Hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 25)

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động cho vay

Hiệu quả tín dụng là một phạm tù mang tính trù tƣợng, vừa mang tính cụ thể phản ánh toàn bộ hoạt động tín dụng của NHTM qua đó nêu bật đƣợc vị trí quan trọng của tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và NHTM nói riêng.

Hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp mức độ hoạt động của môi trƣờng chung quanh, cũng nhƣ đƣờng lối chiến lƣợc phát triển của NHTM.

Hiệu quả tin dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, no phản anh chất lƣợng của cac hoạt động tin dụng ngân hàng. Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phat triển của các mục tiêu kinh tế xã hội va nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thƣơng mại từ nguồn tích luỹ do đầu tƣ tín dụng và do đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng..

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại mại

Hiệu quả cho vay đƣợc hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Hiệu quả cho vay đƣợc đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:

1.2.2.1. Các tiêu chí định tính

Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý, việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHTM, việc thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng cho vay, HĐTD. Trên cơ sở pháp lý, hoạt động cho vay có hiệu quả nếu chấp hành đúng pháp luật của Nhà nƣớc, các quy chế cho vay, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở quy chế cho vay của từng NHTM, hoạt động cho vay có hiệu quả luôn phải tuân thủ ba nguyên tắc: (1) Vốn vay phải đƣợc hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam kết; (2) Vốn vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích; (3) Ngân hàng tài trợ dựa trên phƣơng án có hiệu quả. Ba nguyên tắc tín dụng trên hình thành một quy luật nội tại của tín dụng. Do đó từ những đặc điểm riêng có của mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu và đƣa ra các quy chế cho vay phù hợp nhất. Cụ thể là các ngân hàng lập ra Sổ tay tín dụng, trong đó đƣa ra các khái niệm, quy định, quy trình và các hƣớng dẫn cụ thể dành cho các cán bộ ngân hàng. Các quy định trong quy trình cho vay đƣợc áp dụng cụ thể cho từng trƣờng hợp xin vay ở mỗi NHTM là nhằm thực

hiện việc cho vay có hiệu quả. Do vậy việc tuân thủ những quy trình là một điều kiện quan trọng, tiền đề của một khoản cho vay có hiệu quả. Trên cơ sở hợp đồng cho vay: khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ lập nên một hợp đồng tín dụng. Trong hợp đồng tín dụng sẽ quy định chi tiết về các yếu tố quan trọng nhƣ thời hạn vay, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất vay, phƣơng thức hoàn trả gốc, trả lãi,v.v... và đƣợc thể hiện ở dạng những cam kết. Một khoản vay đƣợc coi là có hiệu quả khi nó đƣợc thực hiện đúng những cam kết đã kí trong hợp đồng tín dụng. Các nhóm chỉ tiêu định tính trên đây đã có thể phản ánh một phần của hiệu quả cho vay. Đây là những chỉ tiêu gần nhƣ bắt buộc phải có để một khoản cho vay đƣợc coi là có hiệu quả. Tuy vậy, muốn xem xét cụ thể, cẩn thẩn và toàn diện thì chúng ta cần phải xét đến các chỉ tiêu định lƣợng.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lƣợng

Nhóm chỉ tiêu định lƣợng phản ánh mặt lƣợng của khoản vay, thông qua việc phân tích các chỉ tiêu, tính toán và so sánh. Nhóm các chỉ tiêu định lƣợng bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và tăng trưởng cho vay

- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng cho vay:

Tốc độ tăng trƣởng cho vay =

Dƣ nợ cho vay năm sau – Dƣ nợ cho vay năm trƣớc

x100% Dƣ nợ cho vay năm trƣớc

Chỉ tiêu này đƣợc xem xét trên khía cạnh mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại.

- Chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển tương đối hàng năm về dư nợ:

Tốc độ phát triển dƣ nợ

cho vay

=

Dƣ nợ cho vay năm sau

x100% Dƣ nợ cho vay năm trƣớc

Mức tăng trƣởng tuyệt đối dƣ nợ cho vay = Dƣ nợ cho vay năm sau - Dƣ nợ cho vay năm trƣớc.

Chỉ tiêu về tăng trƣởng cho vay tuyệt đối và tốc độ phát triển về dƣ nợ cho vay phản ánh mức tăng trƣởng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng , thể hiện qui mô tăng trƣởng hoạt động cho vay trong năm và năm sau so với năm trƣớc.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

- Chỉ tiêu phán ánh hiệu quả cho vay:

Hệ số sử dụng vốn = Tổng dƣ nợ bình quân x100% Tổng nguồn vốn bình quân

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động cho vay của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động đƣợc.

- Chỉ tiêu phán ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân Trong đó:

Dƣ nợ bình quân trong kỳ = (Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ) 2

Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì đƣợc coi là tốt và việc đầu tƣ càng đƣợc an toàn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay tín dụng ngân hàng càng nhanh, do đó cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn và chất lƣợng tín dụng của ngân hàng rất tốt.

- Chỉ tiêu phán ánh hiệu quả của việc giải ngân vốn:

Tỷ lệ chi phí cho một đồng vốn

cho vay =

Chi phí cho vay Tổng doanh số cho vay

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Chi phí cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chi phí đầu vào nhƣ chi phí trả lãi huy động vốn, chi phí bảo hiểm, trích lập dự phòng rủi ro,v.v... Chi đầu ra bao gồm chi phí để trả lƣơng công nhân, chi phí quản lý, v.v… Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp chỉ số này không phản ánh đúng thực tế: nếu chi phí cho vay tăng trong khi đó danh mục đầu tƣ không tăng thì tỷ lệ này sẽ lớn, ngƣợc lại nếu có nhiều món vay đƣợc thực hiện trong một thời kỳ (dẫn đến doanh thu cho vay và doanh số cho vay tăng một kỳ) thì chi phí cho một đồng vốn sẽ giảm.

Hiệu suất sử dụng nguồn vốn = Dƣ nợ cho vay Nguồn vốn

Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, liệu ngân hàng đã sử dụng hết khả năng của mình trong cho vay hay chƣa?

Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự an toàn

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dƣ nợ cho vay quá hạn x100% Tổng dƣ nợ cho vay

Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn khi cho vay cũng nhƣ đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM. Nếu NHTM có quá nhiều khoản nợ quá hạn, ngân hàng đó có nguy cơ không thu hồi đƣợc các khoản đã cho vay, gây mất vốn ảnh hƣởng tới việc thanh toán các nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là hiệu quả cho vay thấp và rủi ro cao. Do đó ngân hàng luôn mong muốn tỷ lệ này thấp.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu = Dƣ nợ xấu

x100% Tổng dƣ nợ cho vay

Nợ xấu là các khoản nợ đƣợc phân vào nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay của NHTM. Do vậy tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lƣợng của hoạt động cho vay của ngân hàng càng cao.

- Tỷ lệ cho vay có TSĐB: Tỷ lệ cho vay có TSĐB = Dƣ nợ cho vay có TSĐB x100% Tổng dƣ nợ cho vay

Hiệu quả cho vay phải bao gồm cả yếu tố an toàn và TSĐB góp phần tạo nên tính an toàn cho khoản vay đó. Hầu hết mọi khoản cho vay của ngân hàng đều có TSĐB bởi vì TSĐB hạn chế việc mất vốn của ngân hàng. Trong trƣờng hợp khách hàng của ngân hàng không hoàn trả đƣợc nợ, lúc đó ngân hàng sẽ phát mại các TSĐB để bù đắp tổn thất cho khoản vay đó. Vì vậy để tăng hiệu quả, tăng độ an toàn của khoản cho vay ngân hàng cần hạn chế việc cho vay không có TSĐB.

- Tỷ lệ sinh lời:

Tỷ lệ sinh lời = Lợi nhuận cho vay x100% Dƣ nợ cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ các khoản vay đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều khoản thu cho ngân hàng. Do đó ngân hàng luôn mong muốn tỷ lệ này càng cao càng tốt. Để có đƣợc điều này thì ngân hàng cần phải chấp hành nghiêm chỉnh quy trình cho vay, tiến hành thu nợ và giải quyết tốt vấn đề nợ quá hạn.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại thƣơng mại

Hiệu quả tín dụng của ngân hàng bị ảnh hƣởng bởi rất nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố về phía ngân hàng, các nhân tố khách hàng và các nhân tố khách quan khác. Trong đó các nhân tố về phía ngân hàng, khách hàng là cơ bản, nó quyết định hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, các nhân tố khách quan quan trọng, nó hình thành môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng phải thƣờng xuyên xác định, phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng mình để từ đó đƣa ra các chính sách tín dụng hợp lý áp dụng cho điều kiện của ngân hàng trong hoàn cảnh nền kinh tế hiện tại và tƣơng lai.

1.3.1. Các nhân tố về phía ngân hàng

Các nhân tố này liên quan đến sự phấn đấu của bản thân ngân hàng. Mọi sự đối ngoại linh hoạt, thích ứng với điều kiện đổi mới của môi trƣờng bên ngoài đều phải xuất phát từ nội lực của ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng phải hết sức quan tâm đến các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng là một hoạt động cơ bản nhất, nó là “guồng máy” chính để vận hành hoạt động của ngân hàng. Hiệu quả tín dụng ngân hàng đƣợc quyết định bởi rất nhiều nhân tố riêng lẻ kết hợp một cách đồng bộ nhƣ một nhân tố cơ bản sau:

Một là, chính sách tín dụng: Đây là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hƣớng, có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của một ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đƣờng lối phát triển của Nhà nƣớc, đồng thời đảm bảo sự kết hợp hài hòa của ngân hàng và ngƣời sử dụng vốn vay. Vì vậy, khi xây dựng chính sách tín dụng phải dựa trên cơ sở khoa học. Đối với ngân hàng thƣơng mại, chính sách tín dụng đúng đắn phải đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro tuân thủ pháp luật và đƣờng lối chính sách của Nhà nƣớc, đảm bảo công bằng xã hội. Chính sách tín dụng thay đổi theo từng thời kỳ nhằm phù hợp với đặc điểm kinh tế từng thời kỳ đó. Ngƣợc lại, một chính sách tín dụng bất hợp lý và cứng nhắc sẽ làm mất tính linh hoạt trong hoạt động tín dụng, gây khó khăn cho ngân hàng trong trƣờng hợp môi trƣờng kinh doanh bị biến động do đó hiệu quả tín dụng sẽ bị giảm sút.

Hai là, công tác tổ chứccủa ngân hàng đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các phòng ban tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi quản lý sát sao các khoản cho vay và huy động vốn. Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp lý do chính trong việc tạo lập quan hệ tín dụng một cách có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tín dụng đã đƣợc quy định cả về huy động cũng nhƣ cho vay, quản lý đƣợc cơ cấu tài sản, nguồn vốn của ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Do hoạt động tín dụng có khả năng rủi ro lớn so với các loại hình kinh doanh khác nên cần có sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận trong từng ngân hàng, trong toàn hệ thống ngân hàng và giữa ngân hàng với các ngân hàng khác. Thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận sẽ tạo điều kiện cho quản lý có hiệu quả các khoản tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra.

Ba là, chất lượng nhân sự: Phẩm chất và trình độ cán bộ là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng của ngân hàng. Nghiệp vụ ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lƣợng nhân sự ngày càng cao để có thể sử dụng các phƣơng tiện hiện đại, phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ không ngừng. Ngƣời cán bộ tín dụng hơn bao giờ hết phải có đạo đức tốt, trách nhiệm nghề nghiệp cao và đảm bảo

về mặt chuyên môn mới có thể xử lý các tình huống xảy ra, giúp ngân hàng ngăn ngừa những sai phạm khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng. Ngoài ra, ngƣời cán bộ tín dụng phải có bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp. Chỉ có nhƣ vậy cán bộ tín dụng mới giải quyết tốt các khó khăn, phức tạp của công việc, lĩnh vực mình phụ trách và hoàn thành công việc đƣợc giao.

Bốn là, thông tin tín dụng: Nhờ có thông tin tín dụng, ngân hàng có thể đƣa ra các quyết định chính xác kịp thời đồng thời tìm biện pháp phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng. Yêu cầu thông tin tín dụng phải chính xác, đầy đủ, kịp thời. Để đạt đƣợc yêu cầu này, ngân hàng phải có nhiều kênh thông tin khác nhau. Qua đó, ngân hàng phải kết hợp nhiều thông tin liên quan:

 Thông tin phi tài chính: uy tín, tƣ cách, năng lực của khách hàng, thị trƣờng, giá cả...

 Thông tin tài chính: khả năng tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng trả nợ, tài sản thế chấp...

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng, các thông tin này có thể thu đƣợc từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng) từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc quản lý trực tiếp) và từ các nguồn thông tin khác (các cơ quan thông tin, báo chí, truyền thông...) các thông tin về tình hình các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đầy đủ, chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định chính sách tín dụng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, phù hợp với tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nƣớc, đƣa ra quyết định đúng đắn, quản lý chặt chẽ các khoản cho vay góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. Ngƣợc lại, việc bị o bế thông tin hay thông tin nhận đƣợc bị sai lệch với thực tế sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm ảnh hƣởng tới hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)