Hiện tại, do khối lƣợng công việc của cán bộ tín dụng là khá lớn, nên công tác kiểm soát sau cho vay vẫn còn bị buông lỏng. Đây là một rủi ro rất lớn với ngân hàng, do đó, chi nhánh cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt đối với các món vay, theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay, trả nợ và đồng thời tất cả các món vay đều phải nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh và từng cán bộ tín dụng.
Công tác ngăn ngừa nợ xấu phải đƣợc thực hiện hàng ngày thông qua hệ thống cảnh báo sớm tự động và các đánh giá nhận định từ bản thân các cán bộ, lãnh đạo phụ trách trực tiếp hồ sơ. Việc quản lý giám sát khoản vay, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn phải luôn đƣợc xem là nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh. Thông qua hệ thống cảnh báo tự động sẽ đƣợc gửi đến từng phòng ban và ban lãnh đạo để có những ứng xử phù hợp.
Công tác kiểm tra sử dụng vốn cần đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh, không hình thức qua loa. Kiểm tra tối thiểu một tháng một lần đối với các khoản vay ngắn hạn và ba tháng một lần đối với các khoản vay dài hạn để kịp thời phát hiện và xử lý các rủi ro.
Bên cạnh đó, một khâu rất quan trọng và phải đƣợc thực hiện đối với tất cả các khách hàng đó là, trƣớc khi ra quyết định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng phải tra cứu thông tin của khách hàng có nhu cầu, từ đó nắm bắt đƣợc lịch sử tín dụng của khách hàng và so sánh nhu cầu tín dụng và hạn mức cho vay nhằm cấp tín dụng không vƣợt quá nhu cầu dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, gây rủi ro cho ngân hàng.