Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng và cạnh tranh gay gắt nhất giữa các NHTM. Không nằm ngoài xu hướng đó, ngay từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại, Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung chủ yếu cho hoạt động huy động vốn nhằm thu hút được sự chú ý và tin tưởng của khách hàng sau đó mới tập trung phát triển tín dụng, từng bước tăng trưởng một cách ổn định và bền vững. Việc
phân tích thực trạng huy động vốn qua quy mô và cơ cấu vốn huy động sẽ được cụ thể hóa qua các số liệu trong các bảng thống kê sau đây:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thị trường
Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2011 2012 30/06/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Vốn huy động từ thị trường 1 39,499 99.70 117,718 99.75 150,487 99.80 2 Vốn huy động từ thị trường 2 117 0.30 295 0.25 295 0.20 Tổng vốn huy động 39,616 100 118,013 100 150,782 100
Nguồn:Bảng cân đối kế toán – Ngân hàng MHB – SGD[9].
Như đã phân tích ở chương 1, nguồn vốn huy động từ thị trường 1 là nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, đây là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM xét về khía cạnh ổn định, hiệu quả. Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn này, nên Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh ngày từ đầu trong chiến lược kinh doanh đề ra đã xác định phải tập trung thu hút nguồn tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, không tập trung phát triển nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng. Do trước đây, Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng của trung tâm thanh toán của Ngân hàng MHB, nên có nhiều NHTM khác mở tài khoản tại Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện các hoạt động thanh toán. Chính vì vậy, tại Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn quản lý một số tài khoản tiền gửi thanh toán từ các NHTM khác. Phần vốn huy động từ thị trường 2 này chính là số dư
tiền gửi từ tài khoản tiền gửi thanh toán, Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh không chủ trương thực hiện huy động tiền gửi có kỳ hạn đối với các NHTM khác. Năm 2012, số dư vốn huy động từ thị trường 2 tăng lên so với năm 2011, tỷ lệ tăng 152%, đây là một tỷ lệ tăng trưởng khá cao, nhưng tỷ lệ tăng trưởng này không phải thể hiện trong năm 2012, Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh có đẩy mạnh việc huy động vốn qua thị trường 2. Điều này là do trong năm 2012, Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh có tiến hành giao dịch với một NHTM theo chỉ đạo của Hội sở chính nên phát sinh tăng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của NHTM này tại Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh. Và đến nửa đầu năm 2013, số dư vốn huy động từ thị trường II đã ổn định, không tăng trưởng, thể hiện đúng chủ trương của Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh. Do nguồn vốn huy động từ thị trường 2 không đáng kể so với nguồn vốn từ thị trường 1, nên các phân tích về thực trạng huy động vốn chỉ tập trung phân tích nguồn vốn huy động từ thị trường 1.
Qua bảng 2.2, có thể nhận thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ thị trường 1 trên tổng nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ lệ trên 99%. Đây là một tỷ lệ khá cao, chứng tỏ được Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đúng định hướng kinh doanh đã đề ra từ khi bắt đầu là tập trung vào nguồn tiền gửi từ tổ chức và cá nhân. Về số liệu tăng trưởng, cho thấy lượng vốn huy động liên tục tăng lên qua các năm, đặc biệt là tăng trưởng một cách vượt bật ở năm 2012. Năm 2011 là năm đánh dấu việc Sở giao dịch tách ra hoạt động độc lập, sự thay đổi về mặt tổ chức, phương thức kinh doanh làm cho hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch gặp khó khăn trong giai đoạn đầu, làm cho hoạt động huy động trong năm này không đạt kết quả như mong đợi. Năm 2012, việc củng cố dần các hoạt động nghiệp vụ cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể Sở giao dịch và việc tiếp nhận thêm hai phòng giao dịch ở khu vực Thủ Đức và quận 2, hoạt động huy động vốn đã tăng trưởng một cách vượt bật so với năm 2011, tăng 78.219 triệu đồng, tốc độ tăng 198%. Tính đến nửa đầu năm 2013, huy động vốn cũng tăng 32.769 triệu đồng so với năm 2012, tốc độ tăng 28%. Tuy hoạt động huy
động vốn có tăng trưởng đều qua các năm, nhưng tốc độ tăng có phần giảm sút và số dư vốn huy động được vẫn chưa ấn tượng và chưa xứng tầm với một chi nhánh lớn như Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh. Số dư nửa đầu năm 2013 chỉ đạt ở mức 150.782 triệu đồng, trong khi kế hoạch huy động đề ra trong năm này là 300.000 triệu đồng. Tính đến tháng 6 năm 2013, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chỉ ở mức 50,26%. Từ đây đến cuối năm, Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều để đạt được kế hoạch, điều này cũng khá khó khăn trong tình hình cạnh tranh gay gắt và sự biến động về lãi suất ngày càng nhiều như hiện nay.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động trên thị trường I theo kỳ hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
STT CHỈ TIÊU
NĂM
2011 2012 30/06/2013
Số
tiền trọng(%) Tỷ tiền Số trọng(%) Tỷ tiền Số trọng(%) Tỷ
1 Tiền gửi không kỳ hạn 710 1.80 5,428 4.61 8,112 5.39 2 Tiền gửi có kỳ hạn 38,789 98.20 112,290 95.39 142,375 94.61 - Tiền gửi và GTCG có kỳ hạn dưới 1 năm 38,789 98.20 99,941 84.90 91,030 60.49 - Tiền gửi và GTCG có kỳ hạn từ 1 năm trở lên - 0.00 12,349 10.49 51,345 34.12 Tổng vốn huy động 39,499 100 117,718 100 150,487 100
Nguồn:Báo cáo quản lý điều hành – Ngân hàng MHB – SGD[8].
Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động, thì nguồn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2012, tăng 4.718 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng cao 664,5%. Đến nửa đầu
năm 2013, số lượng và tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi này tương đối ổn định hơn, tăng trưởng 2.684 triệu đồng so với năm trước, tốc độ tăng 49,45%. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn này chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp và các cá nhân thường xuyên giao dịch thẻ nhiều. Điều này cho thấy, qua một thời gian hoạt động, Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh đã dần chiếm được niềm tin, thu hút được một lượng lớn khách hàng đến giao dịch, đặc biệt là các doanh nghiệp. Họ đã dần dần nhận ra sự an toàn và tiện lợi khi giao dịch tại Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh và dần chuyển doanh thu cũng như các giao dịch thanh toán về tài khoản tiền gửi mở tại Sở giao dịch. Việc huy động được nguồn tiền gửi không kỳ hạn có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh, vì tuy nó là nguồn vốn có tính ổn định không cao, nhưng chi phí vốn cho loại nguồn vốn này thấp. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng tài khoản thanh toán tại Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện để tiếp cận và bán chéo các sản phẩm khác của ngân hàng.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn
Năm 2011 Năm 2012 30/06/2013
Nguồn:Báo cáo quản lý điều hành – Ngân hàng MHB – SGD[8].
100% 89% 11% 63.94 % 36.06 %
Tiền gửi và GTCG có kỳ hạn dưới 1 năm.
Từ biểu đồ 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn của Sở giao dịch chủ yếu là nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm. Thậm chí năm 2011 còn không huy động được bất kỳ nguồn vốn trung dài hạn nào. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động cho vay trong năm này không phát triển. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên có tỷ trọng thấp hơn tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm, tuy nhiên tỷ trọng này đang tăng dần qua các năm. Cụ thể, đầu những năm 2013, nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên tăng vọt lên 38.996 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 315,8%. Điều này là do giữa tháng 6/2012, Ngân hàng Nhà nước gỡ bỏ trần lãi suất đối với các món tiền gửi huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất huy động của kỳ hạn này sẽ do các NHTM tự quyết định trên cơ sở cung cầu thị trường. Nhằm mục đích cạnh tranh, thu hút nguồn tiền gửi, lãi suất tiền gửi từ 12 tháng trở lên tại Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh được niêm yết với mức lãi suất cao nhất phù hợp với mức lãi suất biến động trên thị trường. Chính vì vậy, đã thu hút được một lượng tiền gửi lớn dịch chuyển từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài. Tính đến đầu năm 2013, do vẫn áp dụng mức lãi suất hấp dẫn, nên Sở giao dịch vẫn còn thu hút được khách hàng đến gửi tiền ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Ngoài ra, do tình hình biến động lãi suất theo xu hướng giảm, nên khách hàng có nhu cầu gửi tiền ở các kỳ hạn dài để đảm bảo phần tiền lãi nhận được không bị giảm sút. Đây chính là nguyên nhân chính làm cho vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn tăng lên qua các năm. Từ đó, có thể cho thấy bên cạnh những nhân tố khác, nhân tố lãi suất vẫn là nhân tố quyết định hàng đầu trong việc huy động vốn. Việc huy động được một nguồn vốn lớn từ tiền gửi với kỳ hạn dài sẽ giúp ổn định được nguồn vốn tại Sở giao dịch, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu cho vay và các nhu cầu đầu tư khác.
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động trên thị trường 1 theo sản phẩm Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2011 2012 30/06/2013 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 1 Tiền gửi của tổ chức, cá nhân 25,704 65.08 24,393 20.72 28,813 19.15
2 Tiền gửi tiết
kiệm 9,304 23.56 92,273 78.38 121,600 80.80 3 Phát hành GTCG 4,491 11.37 - 0.00 - 0.00 4 Tiền ký quỹ - 0.00 1,052 0.89 74 0.05 Tổng vốn huy động 39,499 100 117,718 100 150,487 100
Nguồn:Bảng cân đối kế toán – Ngân hàng MHB – SGD[9].
Qua bảng 2.4, nhận thấy được cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thông thường có xu hướng thay đổi theo một chiều hướng hoàn toàn trái ngược nhau trong năm 2011 và những năm sau đó. Nếu trong năm 2011, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng tiền gửi thông thường, chỉ dừng ở con số khiêm tốn là 23,56% thì đến những năm về sau, tỷ trọng này đã tăng lên một cách đáng kể và nguồn vốn huy động từ tiết kiệm chiếm phần lớn nguồn vốn huy động với tỷ trọng 78,38% năm 2012 và 80,80% nửa đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thông thường trong hoạt động huy động vốn là do trong năm 2011, Sở giao dịch mới bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại, lượng khách hàng cá nhân đến giao dịch tiết kiệm rất ít. Hơn nữa do bắt đầu hoạt động kinh doanh trong tình hình Ngân hàng nhà nước tiến hành áp dụng trần lãi suất trong thời gian đầu, nên hoạt động huy động, thu hút khách hàng càng gặp
nhiều khó khăn hơn. Chính vì vậy, lượng tiền huy động được chủ yếu đến từ các khách hàng doanh nghiệp có quan hệ lâu năm trước đây với Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh, các cá nhân tiết kiệm hầu như rất ít, chủ yếu là khách hàng quen từ cán bộ nhân viên hoặc các khách hàng ở khu vực ngay sát khu vực trụ sở. Những năm sau đó, do dần đã ổn định được hoạt động kinh doanh, càng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thông thường đã dần có sự thay đổi theo hướng tăng cơ cấu tiền gửi tiết kiệm. Việc tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm cao hơn so với tiền gửi thông thường là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với xu thế chung của Ngân hàng MHB nói riêng và các NHTM khác nói chung. Hơn thế nữa, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm nó cũng mang tính ổn định hơn từ tiền gửi của các doanh nghiệp lớn, tránh được tình trạng mất thanh khoản tức thì khi các doanh nghiệp này rút đi nguồn tiền gửi lớn gửi tại ngân hàng. Tuy tập trung phần lớn thu hút tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, nhưng Sở giao dịch vẫn có các kế hoạch cũng như chiến lược riêng để giữ chân và thu hút các doanh nghiệp tiền gửi, tránh tình trạng bị rút đi nguồn tiền gửi này. Qua bảng số liệu, cho thấy nguồn tiền gửi từ tổ chức, cá nhân không bị thay đổi nhiều qua các năm, vẫn tăng trưởng một cách ổn định và bền vững. Sở giao dịch vẫn đang có kế hoạch từng bước tận dụng các doanh nghiệp với nguồn tiền gửi lớn để thu hút thêm nguồn tiền từ họ, từng bước đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, nhằm hoàn thành kế hoạch năm 2013 đã đề ra.
Trong năm 2011, Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh có tiến hành chương trình phát hành kỳ phiếu huy động với chương trình quay số trúng thưởng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, lượng vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu năm 2011 không cao. Đến năm 2012, Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thêm hai đợt phát hành kỳ phiếu nhưng do lãi suất chưa cạnh tranh, kỳ hạn dài nên trong năm này không huy động được bất kỳ khoản vốn nào. Sang đến năm 2013, do hiệu quả của huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá không cao, nên từ đầu năm 2013 đến nay, Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh không tiến
hành thêm bất kỳ chương trình huy động vốn nào từ phát hành kỳ phiếu. Việc huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá không thành công là do các chương trình này không có những đặc tính thu hút khách hàng, lãi suất không cạnh tranh, không có nhiều chương trình khuyến mại hay quảng bá mạnh mẽ về chương trình, kỳ hạn dài không hấp dẫn được khách hàng. Ngân hàng MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh cần có kế hoạch phát triển nhiều hơn các sản phẩm huy động từ phát hành giấy tờ có giá, nhằm đa dạng danh mục sản phẩm và các kênh huy động của ngân hàng. Việc huy động vốn qua phương thức này sẽ mang lại nguồn vốn ổn định cho ngân hàng, và nhằm cung cấp đủ vốn để thực hiện các kế hoạch của ngân hàng trong dài hạn.
Năm 2011, chưa hoạt động nhiều ở lĩnh vực cho vay nên không phát sinh món bảo lãnh nào, dẫn đến chưa xuất hiện nguồn tiền huy động từ tiền ký quỹ của khách hàng. Sang đến năm 2012 và tháng 6 năm 2013, do hoạt động cho vay đã ổn định hơn, các món bảo lãnh được thực hiện nhiều hơn làm cho nguồn vốn huy động từ tiền gửi ký