Đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 78)

3.3.1.1. Về phân cấp điều hành

BIDV nên tìm hiểu và phân tích tiềm năng thế mạnh cụ thể của từng chi nhánh để đƣa ra những sản phẩm phù hợp ƣu thế từng địa phƣơng, bên cạnh đó cần đánh giá khả năng và tiềm lực từng chi nhánh cụ thể hơn nữa để đƣa ra giới hạn tín dụng cho từng chi nhánh chính xác và hợp lý.

Đối với BIDV Bảo Lộc, hàng năm giới hạn tín dụng BIDV đƣa ra chi nhánh đều hoàn thành khá sớm, do đó đề nghị BIDV tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh nâng cao hạn mức dƣ nợ hàng năm, nhằm đƣa tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động của chi nhánh tăng lên, qua đó đạt hiệu quả cao hơn và thu đƣợc lợi nhuận lớn hơn.

3.3.1.2. Về chính sách cấp tín dụng

Hiện tại, chính sách tín dụng của BIDV thể hiện rất nhiều hạn chế, do đó kiến nghị BIDV nên cải thiện chính sách tín dụng theo hƣớng cụ thể hóa đến từng đối tƣợng khách hàng phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng của hệ thống, cụ thể:

- Chính sách khách hàng: cần có một hệ thống xếp loại, chấm điểm khách hàng, phân loại khách hàng theo từng nhóm đối tƣợng để có những gói sản phẩm ƣu đãi phù

hợp nhằm khích lệ đối với đối tƣợng khách hàng tốt và hạn chế đối với đối tƣợng khách hàng ít chất lƣợng hơn. Qua đó làm tăng mức độ hài lòng cũng nhƣ mức độ trung thành của khách hàng đối với BIDV, còn đối với ngân hàng sẽ tăng hiệu quả, tăng thu nhập.

- Chính sách quy mô, giới hạn tín dụng: Cũng dựa vào hệ thống xếp hạng, chấm điểm khách hàng mà từ đó làm căn cứ để ngân hàng xác định mức độ rủi ro và lợi ích nhóm khách hàng đó đem lại, từ đó làm cơ sở để cán bộ tín dụng chủ động trong việc xác định quy mô và giới hạn tín dụng cho từng nhóm khách hàng.

- Chính sách đảm bảo tiền vay: Dựa trên cơ sở là chính sách chung, BIDV nên thiết lập những quy định cụ thể rõ ràng hơn đối với các đối tƣợng khách hàng cụ thể của chi nhánh, giúp cán bộ tín dụng nắm rõ hơn và tránh nhầm lẫn gây rủi ro cho ngân hàng.

3.3.1.3. Về đội ngũ nhân sự

Đầu tiên BIDV cần tiếp tục nâng cao công tác đào tạo, nhất là nhân viên mới đƣợc tuyển dụng nhằm tạo tiền đề đúng đắn ban đầu và còn giúp nhân viên thích ứng nhanh với công việc. Đối với đội ngũ nhân viên trực tiếp bán hàng, BIDV cần mở nhiều lớp đào tạo kỹ năng cho nhân viên.

Quán triệt đến toàn thể cán bộ công nhân viên, phải nâng cao phong cách giao dịch, toàn thể cán bộ phải đồng nhất một phong cách giao dịch chuyên nghiệp, lịch sự, thân thiện, chu đáo, nhiệt tình, cởi mở. Từ đó xây dựng đƣợc văn hóa của ngân hàng, nâng cao hình ảnh, thƣơng hiệu BIDV. Bên cạnh đó cũng phải có hình thức xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm.

BIDV nên tiếp tục nâng cao chất lƣợng tuyển dụng, luân chuyển bổ nhiệm cán bộ. Đối với công tác khen thƣởng, xử phạt, BIDV nên cho phép chi nhánh tự chủ động thiết lập một cơ chế khen thƣởng, xử phạt cụ thể đến từng cán bộ phù hợp tình hình thực tế của chi nhánh. Tạo động lực làm việc, hoàn thành kế hoạch kinh doanh cho cán bộ. Cơ chế này không phải chỉ để xét tại thời điểm cuối năm mà còn có thể bình xét hàng quý, kỳ thi đua ngắn ngày, nhằm liên tục thúc đẩy tinh thần hăng hái hoàn thành kế hoạch của cán bộ.

BIDV nên nghiên cứu và nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu lao động của các chi nhánh, có chi nhánh dƣ lao động nhƣng cũng có chi nhánh đang rất thiếu, do đó cần có cho chi nhánh tự đề xuất số lƣợng lao động cần tuyển dụng của mình phù hợp với tình hình thực tế hơn là giao chỉ tiêu lao động nhƣ hiện nay.

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc

NHNN cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các nghị quyết, nghị định của Chính phủ đến các NHTM một cách cụ thể và kịp thời. Theo đó, NHNN phải thƣờng xuyên nắm bắt các diễn biến kinh tế để đƣa ra các hƣớng chỉ đạo kịp thời, nhằm đảm bảo cho hoạt động của các NHTM an toàn, hiệu quả.

- Giám sát để loại bỏ tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng: để tồn tại mỗi ngân hàng thƣờng có những chính sách hoạt động riêng để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Nhiều ngân hàng có thể tăng lãi suất để huy động vốn, giảm lãi suất cho vay thấp xuống để thu hút đƣợc nhiều khách hàng; có khi họ còn chấp nhận lỗ để có thể huy động vốn, hoặc cho vay nhiều hơn. Hình thức của cạnh tranh không lành mạnh này sẽ gây ra hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế. Chính vì vậy, NHNN cần có những quy định cụ thể, các biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM.

- NHNN cần nỗ lực trong việc phối kết với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động tín dụng để cho ra đời những thông tƣ liên bộ về xử lý TSĐB, NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy định để ngân hàng có thể tự phát mại tài sản thế chấp khi khách hàng không có khả năng trả nợ mà không phải khởi tố tại tòa án nhân dân nhƣ hiện nay.

Bên cạnh đó cũng cần thiết phải nâng cao chất lƣợng cung cấp thông tin CIC của NHNN, chất lƣợng thông tin càng cao thì hiệu quả quản trị rủi ro càng tốt. Hiện nay, các ngân hàng chƣa hợp tác tích cực với CIC vì muốn giữ bí mật thông tin khách hàng để cạnh tranh với các ngân hàng khác nên các thông tin truy cập từ CIC còn nghèo nàn, chƣa đầy đủ, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC, có chế tài trong việc quy định nội dung báo cáo, lồng ghép thanh tra

việc chấp hành quy định báo cáo vào chƣơng trình thanh kiểm tra của NHNN để đảm bảo thông tin tín dụng nhận đƣợc từ CIC phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích, tổng hợp về khách hàng để lƣu ý đối với các TCTD trong việc ra quyết định cho vay.

3.3.3. Đối với nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng

Chính phủ và các cơ quan có chức năng phải gánh vác vai trò định hình hạ tầng tài chính vững mạnh nhằm giúp cho hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó cần phải tăng cƣờng pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo tuyệt đối mọi tổ chức kinh tế và công dân đều phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Cố gắng không để xảy ra tình trạng hoạt động tiền tệ - ngân hàng hỗn loạn, vô tổ chức, tích cực giám sát và xử lý nghiêm với các hành động thao túng, làm lũng đoạn thị trƣờng, gian dối số liệu sổ sách và báo cáo,... Nếu làm không khéo thì lòng tin của thị trƣờng sẽ bị đổ vỡ, đe doạ khủng hoảng ngân hàng.

Cùng với đó, Chính phủ tiếp tục triển khai các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tái cấu trúc nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, qua đó nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay. Chính phủ cũng nên tranh thủ sự ủng hộ của các TCTC quốc tế. Kinh nghiệm của các định chế tài chính lớn (Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế,…) sẽ có ích rất nhiều cho Chính phủ và NHNN trong quá trình cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng, đồng thời tranh thủ những kinh nghiệm này của các tổ chức tài chính quốc tế qua đó nâng cao chất lƣợng triển khai hoạt động cho vay.

Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc và tỉnh Lâm Đồng thực hiện và chỉ đạo phối hợp thực hiện các cơ quan: Trung tâm bán đấu giá, cơ quan thi hành án trong việc thực hiện phát mại nhanh chóng các tài sản thế chấp ngân hàng đối với những hộ nợ quá hạn, chây ỳ không trả nợ. Đề nghị UBND tỉnh cần có các chính sách thích hợp các đối tƣợng này và phối hợp để BIDV Bảo Lộc có thể xử lý nợ vay nhanh chóng theo quy định khi có nhu cầu.

Đề nghị ban ngành có liên quan nhƣ phòng tài nguyên và môi trƣờng, văn phòng đăng ký đất đai đơn giản hoá thủ tục hành chính, thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng, tạo điều kiện cho khách hàng, giảm thời gian chờ đợi, lãng phí.

Bên cạnh đó, đề nghị ban ngành cần thực hiện ngay việc số hóa cơ sở dữ liệu quản lý đất đai theo thông tƣ số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/04/2017 của bộ tài nguyên và môi trƣờng quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Việc này không những giúp ngƣời dân nhanh chóng nắm rõ đƣợc thông tin mảnh đất của họ: vị trí, diện tích, hiện trạng đồng thời dữ liệu đất đai còn đƣợc đồng bộ, liên kết với ngân hàng phục vụ cho công tác xác minh, thẩm định đƣợc chính xác, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong tất cả các hoạt động của một ngân hàng thƣơng mại nói chung và BIDV Bảo Lộc nói riêng thì hoạt động cho vay chiếm vai trò chủ đạo, mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nhƣng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì vậy, đối với ngân hàng, việc nâng cao hiệu quả cho vay là vấn đề sống còn, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay không thể chỉ một mình ngân hàng là có thể làm đƣợc. Căn cứ những phân tích và nghiên cứu trong chƣơng III, luận văn đã nêu ra để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cần sự chung tay góp sức của cả ngân hàng, khách hàng vay và cả sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Về phía ngân hàng cần tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dung, nâng cao hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao trình độ cán bộ nhất là trong công tác thẩm định ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn hiệu quả nhất. Đối với nhà nƣớc và các cơ quan ban ngành cần tạo môi trƣờng kinh tế ổn định, thuân lợi, cơ chế phù hợp. Đối với khách hàng cần xây dựng phƣơng án kinh doanh hiệu quả, thiết thực, cung cấp thông tin trung thực với ngân hàng, nâng cao trình độ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

KẾT LUẬN

Trong quá trình đổi mới, hiện đại hoá và hội nhập, hệ thống ngân hàng thƣơng mại đang đứng trƣớc thử thách rất lớn là phải cải cách và nâng cao sức cạnh tranh, tuy nhiên nợ tồn đọng làm ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh và phát triển của các ngân hàng. Vì thế, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay không còn là riêng biệt với bất kỳ một ngân hàng nào mà là nỗi lo chung của hệ thống ngân hàng.

Trong những năm vừa qua, hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, nhƣng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định, chƣa xứng với tiềm năng của chi nhánh, cũng nhƣ chƣa thực sự tối đa hóa hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó, luân văn “Hiệu quả cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc” đã ra đời và đã thực hiện đƣợc những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cho vay, hiệu quả hoạt động cho vay, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay.

Thứ hai, luận văn cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc trong giai đoạn từ 2014-2016, phân tích những kết quả đạt đƣợc, những mặt hạn chế còn tồn tại từ đó đƣa ra những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan của các yếu kém đó.

Thứ ba, trên cơ sở thực trạng, những hạn chế còn tồn tại, luận văn đã đề cập tới một số giải pháp và kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, các cơ quan chức năng có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc. Cũng từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu, luận văn cũng đã nêu lên đƣợc một số kiến nghị với cơ quan hữu quan, với cơ quan chủ quản và Nhà nƣớc trong việc thúc đẩy sự phát triển của chi nhánh cũng nhƣ nền kinh tế địa phƣơng.

Với sự nỗ lực nghiên cứu của mình, tác giả hy vọng luận văn có những đóng góp thiết thực tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc. Song do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng nhƣ thực tiễn, đổng thời do hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận đƣợc những ý kiến của những ngƣời quan tâm để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Nhà nƣớc (2016),Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của ngân hàng nhà nƣớc“Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”.

2. Ngân hàng Nhà nƣớc (2017),Thông tƣ số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/04/2017 của bộ tài nguyên và môi trƣờng “Quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai”.

3. Ngân hàng Nhà nƣớc (2013), Thông tƣ Số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

“Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

4. Ngân hàng Nhà nƣớc (2014), Thông tƣ Số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2013

“Về việc sửa đổi một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN về Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

5. Ngân hàng Nhà nƣớc (2014), Thông tƣ Số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014

“Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

6. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung 2011, Tiền tệ ngân hàng, NXB Phƣơng Đông, TPHCM

7. Lê Thị Mận, Lý Hoàng Ánh 2013, Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Minh Kiều 2007, Tín Dụng và Thẩm Định Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà xuất bản tài chính, Tp.HCM

9. Nguyễn Minh Kiều 2009, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà Xuất Bản thống kê, Hà Nội

10.Nguyễn Minh Kiều 2011, Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà Xuất Bản Lao động xã hội, Hà Nội

11.Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo qua các năm 2014 – 2016

12.Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 2016, Quy định số 4633/QyĐ- BIDV ngày 30/06/2015 về việc Ban hành quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)