Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long sở giao dịch TP HCM (Trang 29 - 31)

- Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội

+ Sự ổn định về mặt chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin và tâm lý gửi tiền của người dân. Nếu một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, ngân hàng khi đó với tư cách là một cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, được quản lý dưới một chế độ ổn định sẽ tạo một sự an toàn nhất định và người dân sẽ tin tưởng gửi tiền tích lũy của mình vào ngân hàng nhiều hơn. Chính vì vậy, nhân tố chính trị cũng là một trong những nhân tố tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

+ Tình hình kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiền gửi tại các NHTM. Một số chỉ tiêu để đánh giá tình hình kinh tế đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…Trong điều kiện nền kinh tế tăng

trưởng, thu nhập của người dân sẽ được đảm bảo và có xu hướng tăng, khi đó nhu cầu tích lũy của người dân sẽ cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào ngân hàng cũng tăng lên. Ngoài ra, trong nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu sử dụng vốn, đầu tư tín dụng tăng lên, ngân hàng sẽ mở rộng cung tín dụng bằng cách nâng lãi suất huy động để kích thích người dân gửi tiền, tăng nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Hơn nữa, nếu kinh tế phát triển, công nghệ ngân hàng sẽ được hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu tiện lợi, an toàn cho khách hàng, khi đó, các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt sẽ được thay thế dần bằng các phương tiện thanh toán hiện đại thông qua ngân hàng, ngân hàng sẽ huy động được nhiều hơn những khoản vốn trong thanh toán, đây là chính nguồn vốn linh hoạt vốn chi phí vốn thấp. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, thu nhập của người dân không ổn định và có xu hướng giảm xuống, điều này sẽ làm giảm lòng tin của người dân vào sự ổn định của đồng nội tệ. Chính vì vậy, khi thu nhập giảm thì không những lượng tiền nhàn rỗi trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm xuống mà lượng tiền người dân đã gửi và hệ thống ngân hàng trước đây còn có nguy cơ bị rút ra để chuyển sang các dạng đầu tư khác có giá trị ổn định hơn như vàng, bất động sản…Khi đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong hoạt động huy động vốn và củng cố lòng tin của khách hàng vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

+ Môi trường văn hóa, xã hội là các yếu tố quan trọng quyết định đến tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Tùy theo đặc trưng của mỗi quốc gia mà người dân có tiền nhàn rỗi sẽ lựa chọn các hình thức đầu tư như cất giữ tiền tại nhà, gửi vào ngân hàng, mua vàng hay đầu tư các lĩnh vực khác. Ở các quốc gia phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đã trở thành một nhu cầu của người dân. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, tuy nhu cầu sử dụng các phương tiện thanh toán có phần tăng lên hơn trước, nhưng phần lớn người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt và một

thói quen khác của người dân Việt Nam là thói quen cất trữ tiền mặt hoặc cất trữ dưới dạng vàng hoặc USD, điều này làm cho việc huy động vốn của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Ngoài ra các yếu tố xã hội khác như số lượng dân cư, mật độ dân số, phân bố vùng miền, địa lý… cũng là các yếu tố có phần ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng.

- Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế của Chính phủ

Mọi hoạt động kinh doanh của NHTM đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật và sự tác động của các chính sách kinh tế. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương, phương hướng trong hoạt động huy động vốn cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Sự thay đổi trong chính sách tài chính, chính sách tiền tệ và các quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước gây ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn và chất lượng nguồn vốn của các NHTM.

- Môi trường cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách quan. Ngành ngân hàng là ngành có mật độ cạnh tranh khá cao và ngày càng phức tạp. Hiện nay số lượng ngân hàng được phép hoạt động tăng cao hơn trước đây, cùng với sự phát triển mạnh của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và sự đổ bộ ồ ạt của các ngân hàng cũng như chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, trong khi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có giới hạn. Từ đó, tính độc quyền của hệ thống ngân hàng bị mất dần đi và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long sở giao dịch TP HCM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)