Thông tin không cân xứng, sự chọn lựa đối nghịch và rủi ro đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương việt nam (Trang 25)

đức

Thị trƣờng CTTC là nơi diễn ra các giao dịch giữa bên cho thuê và bên đi thuê. Vấn đề nảy sinh là giữa những ngƣời tham gia giao dịch thƣờng không biết đầy đủ những gì cần biết về phía bên kia. Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có đƣợc gọi là thông tin không cân xứng. Chẳng hạn, bên đi thuê thƣờng có thông tin đầy đủ hơn về lợi tức dự tính và khả năng rủi ro kèm theo dự án sẽ đầu tƣ so với bên cho thuê. Trong các giao dịch này, việc thiếu thông tin thƣờng nảy sinh hai vấn đề: Sự chọn lựa đối nghịch trƣớc khi giao dịch xảy ra và rủi ro đạo đức sau khi giao dịch xảy ra.

Chọn lựa đối nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trƣớc khi diễn ra cuộc giao dịch. Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên các thị trƣờng tài chính khi những ngƣời đi thuê có nhiều khả năng tạo ra một kết cục mà ngƣời cho thuê không mong muốn (tức là những rủi ro không trả đƣợc nợ) sẽ là những ngƣời tích cực tìm tài sản thuê nhất, do vậy có nhiều khả năng đƣợc lựa chọn. Do sự chọn lựa đối nghịch nên dẫn đến những ngƣời có khả năng trả đƣợc nợ lại bị từ chối, ngƣợc lại những ngƣời đƣợc thuê tài sản lại là những trƣờng hợp có nhiều khả năng không trả đƣợc nợ.

Rủi ro đạo đức là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi diễn ra giao dịch CTTC. Rủi ro đạo đức trong thị trƣờng tài chính xảy ra khi bên cho thuê phải chịu rủi ro do bên đi thuê có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt (thiếu đạo đức) theo quan điểm của bên cho thuê . Những ngƣời thuê đƣợc tài sản sẽ sử dụng tài sản này trong những dự án rủi ro cao hoặc tẩu tán luôn tài sản, việc này sẽ gây rủi ro cho bên cho thuê vì khoản đầu tƣ này chắc chắn không có khả năng hoàn trả.

Thông tin không cân xứng trên thị trƣờng tài chính dẫn đến sự chọn lựa đối nghịch và rủi ro đạo đức đặt các công ty CTTC trƣớc nguy cơ rủi ro rất lớn. Để thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng, vỡ nợ do thông tin không cân xứng tạo ra buộc các công ty CTTC phải vƣợt qua sự chọn lựa đối nghịch và rủi ro đạo đức.

1.2.3.2. Tác động của cơ chế thị trường - Sự điều khiển của “bàn tay vô hình”

Trong nền kinh tế thị trƣờng, mặc dù có sự quản lý vĩ mô của nhà nƣớc trong các hoạt động kinh tế vẫn chịu sự chi phối rất lớn của “bàn tay vô hình” – cơ chế thị trƣờng. Chính vì vậy, mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhƣ rủi ro trong hoạt động cho thuê của các công ty CTTC là rất lớn.

- Về phía khách hàng (bên đi thuê):

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng thƣờng xuyên phải đƣơng đầu với cạnh tranh và chịu sự chi phối rất lớn của quy luật cung cầu, giá cả thị trƣờng… nên cũng phải thƣờng xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía nhƣ thiên tai, hoả hoạn, trộm cắp…, có khi do giá cả thay đổi, công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý, điều hành kinh doanh yếu kém, sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nƣớc… dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp làm cho kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ, thậm chí phá sản. Đồng thời hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuê tài sản cũng không thể thoát ly mối quan hệ với công ty CTTC. Chính vì vậy, rủi ro của công ty CTTC là cộng hƣởng rủi ro của các doanh nghiệp.

- Về phía công ty CTTC:

Trong nền kinh tế thị trƣờng, cũng nhƣ các doanh nghiệp, các công ty CTTC cũng phải hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh. Để giành lợi thế, các công ty CTTC phải ra sức hiện đại hoá công nghệ, thực hiện chiến lƣợc khách hàng ƣu đãi và nhạy bén, mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động làm phong phú và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, cải tiến mô hình tổ chức sao cho gọn nhẹ, hiệu quả, thƣờng xuyên nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ… Song không phải công ty CTTC nào cũng đƣa ra và thực hiện có kết quả những ý đồ chiến lƣợc đúng đắn nên thất bại trong cạnh tranh dẫn đến rủi ro, vỡ nợ là điều khó tránh khỏi.

1.2.3.3. Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ

Trong nền kinh tế thị trƣờng, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ lĩnh vực CTTC của các công ty CTTC nói riêng.

Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ bao gồm các chính sách về kinh tế, tài chính, tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại… Chỉ cần Chính phủ có thay đổi một trong các chính sách trên sẽ lập tức ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các công ty CTTC sẽ phải chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn gắn bó mật thiết với hoạt động kinh doanh của công ty CTTC. Chính vì vậy, nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đắn, phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn phát đạt, nhƣng nếu ngƣợc lại thì nó cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thua lỗ, phá sản.

Chẳng hạn, khi Chính phủ thay đổi chính sách thuế nhƣ tăng thuế với ngành sản xuất hoặc hàng hoá nào đó, lập tức giá bán sản phẩm, hàng hoá đó sẽ phải tăng lên song chƣa đƣợc thị trƣờng chấp nhận, nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ hàng hoá, có thể bị ứ đọng dẫn đến luân chuyển vốn chậm gây khó khăn trong việc hoàn trả nợ tiền thuê tài sản.

Chính sách tiền tệ, đặc biệt là chính sách lãi suất không hợp lý nhƣ lãi suất cho vay cao dẫn đến lãi suất CTTC cao, ứ đọng vốn cho công ty CTTC, thâm hụt hoặc lỗ vốn đối với các doanh nghiệp vì lãi suất CTTC quá cao, cao hơn cả tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành sản xuất KD (chƣa kể yếu tố trƣợt giá).

Về chính sách đối ngoại: Các chính sách về ngoại thƣơng của Chính phủ nếu không đƣợc xem xét kỹ lƣỡng dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trƣờng, thị hiếu tiêu dùng… để quy định khối lƣợng, thời gian, danh mục mặt hàng xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp đƣợc phép xuất, nhập khẩu thì rất dễ xảy ra tình trạng mất cân bằng cung cầu, khan hiếm hàng hoá, kìm hãm sản xuất trong nƣớc phát triển… ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Về tỷ giá hối đoái: Nếu quy định không phù hợp với thị trƣờng, chẳng hạn tỷ giá quá thấp sẽ ảnh hƣởng, kìm hãm xuất khẩu, hoặc nếu tỷ giá không ổn định, biến động tăng liên tục trong một thời gian sẽ gây khó khăn cho các DN nhập khẩu.

Vì vậy, mỗi sự thay đổi trong chính sách vĩ mô của Chính phủ nếu không đƣợc cân nhắc, tính toán một cách nghiêm túc, khoa học tất yếu sẽ dẫn tới khó khăn cho cả nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp, các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ các công ty CTTC.

1.2.3.4 Những biến động lớn về kinh tế, chính trị trên thế giới

Ngày nay, cùng với sự mở rộng giao lƣu kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các nƣớc. Đời sống kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi. Muốn phát triển kinh tế không thể bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia mà phải có sự hợp tác với các nƣớc khác vì mỗi nƣớc thƣờng chỉ có thế mạnh trong tững lĩnh vực, trên từng mặt vì vậy muốn phát triển kinh tế một cách toán diện cần thực hiện mở cửa nền kinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của những nƣớc phát triển, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nƣớc ngoài, đầu tƣ hoặc vay tiền của nƣớc ngoài… Tât cả các hoạt động đó tạo nên mối quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế bình thƣờng, quan hệ kinh tế đối ngoại thƣờng đƣợc thể hiện bằng tỷ gia hối đoái ổn định, cán cân thƣơng mại quốc tế cân bằng. Tuy nhiên, chu kỳ kinh doanh, giá cả hàng hoá, dịch vụ, lãi suất ở mỗi nƣớc luôn biến động. Mặt khác, trên thế giới sự biến động chính trị luôn xảy ra nhƣ chiến tranh, tranh giành thị trƣờng, sự thay đổi chế độ chính trị, sự cấm vận của nƣớc nay đối với nƣớc khác…

Những thay đổi chính trị rất có thể dẫn đến sự biến động của cán cân thƣơng mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền làm biến động thị trƣờng trong nƣớc nhƣ giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, mức lãi suất thị trƣờng, mức cầu tiền tệ… trực tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và từ đó tác động đến hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC.

1.2.3.5 Các nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh CTTC

Các công ty CTTC có thể bị rủi ro, thiệt hại khi thiên tai xảy ra nhƣ bão lụt, động đất, hoả hoạn… hoặc các tai nạn xảy ra đối với tài sản cho thuê. Ngoài ra còn có các hành động trộm cắp, lừa đảo đối với tài sản thuê. Những nguyên nhân này có thể gây nên những mất mát, thiệt hại rất lớn về tài sản và uy tín của các công ty CTTC. Song các rủi ro có thể đƣợc hạn chế bằng cách các công ty CTTC tham gia mua bảo hiểm hoặc tăng cƣờng những biện pháp bảo vệ, phòng ngừa trực tiếp nhƣ tăng cƣờng các phƣơng tiện bảo hiểm hiện đại, nâng cao công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ, giáo dục cán bộ.

1.2.4. Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh doanh trong hoạt động cho thuê theo mô hình Camels mô hình Camels

1.2.4.1. Khái quát về mô hình CAMELS

Mô hình Camels (CAMELS là 6 chữ cái tiếng Anh thể hiện 6 chỉ tiêu) đƣợc áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản của ngân hàng. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố: Mức độ an toàn vốn, chất lƣợng tài sản có, quản lý, lợi nhuận, thanh khoản và mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng.

- Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn):Thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho

hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đánh giá quy mô và khả năng huy động vốn thể hiện tính hiệu quả, năng lực và thƣơng hiệu của NH trên thị trƣờng; khả năng huy động vốn còn cho biết khả năng NH sử dụng các sản phẩm, dịch vụ hay công cụ huy động vốn nhƣ thế nào.

- Asset Quality (Chất lƣợng tài sản có): Thể hiện hiệu quả và an toàn cho vay

và đầu tƣ.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn (cho vay): thƣờng tập trung vào quy mô, cơ cấu cho vay, tỷ lệ nợ xấu, nợ bảo lãnh quá hạn.

- Management (Quản lý): Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của ngƣời quản lý sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến những yếu tố nhƣ: Cơ cấu tổ chức và phƣơng thức quản lý và điều hành quản trị ngân hàng hiện đại;Chất lƣợng và mức độ tăng trƣởng tài sản có;

- Earnings (Lợi nhuận):Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu

quả công tác quản lý và điều hành.

- Liquidity (Thanh khoản): Thể hiện khả năng của ngân hàng đáp ứng nhu

cầu thanh khoản của khách hàng bất cứ lúc nào.

- Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng): Nhằm

đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn. Khi phân tích ngƣời ta quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trƣờng, đồng thời đƣa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hƣớng rõ ràng và tập trung.

1.2.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của hoạt động cho thuê tài chính theo mô hình CAMELS theo mô hình CAMELS

Đối với hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam, hầu hết các Công ty cho thuê tài chính đều là các Công ty con của các ngân hàng hoặc là các công ty do các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc bỏ vốn đầu tƣ, việc huy động vốn, năng lực quản lý, khả năng thanh khoản và các chỉ tiêu theo mô hình Camels đều bị ảnh hƣởng và đƣợc quyết định bởi các tổ chức nói trên, do đó việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các chỉ tiêu theo mô hình CAMELS hiện nay chƣa có đủ cơ sở để thực hiện một cách hoàn chỉnh, chúng ta chỉ có thể đánh giá trên một số mặt nhất định.

- Về mức độ an toàn vốn: Đối với công ty cho thuê tài chính, vốn hoạt động chủ yếu hình thành từ nguồn vốn cấp và vốn đi vay của ngân hàng mẹ, vì vậy việc đảm bảo nguồn vốn hoạt động tạo khả năng sinh lời cho các công ty cho thuê tài chính phụ thuộc phần lớn vào khả năng huy động của ngân hàng mẹ, các công ty cho thuê tài chính có trách nhiệm sử dụng đồng vốn sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Sản phẩm huy động vốn của công ty cho thuê tài chính chỉ đƣợc thực hiện thông qua hình thức huy động vốn trung dài hạn và phát hành trái phiếu, hoặc vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng, bỏ qua một khối lƣợng lớn nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ, đồng nghĩa với nguồn huy động rất hạn hẹp. Khác với các NHTM có thể huy động vốn bằng nhiều nguồn với các hình thức khác nhau, việc mang lại nguồn vốn với giá thỏa thuận ảnh hƣởng không ít đến hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Tuy nhiên, do nguồn vốn hoạt động đã đƣợc ngân hàng mẹ cung ứng, hỗ trợ và đảm bảo nên hoạt động cho thuê tài chính của Công ty hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng bởi chỉ tiêu này.

- Chất lƣợng hoạt động của tài sản có: Chất lƣợng tài sản có là nguyên nhân cơ bản ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Đánh giá chất lƣợng hoạt động của tài sản có thực chất là đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay, thƣờng tập trung vào quy mô, cơ cấu cho vay, tỷ lệ nợ xấu, nợ bảo lãnh quá hạn. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng tín dụng còn ảnh đến sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động cho thuê đƣợc phản ảnh thông qua chất lƣợng tín dụng của công ty cho thuê tài chính.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao dẫn đến chi phí trích dự phòng rủi ro cao làm giảm lợi nhuận của hoạt động cho thuê, điều này xuất phát từ việc kiểm tra, giám sát không thƣờng xuyên và chặt chẽ trong hoạt động cho thuê tài sản trong nhiều năm. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả cao, hoạt động cho thuê luôn đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát liên tục và chặt chẽ.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn (cho thuê tài sản): đối với các công ty cho thuê tài chính, các khoản cho thuê đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận mang lại chủ yếu từ nguồn thu này. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng luôn là một khoản mục chi phí không nhỏ làm giảm đáng kể lợi nhuận của các công ty cho thuê tài chính khi chất lƣợng tín dụng kém.

- Năng lực quản lý: bao gồm năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành hoạt động của công ty CTTC, năng lực quản lý kém dẫn đến việc đƣa ra các quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương việt nam (Trang 25)