáng kể, mở rộng mạng lưới giao dịch ở Quận 2 và Quận Thủ Đức, nâng cao số lượng cán bộ nhân viên và từng bước đạt được các mục tiêu kinh doanh do Ngân hàng MHB đề ra.

2.1.2.Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh

Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động kinh doanh, giao dịch khách hàng vào ngày 13/04/2011. Tách ra khỏi Hội sở trong tình hình kinh tế suy thoái, hoạt động ngân hàng đang cạnh tranh vô cùng gay gắt,

hoạt động của Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh gặp một số khó khăn do có sự thay đổi về mặt tổ chức hoạt động, nhiều nghiệp vụ mới phải thực hiện lại từ đầu, các khách hàng lớn phải chuyển về Hội sở quản lý…nên xuất phát điểm của Sở giao dịch tương đối không được thuận lợi. Từ lúc trở lại hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long sở giao dịch TP HCM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)