Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 66)

2.4.1. Nguyên nhân chủ quan

Bộ phận tín dụng vừa là ngƣời đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trình duyệt thƣờng kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng do một số lý do sau đây:

Bộ phận tín dụng thƣờng phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hƣớng tốt hơn so với thực tế để đƣợc phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dƣ nợ.

Cán bộ tín dụng tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đôi khi có thể nảy sinh sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu vốn để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc cán bộ tín dụng để vay đƣợc tiền ngân hàng.

Cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hƣớng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dụng liên quan đến khách hàng nhƣ pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo…Với khối lƣợng công việc lớn nhƣ vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.

Trƣờng hợp hai bộ phận tín dụng và thẩm định cùng phân tích một khoản vay thƣờng dẫn đến khó phân định trách nhiệm khi xảy ra rủi ro. Mặt khác, kể cả trƣờng hợp khoản vay đƣợc phân tích bởi cả hai bộ phận thì bộ phận tín dụng vẫn là đầu mối tổng hợp trình phê duyệt tín dụng, do vậy bộ phận này vẫn có ảnh hƣởng lớn hơn đến kết quả phân tích, ý kiến của bộ phận thẩm định hầu nhƣ chỉ mang tính tham khảo.

2.4.2. Nguyên nhân khách quan

- Về phía khách hàng:

Đối với khách hàng doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ chƣa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi ngân hàng đều có chất lƣợng kém, không phản ánh đúng thức trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Thêm nữa, hiện nay rất ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thƣờng chỉ các doanh nghiệp nhà nƣớc bị bắt buộc kiểm toán thì mới thuê kiểm toán tài chính độc lập, còn lại phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy, ngân hàng khó phát hiện các sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này, dẫn đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác.

Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý ngƣời Việt Nam là không muốn công khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng.

- Mức độ công khai thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế: Những thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầng…có ảnh hƣởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh khách hàng. Tuy nhiên việc những thông tin này thƣờng không đƣợc công bố chi tiết, do vậy ngân hàng khó dự đoán chính xác đƣợc ảnh hƣởng của các sự kiện đó đối với hoạt động của khách hàng.

- Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước chưa ổn định:

Các chính sách quản lý của Nhà nƣớc đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thƣờng có sự điều chỉnh, lại không đƣợc thông báo trƣớc một thời gian cần thiết để các cá nhân, tổ chức liên quan kịp chuyển đổi, thích nghi (nhƣ chính sách xuất

nhập khẩu xe gắn máy, chính sách ngừng xuất khẩu gỗ, gạo; sự thay đổi trong quy hoạch xây dựng hạ tầng; thay đổi cơ chế lãi xuất, tỷ giá; cơ chế tài chính; những quy định về quản lý sử dụng đất đai,…trong thời gian qua). Điều này dẫn đến hậu quả là cả khách hàng và bản thân ngân hàng không lƣờng trƣớc đƣợc, do vậy dẫn đến lựa chọn cho vay với những dự án, phƣơng án thua lỗ, thậm chí khách hàng bị phá sản do không theo kịp chính sách quản lý kinh tế.

- Sự bất ổn của nền kinh tế thế giới và trong nước:

Nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá xăng dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ diễn biến thất thƣờng ảnh hƣởng lớn đền tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu đã lan nhanh kể từ năm 2008, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến Việt Nam. Chúng ta đã chứng kiến cơn bão tài chính, tín dụng ngân hàng đầu năm 2008 với các đợt điều chỉnh liên tục lãi suất cơ bản của NHNN, điều này làm cho các DN thực sự lao đao vì không tiếp cận đƣợc vốn ngân hàng, sản xuất đình trệ, thị trƣờng thu hẹp, chi phí đầu vào tăng quá cao là một nguyên nhân làm suy giảm khả năng trả nợ của DN và do đó kéo theo rủi ro tín dụng ngân hàng.

- Ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh:

Thiên tai, dịch bệnh trong những năm qua làm cho những cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh bị tổn thất nhiều, nhất là các hộ dân chăn nuôi heo, gà.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung chƣơng 2 của luận văn đƣợc trình bày một cách tổng quan quá trình phát triển và một số đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ cấu nguồn lực, một số đặc điểm kinh doanh chủ yếu và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bảo Lộc những năm vừa qua.

Bên cạnh phân tích hoạt động chung, chƣơng II cũng đã đi sâu vào đánh giá hoạt động cho vay của BIDV Bảo Lộc và đã nêu bật đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ hoạt động chính mang lại lợi nhuận cao nhất cho Chi nhánh chính là hoạt động cho vay. Bên cạnh đó luận văn cũng nêu ra đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của BIDV Bảo Lộc.

Luận văn đã trình bày chủ yếu về thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bảo Lộc, từ những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động cho vay luận văn cũng xác định đƣợcnhững kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và đã đƣa ra đƣợc những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan của những yếu kém đó.Đó chính là cơ sở để đề xuất một số phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bảo Lộc,và đây cũng là nội dung chủ yếu đƣợc đề cập đến trong chƣơng 3:“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bảo Lộc”.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẢO LỘC

3.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc trong thời gian tới cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc trong thời gian tới 3.1.1. Định hƣớng chung tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Sau giai đoạn 2010-2016 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng có thể kể đến gồm:

Thứ nhất, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh: BIDV tiếp tục tăng trƣởng tích cực cả về quy mô, hiệu quả và chất lƣợng hoạt động trong năm 2016. Cụ thể, đến cuối 2016, ƣớc tính tổng tài sản của BIDV tăng trƣởng gần 17% so với 2015 và đạt trên 1.000 nghìn tỷ đồng. Tổng tín dụng và đầu tƣ1 đạt 935.500 tỷ đồng, trong đó, dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 732 nghìn tỷ đồng, tăng trƣởng 18% so với năm 2015, cơ cấu khách hàng và ngành nghề tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hƣớng của Chính phủ. .Nguồn vốn tiếp tục tăng trƣởng hợp lý, đến cuối năm, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 932.900 tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức, dân cƣ ƣớc đạt 786.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2015. Bên cạnh đó, BIDV cũng đạt đƣợc kết quả rất tích cực trong kết quả kinh doanh với lợi nhuận trƣớc thuế đạt mức trên 7.500 tỷ đồng

Đặc biệt, trong năm 2016, BIDV đã triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu nhƣ: Thực hiện đánh giá, rà soát chất lƣợng tín dụng, đánh giá khả năng thu hồi để có biện pháp phù hợp với từng khách hàng có dƣ nợ xấu; Hạn chế phát sinh tăng nợ xấu mới thông qua việc tìm kiếm và cho vay khách hàng tốt đồng thời đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng ổn định sản xuất kinh doanh để có nguồn trả nợ ngân hàng; Tích cực thực hiện các giải pháp để xử lý nợ xấu, bao gồm xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo, áp dụng các biện pháp quyết liệt để yêu cầu khách hàng trả nợ… Nhờ đó, chất lƣợng hoạt động tiếp tục đƣợc đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu ở mức dƣới 2%.

Thứ hai, đã đạt đƣợc những kết quả tích cực trong tái cơ cấu về mặt hoạt động theo hƣớng ổn định, bền vững và đa dạng hơn. Theo đó, cuối 2016, dƣ nợ tín dụng bán lẻ dự kiến chạm mốc 178.000 tỷ đồng, tăng 28,1% so với năm 2015, chiếm 24,5% tổng dƣ nợ tín dụng, cải thiện 1,8% so với năm 2015. Huy động vốn từ khách hàng cá nhân ƣớc đạt 446.000 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 56,1% tổng huy động vốn, cải thiện 2,37% so với năm trƣớc. Số khách hàng doanh nghiệp của BIDV cũng dự kiến đạt 205.300 khách hàng (tăng hơn 8% so với 2015, chiếm tỷ trọng 30% tổng lƣợng doanh nghiệp Việt Nam). Trong đó, số lƣợng khách hàng doanh nghiệp SME ƣớc đạt 119.000 khách hàng (chiếm tỷ trọng 58% tổng số khách hàng doanh nghiệp của toàn hệ thống; tăng 30% so với 2015, vƣợt trội so với tốc độ tăng 17% về số doanh nghiệp SME của cả nền kinh tế). Số khách hàng cá nhân tăng 10% so với 2015, đạt trên 8,5 triệu khách hàng, tƣơng ứng khoảng 9% dân số. Bên cạnh đó, cơ cấu về thu nhập của BIDV tiếp tục đƣợc đa dạng hóa với thu nhập từ dịch vụ của BIDV năm 2016 đạt 3.800 tỷ đồng, đứng đầu trong hệ thống ngân hàng.

Kết thúc năm 2016, bƣớc sang năm 2017, BIDV xác định đây là năm đầu tiên của giai đoạn triển khai tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2 với phƣơng châm “Kỷ cƣơng - Trách nhiệm - Hiệu quả”. Trong đó, BIDV xác định các nhiệm vụ trọng tâm lớn gồm: (1) Nỗ lực triển khai kế hoạch kinh doanh ngay từ những ngày đầu năm phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra; (2) Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đƣợc Chính phủ, NHNN giao phó; (3) Triển khai phƣơng án nâng cao năng lực tài chính giai đoạn 2017 - 2021 trong đó tập trung ƣu tiên triển khai các biện pháp tăng vốn từ các kênh nhà đầu tƣ chiến lƣợc, đầu tƣ tài chính, phát hành riêng lẻ và phƣơng án phát hành cổ phần ƣu đãi cho ngƣời lao động, đồng thời thực hiện kiểm soát chất lƣợng tài sản có, cơ cấu tài sản hợp lý, tiết kiệm chi phí, giảm đầu tƣ lãng phí; (4) Tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả, ƣu tiên đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, SME, FDI; (5) Tiếp tục cơ cấu danh mục tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xử lý thu hồi nợ; (6) Điều hành cân đối vốn đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu an toàn - hiệu quả - quy mô; (7) Tạo bƣớc chuyển đột phá trong bán lẻ, chú trọng phát triển và gia tăng các nguồn

thu dịch vụ; (8) Phân bổ nguồn lực tài chính hợp lý, chi tiêu tƣơng ứng hiệu quả mang lại; (9) Nâng cao năng lực quản trị điều hành gắn liền với kỷ cƣơng, kỷ luật toàn hệ thống; và (10) Củng cố hiệu quả hoạt động mạng lƣới và tiếp tục đẩy mạnh năng lực cạnh tranh.

3.1.2. Định hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng thƣơng mại cổ phần mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc

Đối với các sản phẩm tín dụng bán lẻ, BIDV chứng tỏ ngân hàng hàng đầu về cho vay bán lẻ thông qua giải thƣởng Sản phẩm Cho vay nhà ở tốt nhất. BIDV đã xây dựng chiến lược phát triển cho vay nhà ở theo hƣớng khác biệt, tạo sự thu hút rộng lớn tới khách hàng và hƣớng tới tất cả các phân khúc thị trƣờng nhà ở (nhà ở thƣơng mại và nhà ở xã hội). Theo đó, BIDV đã và đang tích cực triển khai hàng loạt Gói tín dụng cạnh tranh cho vay nhà ở theo chuỗi liên kết Chủ đầu tƣ - BIDV - Khách hàng mua nhà; luôn đa dạng, thiết kế chính sách bán hàng riêng biệt, đặc thù với hàng trăm Chủ đầu tƣ uy tín, đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng. Nhờ vậy, BIDV đã tích cực gia tăng giá trị, tạo sự yên tâm cho Khách hàng khi vay vốn mua nhà tại các Dự án BIDV có thỏa thuận hợp tác/liên kết Chủ đầu tƣ. Hơn thế nữa, BIDV đã tích cực phát triển, đƣa công nghệ vào phục vụ khách hàng, triển khai giải pháp đăng ký khoản vay trực tuyến theo hƣớng rút ngắn thủ tục, gia tăng tính thuận tiện và đơn giản hóa hồ sơ vay vốn. Trong thời gian tới, sản phẩm cho vay nhà ở đƣợc xác định vẫn sẽ tiếp tục là sản phẩm thế mạnh, chủ chốt, mang thƣơng hiệu BIDV đến với khách hàng.

Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc trong các năm vừa qua, vẫn thể hiện còn nhiều mặt hạn chế. Với tình hình cạnh tranh gay gắt từ các TCTD tại địa phƣơng Ban lãnh đạo ngân hàng đã đƣa ra nhƣng định hƣớng để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc trong giai đoạn tới, cụ thể nhƣ sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, tăng trƣởng nguồn vốn và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, từ đó làm tiền đề cho công tác tín dụng hiệu quả hơn nhờ chi phí mua vốn từ hội sở giảm xuống.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp tăng trƣởng dƣ nợ nhƣng vẫn đảm bảo an toàn, bền vững, tập trung đầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ƣu tiên phát triển có chênh lệch mua bán vốn cao. Trong đó ƣu tiên tăng trƣởng dƣ nợ bán lẻ có độ rủi ro thấp hơn; mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Triển khai các phƣơng án xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro bám sát theo chỉ đạo của BIDV.

- Doanh số cho vay tăng từ 30% – 35%/năm; - Dƣ nợ tăng trƣởng từ 30 -35%/năm;

- Nợ xấu dƣới 2% trên tổng dƣ nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)