3.2.2.1.Thực hiện tốt cơ chế chính sách của NHNN và chính sách tín dụng của BIDV
BIDV Bảo Lộc phải thực hiện nghiêm túc các văn bản của chính phủ, của các bộ ngành có liên quan. Ngày 30/12/2016, Ngân hàng nhà nƣớc ban hành thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hànghiệu lực từ ngày 15/03/2017, do đó tất cả các ngân hàng, trong đó có BIDV phải triển khai chi tiết, đồng bộ, đảm bảo cán bộ công nhân viên phải thấu hiểu đƣợc những thay đổi cũng nhƣ định hƣớng đƣợc khách hàng để đảm bảo hoạt động cấp tín dụng đƣợc chặt chẽ ngay từ khâu đầu tiên.
Bên cạnh các quy trình quy định của nhà nƣớc và các ban ngành, chi nhánh cũng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình cho vay, quy trình thẩm định trƣớc khi cho vay và quy định về đảm bảo tiền vay của BIDV, đây là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hƣớng, có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của chi nhánh. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cũng phải linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trƣờng hợp cụ thể.
Để giám sát quy trình đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, chi nhánh nên thiết lập một hệ thống kiểm tra giám sát cụ thể nhằm hạn chế tối đa những sai sót vô tình hay cố ý của cán bộ tín dụng. Công tác kiểm tra giám sát lẫn nhau này có thể đƣợc
thực hiện hàng tháng và hàng quý giữa các cán bộ trong phòng và giữa các phòng với nhau. Sau khi kiểm tra phát hiện ra lỗi thì cán bộ tín dụng và lãnh đạo trực tiếp phải thực hiện khắc phục trong 5 ngày và có báo cáo khắc phục với ban giám đốc. Bên cạnh đó phải có quy định chế tài xử lý và khen thƣởng những trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng và những trƣờng hợp tuân thủ nhiều kỳ liền.... từ đó tạo động lực cho cán bộ tín dụng nghiêm túc thực hiện quy trình quy định hơn, sau đó tạo đƣợc thói quen cho cán bộ.
3.2.2.2.Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lƣợng cán bộ tín dụng
Hầu hết các cán bộ tín dụng tại chi nhánh đều có trình độ, do tuân thủ quy trình tuyển dụng tập trung và nghiêm ngặt của BIDV, mỗi đợt tuyển dụng chỉ tuyển số lƣợng rất ít trên hàng trăm ứng viên ứng tuyển. Tuy nhiên do hầu hết cán bộ tín dụng đều trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm, áp lực công việc lại lớn không có thời gian tự đào tạo, nhiều khi làm việc theo sự chỉ dẫn của những ngƣời đi trƣớc. Do đó, chi nhánh cần xem việc phát triền và nâng cao nguồn nhân lực là công việc quan trọng hàng đầu.
Thƣờng xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật. Nhất là với cán bộ làm công tác tín dụng cần có kỹ năng tổng hợp về các lĩnh vực khác nhau qua đó sẽ có những hiểu biết sâu hơn về tài chính trong các lĩnh vực kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng những chƣơng trình cho vay sát thực đối với lĩnh vực kinh tế đó nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng.
Các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên nên hỗ trợ ban lãnh đạo tăng cƣờng công tác giáo dục tƣ tƣởng, bồi dƣỡng về chính trị giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống đối với nhân viên. Tín dụng là nghiệp vụ đòi hỏi ngƣời cán bộ phải có tinh thần làm việc trung thực, vì mục tiêu chung của đơn vị. Trong lĩnh vựa đƣợc xem là rất “nhạy cảm” này, nếu không có bản lĩnh, có phẩm chất đạo đức tốt thì rất dễ xảy ra những rủi ro đối với nguồn vốn ngân hàng.
Trong cơ chế trả lƣơng, khen thƣởng cần chú trọng để đảm bảo cán bộ, nhân viên có thu nhập phù hợp với kết quả lao động của mình, tránh cào bằng, trả lƣơng theo thâm niên, bằng cấp. Quan tâm và đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân viên.
Thực hiện thƣởng phạt hợp lý công bằng. cần có chế độ đãi ngộ nhất định về vật chất và tinh thần.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để hạn chế tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng trong quản lý khách hàng, bởi lẽ đó cũng chính là một trong những vấn đề gây nên những sai sót trong việc thực hiện nghiệp vụ, quy trình tín dụng, dẫn đến những khe hở ảnh hƣởng đến an toàn tín dụng.