- Môi trường pháp lý:
Cũng giống nhƣ những NHTM khác, BIDV với tƣ cách là kênh dẫn vốn, điều tiết từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng liên quan đến sự ổn đinh tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Là nơi trực tiếp thực hiện các mục tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của mình để NHNN có thể kiểm soát đƣợc khối lƣợng tín dụng cũng nhƣ điều tiết khối lƣợng tiền trong lƣu thông. Nếu hoạt động tín dụng tại chi nhánh nói riêng và BIDV nói chung
không hiệu quả, cho vay không thu hồi nợ và lãi đúng hạn hoặc sự tăng trƣởng tín dụng thiếu lành mạnh, mở rộng quá mức sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hƣởng đến sự sống còn của hệ thống ngân hàng mà còn phá vỡ tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Vì vậy, chi nhánh luôn chịu sự giám sát hết sức sát sao của pháp luật, cũng nhƣ các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy mô, giới hạn cho vay,...
- Chính sách tiền tệ của NHNN tác động tới BIDV
Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết hoạt động cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng... Vì vậy, trong từng thời kỳ nhất định của môi trƣờng cạnh tranh khá gay gắt BIDV luôn có những định hƣớng xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể nhằm tạo tác động tích cực đến việc điều chỉnh mọi mặt hoạt động cho vay, chính sách lãi suất và sản phẩm huy động, cho vay phải đƣợc điều tiết linh hoạt gắn liền với từng loại hình huy động và cho vay nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu hoàn thành chính sách tiền tệ đƣợc giao và kích thích công chúng đến với chi nhánh.
Trong các công cụ về chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất đƣợc xem là công cụ gián tiếp trong trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sựthay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng lên hay giảm bớt lƣợng tiền trong lƣu thông, mà còn có thể kích thích hay kìm hãm sản xuất. Cơ chế điều chỉnh lãi suất đƣợc hiểu là tổng thể những chủ trƣơng chính sách và giải pháp cụ thể của NHNN nhằm điều tiết lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.