Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 43 - 46)

Chi nhánh Bảo Lộc

2.1.1. Giới thiệu khái quát Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Việt Nam

2.1.1.1. Giới thiệu chung

Ngân hàng Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam đƣợc thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Các hoạt động chính

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ đƣợc thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tƣ và tƣ vấn đầu tƣ cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tƣ các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nƣớc nhƣ: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đƣờng cao tốc (BEDC), Đầu tƣ sân bay Quốc tế Long Thành…

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam tƣ và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – BIDV hiện nay là một trong những định chế tài chính hàng đầu ở Việt Nam, luôn đóng góp tích cực và hiệu quả

cho sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc. BIDV tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, đƣợc thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ, thời gian đầu trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Trong quá trình hoạt động, BIDV đƣợc mang những tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nƣớc.

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ ngày 26/4/1957): Đƣợc thành lập với nhiệm vụ quản lý vốn ngân sách, cấp phát kịp thời vốn kiếnthiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các công trình xây dựng đất nƣớc thuộccác lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981): Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ & Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo chủ trƣơng đổi mới hệ thống cấp phát vốn ngân sách và tín dụng đầu tƣ cơ bản của Nhà nƣớc. Mục tiêu hoạt động về cơ bản không thay đổi nhƣng các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đƣợc mở rộng, vai trò tín dụng đƣợc nâng cao. Nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế theo kếhoạch Nhà nƣớc, đảm bảo cung ứng vốn lƣu động cho các tổ chức xây lắp. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bƣớc chuyển mình theo định hƣớng của sự nghiệp đổi mới của cả nƣớc, từng bƣớc trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế.

Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (từ ngày 14/11/1990): Thời kỳ 1990 – 1994: Ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 401/CT – HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng, Ngân hàng Đầu tƣ & Xây dựng Việt Nam đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam và bắt đầu mở rộng hoạt động bằng việc tự tìm kiếm các nguồn vốn, bên cạnh nguồn vốn đƣợc cấp từ Ngân sách để thực hiện cho vay đầu tƣ phát triển theo chỉ định của Nhà nƣớc. Đây là thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Nhiệm vụ của BIDV cũng thay đổi: Nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc kế hoạch Nhà nƣớc, huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tƣ và phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và DVNH chủ yếu trong lĩnh vực đầu tƣ và xây lắp.

Từ ngày 01/01/1995: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV, đƣợc phép kinh doanh đa năng tổng hợp nhƣ một ngân hàng thƣơng mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tƣ phát triển. Tự huy động nguồn vốn: BIDV chủ động trong việc áp dụng các hình thức huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài vốn huy động trong nƣớc, BIDV còn huy động vốn nƣớc ngoài, thông qua nhiều hình thức nhƣ vay thƣơng mại, vay hợp vốn, vay qua hạn mức thanh toán, theo các hiệp định thƣơng mại, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh…

Ngày 28/12/2011, BIDV đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng. Kết quả IPO này có thể coi là “ngoài sự mong đợi” của những chuyên gia kinh tế, những đầu tƣ lạc quan nhất trong điều kiện thị trƣờng chứng khoán Việt Nam lao dốc, thị trƣờng chứng khoán thế giới ảm đạm nhƣ tháng 12/2011. Kết quả IPO của BIDV một lần nữa minh chứng uy tín thƣơng hiệu BIDV, bản lĩnh của BIDV, sức mạnh nội tại của BIDV. Ngoài ra, điều này còn thể hiện sự quan tâm rất lớn của đông đảo các nhà đầu tƣ đối với cổ phiếu BIDV và rộng hơn là sự tin tƣởng vào uy tín, thƣơng hiệu và hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hàng đầu trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, từ năm 2012 BIDV bắt đầu hoạt động với tƣ cách của một NHTMCP, đây thực sự là cuộc cách mạng, là sự chuyển đổi căn bản hoạt động của BIDV sau 55 năm thực hiện nhiệm vụ, vai trò của một NHTMNN. Quá trình cổ phần hóa sẽ tạo cho BIDV một mô hình mới, năng động và hiệu quả; Tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nƣớc; Tạo sự thúc đẩy để cũng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng đầu tƣ cũng nhƣ nâng tầm giá trị thƣơng hiệu. Với bản lĩnh vững vàng và truyền thống đoàn kết thống nhất trên dƣới một lòng, cùng với sự thay đổi trong quản trị điều hành theo mô hình NHTMCP, kỳ vọng rằng BIDV không những bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thƣơng hiệu, mà còn tạo dựng đƣợc một vị thế vững chắc trên thị trƣờng tài chính, trở thành một NH hiện đại và đƣợc xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bên cạnh thế mạnh vốn có của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

2.1.2. Giới thiệu khái quát Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc và sự phát triển qua từng thời kỳ Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc và sự phát triển qua từng thời kỳ

BIDV Bảo Lộc đƣợc thành lập theo Quyết định số 310/QĐ-HĐQT ngày 19/09/2006 của Hội đồng Quản trị BIDV, trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Lâm Đồng (nay là BIDV Bảo Lộc).

Là một đơn vị thành viên (chi nhánh cấp 1) của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, đƣợc thành lập vào giai đoạn toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển đã chuyển hƣớng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, vừa cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nƣớc, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Trong những năm đầu thành lập, trong điều kiện khó khăn mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện phƣơng tiện làm việc đến môi trƣờng hoạt động kinh doanh, BIDV Bảo Lộc đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đầu tƣ phát triển, cùng các doanh nghiệp bạn góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của tỉnh Lâm Đồng.

Từ lúc thành lập, mạng lƣới của chi nhánh gồm có 01 Hội sở chính và 01 điểm cho vay, với 25 cán bộ công nhân viên. Sau hơn 10 năm hoạt động trên trên nền tảng chi nhánh cấp 1, đến nay BIDV Bảo Lộc đã đạt đƣợc những thành quả đáng khích lệ, số lƣợng cán bộ, nguồn vốn cũng nhƣ lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua mỗi năm, đồng thời đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.

BIDV Bảo Lộc luôn là đơn vị nhiều năm hoạt động có hiệu quả và đạt mức tăng trƣởng cao, không ngừng đổi mới phong cách làm việc, nâng cao nghiệp vụ, cải tiến công nghệ, luôn thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng thƣơng mại quốc doanh. Đến nay Ngân hàng đã có một diện mạo mới: Tự tin, năng động, đi trƣớc, trẻ trung, sáng tạo, xứng đáng với bằng khen của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)