Vào những năm 1960, các ngân hàng, doanh nghiệp đã lần lƣợt xâm nhập vào lĩnh vực cho thuê tài chính vì nhận thấy đây là một lĩnh vực có triển vọng phát triển. Đến năm 1981, tại Nhật Bản đã có 105 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính và hiện nay có khoảng 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nhật là quốc gia đầu tiên và cũng là nƣớc phát triển nhất về hoạt động cho thuê tài chính tại Châu Á. Tính đến năm 2005, tổng giá trị tài sản cho thuê của Nhật đã đạt tới con số 67 tỷ USD. Ngƣời ta ƣớc tính có tới 90% số doanh nghiệp ở Nhật sử dụng phƣơng thức tài trợ bằng cho thuê tài chính để mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất.
Cho thuê tài chính đã phát triển ở Nhật Bản và đứng thứ hai trên thế giới. Cho đến nay, hoạt động này đã có bƣớc đột phá với sự ra đời của rất nhiều các công ty cho thuê tài chính, cạnh tranh trong một môi trƣờng đầy tính chuyên nghiệp. Hoạt động cho thuê tài chính tại Nhật Bản có một số đặc điểm cơ bản: Bên cho thuê không chi phối việc chọn tài sản của bên đi thuê. Việc lựa chọn tài sản thuê đƣợc chịu trách nhiệm bởi bên đi thuê, điều này đã làm tăng tính chủ động và tác động rất tích cực tới tâm lý của bên đi thuê.
Tài sản cho thuê tài chính ở Nhật Bản cũng rất đa dạng nhƣ thiết bị ngành dịch vụ và thƣơng mại, thiết bị y tế, công nghiệp, vận tải, thông tin,…song các công ty cho thuê tài chính đều tham gia đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao. Hoạt động cho thuê tài chính tại Nhật cũng khuyến khích đổi mới khoa học công nghệ, và coi đây là yếu tố hàng đầu trong việc phát triển kinh tế. Thời hạn thuê của tài sản đƣợc quy định tối thiểu bằng 60-70% tuổi thọ kinh tế và tối đa không quá 120% tuổi thọ kỹ thuật của tài sản. Điều này góp phần hạn chế những tài sản cũ, lạc hậu và tiếp cận những tài sản có giá trị cao trong các hợp đồng cho thuê tài chính.