Đánh giá hiệu quả kinh doanh của hoạt động cho thuê tài chính theo mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương việt nam (Trang 30 - 34)

theo mô hình CAMELS

Đối với hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam, hầu hết các Công ty cho thuê tài chính đều là các Công ty con của các ngân hàng hoặc là các công ty do các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc bỏ vốn đầu tƣ, việc huy động vốn, năng lực quản lý, khả năng thanh khoản và các chỉ tiêu theo mô hình Camels đều bị ảnh hƣởng và đƣợc quyết định bởi các tổ chức nói trên, do đó việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các chỉ tiêu theo mô hình CAMELS hiện nay chƣa có đủ cơ sở để thực hiện một cách hoàn chỉnh, chúng ta chỉ có thể đánh giá trên một số mặt nhất định.

- Về mức độ an toàn vốn: Đối với công ty cho thuê tài chính, vốn hoạt động chủ yếu hình thành từ nguồn vốn cấp và vốn đi vay của ngân hàng mẹ, vì vậy việc đảm bảo nguồn vốn hoạt động tạo khả năng sinh lời cho các công ty cho thuê tài chính phụ thuộc phần lớn vào khả năng huy động của ngân hàng mẹ, các công ty cho thuê tài chính có trách nhiệm sử dụng đồng vốn sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Sản phẩm huy động vốn của công ty cho thuê tài chính chỉ đƣợc thực hiện thông qua hình thức huy động vốn trung dài hạn và phát hành trái phiếu, hoặc vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng, bỏ qua một khối lƣợng lớn nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ, đồng nghĩa với nguồn huy động rất hạn hẹp. Khác với các NHTM có thể huy động vốn bằng nhiều nguồn với các hình thức khác nhau, việc mang lại nguồn vốn với giá thỏa thuận ảnh hƣởng không ít đến hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Tuy nhiên, do nguồn vốn hoạt động đã đƣợc ngân hàng mẹ cung ứng, hỗ trợ và đảm bảo nên hoạt động cho thuê tài chính của Công ty hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng bởi chỉ tiêu này.

- Chất lƣợng hoạt động của tài sản có: Chất lƣợng tài sản có là nguyên nhân cơ bản ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Đánh giá chất lƣợng hoạt động của tài sản có thực chất là đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay, thƣờng tập trung vào quy mô, cơ cấu cho vay, tỷ lệ nợ xấu, nợ bảo lãnh quá hạn. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng tín dụng còn ảnh đến sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động cho thuê đƣợc phản ảnh thông qua chất lƣợng tín dụng của công ty cho thuê tài chính.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao dẫn đến chi phí trích dự phòng rủi ro cao làm giảm lợi nhuận của hoạt động cho thuê, điều này xuất phát từ việc kiểm tra, giám sát không thƣờng xuyên và chặt chẽ trong hoạt động cho thuê tài sản trong nhiều năm. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả cao, hoạt động cho thuê luôn đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát liên tục và chặt chẽ.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn (cho thuê tài sản): đối với các công ty cho thuê tài chính, các khoản cho thuê đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận mang lại chủ yếu từ nguồn thu này. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng luôn là một khoản mục chi phí không nhỏ làm giảm đáng kể lợi nhuận của các công ty cho thuê tài chính khi chất lƣợng tín dụng kém.

- Năng lực quản lý: bao gồm năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành hoạt động của công ty CTTC, năng lực quản lý kém dẫn đến việc đƣa ra các quyết định không chính xác ảnh hƣởng đến cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý của doanh nghiệp, chất lƣợng và mức độ tăng trƣởng tài sản có của hoạt động cho thuê dẫn đến sụt giảm lợi nhuận.

Để đánh giá năng lực quản lý ngƣời ta xem xét và đánh giá các yếu tố nhƣ: Cơ cấu tổ chức và phƣơng thức quản lý và điều hành quản trị công ty; Chất lƣợng và mức độ tăng trƣởng tài sản có; Quản trị rủi ro; Mức độ triển khai và chấp hành các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc; Mức độ thu nhập và sự phối hợp công việc giữa các phòng ban và CBCNV.

- Lợi nhuận: là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

+ ROA(Return on Total Assets): tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

ROA đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

ROA =

Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

ROA cung cấp thông tin về các khoản lãi đƣợc tạo ra từ lƣợng vốn đầu tƣ (hay lƣợng tài sản), đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài sản và sử dụng vốn của công ty cho thuê tài chính, cho thấy khả năng chuyển hóa tài sản thành thu nhập ròng của doanh nghiệp.

Tài sản của một công ty đƣợc hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này đƣợc sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tƣ thành lợi nhuận đƣợc thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm đƣợc nhiều tiền hơn trên lƣợng đầu tƣ ít hơn.

Quá trình phân tích chỉ tiêu này cũng cần chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu chi phí trả lãi và các chi phí phục vụ đầu tƣ cao hơn ROA, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngƣợc lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đã sử dụng vốn một các hợp lý mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

+ ROE (Return on common equity): tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

ROE =

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu

ROE đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này là thƣớc đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Khi phân tích tỷ lệ này có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể nhƣ sau: nếu công ty có khoản vay ngân hàng tƣơng đƣơng hoặc cao hơn vốn chủ sở hữu mà ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng; ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng chƣa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tƣơng lai hay không.

+ NIM (Net Interest Margin - tỷ lệ thu nhập lãi cận biên)

NIM =

Thu nhập từ lãi – Chi phí lãi Tài sản có sinh lời

Chỉ tiêu này giúp công ty dự báo đƣợc khả năng sinh lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp.

Tuy nhiên nhƣ đã phân tích ở trên, các công ty CTTC hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay phần lớn là các đơn vị phụ thuộc nên việc đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận chủ yếu thông qua chỉ tiêu thu nhập và chi phí hoạt động của đơn vị.

- Khả năng thanh khoản: các chỉ tiêu liên quan đến khả năng thanh khoản nhƣ tài sản Có và tài sản Nợ có thể thanh toán ngay đều do ngân hàng mẹ quyết định, tuy nhiên khả năng thanh khoản của ngân hàng mẹ ảnh hƣởng lớn đến uy tín, hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính, nếu khả năng thanh khoản của ngân hàng mẹ kém, hoạt động của công ty cho thuê tài chính bị thu hẹp dẫn đến hiệu quả hoạt động giảm sút.

- Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng: Rủi ro thị trƣờng thể hiện qua sự thay đổi chính sách lãi suất hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn chủ sở hữu. Trong hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC, việc thay đổi một trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ sẽ lập tức ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC sẽ phải chịu tác động rất lớn.

Tuy nhiên việc giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trƣờng đối với các nhà quản trị công ty cho thuê tài chính là điều khó thực hiện vì hoạt động của các công ty này phần lớn phụ thuộc vào sự điều hành của các ngân hàng cấp trên.

Tuy nhiên, đây chỉ là một kênh phân tích, để có thể thu đƣợc kết quả kỹ lƣỡng và hữu ích, cần kết hợp việc phân tích theo CAMELS với những đánh giá định tính khác của các công ty cho thuê tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương việt nam (Trang 30 - 34)