Đẩy mạnh công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương việt nam (Trang 82)

Nguồn vốn họat động cao tạo đà cho họat động kinh doanh phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty CTTC,việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu không thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Qua thực trạng huy động vốn của công ty trong thời gian qua và nghiên cứu họat động của các công ty CTTC tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, để khơi tăng nguồn vốn họat động trong thời gian trƣớc mắt, công ty CTTC NHCTVN cần kết hợp thực hiện một số biện pháp sau:

- Tìm kiếm và thu hút nguồn vốn lãi suất thấp từ các đối tác nƣớc ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế. Chủ động, tích cực tìm nguồn vốn có lãi suất thấp để đáp ứng đủ vốn cho tăng trƣởng đầu tƣ cho thuê đối với khách hàng. Tiến hành thủ tục đăng ký phát hành trái phiếu.

- Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa công ty nhằm huy động đa dạng nguồn vốn trong xã hội. Thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp sát với thực tiễn giá thị trƣờng.

- Tạo nguồn vốn từ việc trả chậm khi thực hiện mua phƣơng tiện, thiết bị máy móc từ nhà cung cấp.

3.2.1.3. Mở rộng mạng lưới phục vụ, thị trường cho thuê tài chính

Trong thời gian qua công ty đã mở chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh (2009), đây là chi nhánh đầu tiên của công ty, đó là con số rất nhỏ so với công ty CTTC II ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 6 chi nhánh ở cả 3 miền. Mặt khác tuy công ty và chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã cố gắng mở rộng thị trƣờng hoạt động trên toàn quốc, song các hợp đồng cho thuê vẫn chỉ tập trung tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lớn nhƣ: Bình Dƣơng, Đồng Nai, Long An… Trong khi đó, thị trƣờng hoạt động chủ yếu của các công ty cho thuê tài chính khác cũng đều tập trung ở các địa phƣơng trên. Nhƣ vậy, còn một thị trƣờng bị bỏ ngỏ chƣa đƣợc khai thác trong khi tiềm năng phát triển thị trƣờng cho thuê tài chính ở các tỉnh, thành phố khác là rất lớn, trong đó phải kể đến sự phát triển nhanh của các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Do đó, muốn phát triển thị trƣờng thì Công ty phải nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động. Đối với các tỉnh, thành phố lớn khác có nhiều tiềm năng nhƣ: , Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ... là nơi có tốc độ phát triển kinh tế cao, có nhiều khu công nghiệp nên nhu cầu thuê tài chính để thực hiện công nghiệp hoá lớn thì Công ty nên mở thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các vùng trọng điểm này từ đó mới có thể mở rộng các dự án cho thuê rộng khắp mọi miền của đất nƣớc và tăng trƣởng dƣ nợ hiệu quả.

3.2.2. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành

3.2.2.1. Xây dựng một chính sách CTTC phù hợp

CTTC là nghiệp vụ còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Để mở rộng thị trƣờng và kinh doanh hiệu quả, công ty cần có chính sách CTTC phù hợp với diễn biến của thị trƣờng cùng với khả năng tài chính và nguồn nhân lực của công ty.

Kể từ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra vào cuối năm 2007, cho đến nay ảnh hƣởng của nó vẫn còn nặng nề. Thể hiên rõ nét là đối với thị trƣờng tài chính nƣớc ta, từ năm 2007 đến nay lãi suất thị luôn luôn biến động, cạnh tranh thị phần ngày càng trở nên gay gắt. Để đạt hiệu quả cao trong họat động kinh doanh, công ty cần có chính sách CTTC của công ty cần linh hoạt và có sự điều chỉnh kịp thời. Cụ thể:

- Cơ cấu tín dụng hợp lý tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và đặc biệt qua tâm đến chất lƣợng tín dụng sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao, Công ty cần thành lập tổ hoặc nhóm dự báo thị trƣờng, tổ chức nghiên cứu và đánh giá cụ thể khách hàng mục tiêu, ngành nghề trọng tâm. Cụ thể là cần phân loại và chọn lựa cụ thể khách hàng, đánh giá năng lực doanh nghiệp đi thuê tài chính, trên cơ sở đó có chính sách phục vụ phù hợp và đúng đắn;

- Căn cứ và diễn biến thị trƣờng và sự cạnh tranh giữa các công ty CTTC thực hiện tỷ lệ đặt cọc hợp lý bảo đảm ổn định và gia tăng sự tăng trƣởng về vốn;

- Căn cứ các nội dung đăng ký kinh doanh đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và NHTMCP Công thƣơng Việt Nam phê duyệt, công ty thực hiện triển khai và đa dạng hóa các sản phẩm nghiệp vụ, tạo nhiều nguồn thu hợp lý mang lại hiệu quả cao;

- Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng phù hợp đảm bảo phát triển – an toàn – hiệu quả

Ngoài ra, cần chủ động tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng; Chú trọng đúng mức với việc tái thuê đối với khách hàng tiềm năng. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, công ty cần đi sâu nghiên cứu vào các ngành sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu.

3.2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing và công tác khách hàng

Cần tăng cƣờng công tác tiếp thị, có chính sách khách hàng phù hợp với chiến lƣợc phát triển của mình, đẩy mạnh cho thuê đối với tất cả các thành phần kinh tế, đa dạng hoá các đối tƣợng, thiết bị cho thuê. Ngoài ra, công ty cần chú trọng hơn nữa việc cho thuê máy móc thiết bị tạo giá trị gia tăng cao nhằm góp phần nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam. Các hình thức quảng cáo tuyên truyền có thể áp dụng:

- Mở các hội thảo về CTTC, tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài phát thanh, truyền hình, báo chí, internet.

- Tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu về CTTC.

- Phát hành các tờ rơi gửi tới khách hàng và những đối tƣợng có quan tâm đến CTTC.

Nhanh chóng chuẩn bị cán bộ, cơ sở vật chất thành lập phòng hoặc bộ phận Marketing.

Trên cơ sở 3 tháng hoặc 6 tháng phân loại và đánh giá khách hàng, thực hiện tốt và kịp thời chính sách ƣu đãi về lãi suất, bảo hiểm…, cũng nhƣ thực hiện biện pháp kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời rủi ro.

Đầu tƣ hợp lý về kinh phí và nhân sự cho việc nâng cấp và cập nhật thông tin trên trang WEB của công ty.

3.2.2.3. Công tác tổ chức, tuyển chọn cán bộ và đào tạo

Con ngƣời luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động CTTC thời gian qua của công ty cũng chính do trình độ cán bộ bất cập, không theo kịp với yêu cầu của thị trƣờng, ý thức chấp hành thể lệ chế độ nghiệp vụ của một số cán bộ chƣa nghiêm túc. Vì vậy, việc tổ chức tuyển dụng và đào tạo cán bộ trong công ty là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến dịch lành mạnh hoá hoạt động CTTC. Kiên quyết không để cán bộ có những biểu hiện không trong sạch, lợi dụng khách hàng hoặc có những mối quan hệ làm ăn không chính đáng đứng trong hàng ngũ cán bộ của công ty.

Công tác đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đào tạo một cách toàn diện để thực sự có những cán bộ đủ năng lực phục vụ yêu cầu công tác quản lý, kinh doanh, tránh đào tạo tràn lan, không sâu vừa lãng phí về thời gian và tiền bạc. Việc đào tạo phải kết hợp với kiểm tra kiến thức công khai và chất lƣợng để CBCNV chủ động hơn.

Việc mở thêm các chi nhánh đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ về nhân sự, vì vậy cần chủ động kế hoạch bồi dƣỡng và đào tạo, thực hiện công khai danh sách cán bộ đƣợc bồi dƣỡng và bổ nhiệm.

Song song với việc đề ra những tiêu chuẩn và yêu cầu chất lƣợng trong công tác, cần phải có một chế độ đãi ngộ xứng đáng về lƣơng, thƣởng đối với cán bộ CTTC để khuyến khích, động viên kịp thời những cán bộ có thành tích trong công tác, tránh bình quân chủ nghĩa trong thu nhập, vì công tác này thực sự nặng nề, nhiều rủi ro nên đòi hỏi cán bộ phải hết sức nỗ lực và cố gắng.

3.2.2.4. Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ CTTC

Thực tế cho thấy, hầu hết những khoản CTTC để phát sinh nợ quá hạn, khó đòi là do cán bộ thực hiện không đúng quy chế CTTC, tuỳ trƣờng hợp cụ thể mà mức độ vi phạm có khác nhau, dẫn đến việc xử lý rất khó khăn.

Quy trình nghiệp vụ CTTC của công ty ra đời vào tháng 7 năm 2008 đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho cán bộ CTTC, nhất là đối với số cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm. Quy trình này cũng đã góp phần không nhỏ trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động CTTC tại công ty. Nhƣng để hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh thì ngoài việc giáo dục, đào tạo ý thức cho cán bộ cần phải nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy trình nghiệp vụ nhƣ thế nào, từ đó có quy chế trách nhiệm, thƣởng, phạt vật chất thật nghiêm minh rõ ràng.

3.2.2.5. Nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

- Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế đến mức tối thiểu các loại chi phí , nhất là chi phí hành chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận;

- Để hoạt động CTTC đƣợc an toàn thì công tác trƣớc, trong và sau khi cho thuê là rất quan trọng. Công tác thẩm định trƣớc khi cho thuê phải thật sự chất lƣợng, thu thập, xử lý thông tin đầy đủ, kịp thời nhằm hạn chế mầm mống nợ quá hạn phát sinh ngay từ khi giải quyết cho thuê.

- Để phát hiện kịp thời sai phạm của khách hàng và có biện pháp xử lý đúng đắn, cần không ngừng tăng cƣờng và hòan thiện đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, thành lập phòng kiểm tra nội bộ và ban kiểm soát HĐQT, từ đó thành lập các đoàn đi kiểm tra, nhất là đối với các khách hàng ở xa để phát hiện, nắm bắt thông tin kịp thời, hạn chế rủi ro xảy ra.

3.2.2.6. Phân tán và hạn chế rủi ro

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cần quan tâm thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, lãi suất, rủi ro thị trƣờng. Cụ thể cần thực hiện ácc nguyên tắc sau:

- Không tập trung cho thuê tài chính một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực:. Đây là khuyến cáo và cũng là bài học hết sức có ý nghĩa mà các nhà kinh doanh trƣớc đây đã rút ra khi họ phải gánh chịu những thiệt hại đổ vỡ do không tuân thủ nguyên tắc này.

- Không nên dồn vốn vào một hoặc một số khách hàng: Cho dù một khách

hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với công ty đến đâu cũng khó tránh khỏi những khó khăn, rủi ro đột xuất. Điều này sẽ gây tổn thất rất lớn cho công ty.

- Đa dạng hoá tài sản cho thuê, mở thêm nhiều chi nhánh: Đa dạng hoá tài

sản cho thuê có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định. Ngoài ra, họat động của nhiều chi nhánh trong công ty có tác dụng giảm rủi ro thông qua bù trừ lỗ lãi giữa các đơn vị.

- Cho thuê hợp vốn, đồng tài trợ: Công ty có thể phối hợp với các công ty

CTTC khác thực hiện các hợp đồng CTTC hợp vốn để có thể phân tán đƣợc rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phƣơng án kinh doanh khả thi nhƣng quy mô quá lớn so với tiềm lực của công ty.

Thực hiện hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro

Thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin về thị trƣờng, về tài sản sẽ cho thuê… trƣớc khi đƣa ra quyết định CTTC luôn đƣợc coi là quan trọng hàng đầu trong công tác thẩm định. Do đó, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro Ngân hàng Nhà nƣớc, công ty phải tận dụng triệt để sự trợ giúp đắc lực của Internet và các phƣơng tiện truyền thông, nhằm khai thác thông tin, phòng ngừa và hạn chế rủi ro phục vụ hoạt động kinh doanh.

Xử lý các khoản nợ quá hạn

Nâng cao chất lƣợng hoạt động CTTC song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh các khoản nợ quá hạn mới. Việc xử lý các khoản nợ quá hạn cũng rất quan trọng vì nó quyết định đến khả năng thu hồi vốn cũng nhƣ ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh, hiệu quả hoạt động, sự phát triển của công ty. Nhằm xử lý tốt các khỏan nợ quá hạn, giảm tỷ lệ trích dự phòng rủi ro và làm tăng lợi nhuận họat động kinh doanh của công ty, Ban Giám đốc công ty cần thực hiện các bƣớc công việc sau:

- Phân tích từng khoản nợ quá hạn để tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh, từ đó mới có thể đƣa ra hƣớng xử lý thích hợp. Chẳng hạn, nếu bên mua chậm thanh toán thì hƣớng tháo gỡ có thể từ phía đối tác của khách hàng. Nếu do nguyên nhân sản phẩm, hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ thì yêu cầu doanh nghiệp nên hạ giá bán sản phẩm, phát triển màng lƣới tiêu thụ, tăng cƣờng chiến dịch quảng cáo…, đồng thời phải nghiên cứu lại việc sản xuất về thay đổi mẫu mã, chất lƣợng, chủng loại, giá cả sản phẩm. Nếu do doanh nghiệp chây ỳ cố tình không trả nợ hoặc doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, phá sản thì phải nhanh chóng thu hồi tài sản cho thuê, phát mại để thu hồi vốn.

- Thành lập tổ thu nợ gồm một số cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ quá hạn, có mối quan hệ quen biết rộng dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc để có điều kiện theo dõi sát doanh nghiệp, tận dụng mọi khả năng để thu nợ.

- Xử lý kịp thời và thích đáng cũng nhƣ ngừng giải quyết đầu tƣ các khoản CTTC mới đối với những cán bộ CTTC thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý vi phạm quy trình nghiệp vụ, ý thức đạo đức không tốt dẫn đến phát sinh nợ quá hạn để tập trung thu nợ, kỷ luật chuyển công tác khác hoặc bồi thƣờng bằng vật chất.

Nếu chỉ đạo thực hiện tích cực và đồng bộ những giải pháp trên đây thì khả năng thu hồi các khoản nợ quá hạn sẽ khả quan hơn.

3.2.2.7. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin

Nhanh chóng thiết kế và xây dựng các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quản lý vốn và giải ngân và chƣơng trình giao dịch cho thuê.

Triển khai và thực hiện phần mềm định lƣợng giúp cho việc thẩm định dự án và đánh giá tài sản đƣợc chính xác và nhanh chóng.

Xây dựng kế hoạch tuyển và đào tạo cán bộ công nghệ thông tin nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý của công ty.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

- Đề nghị Chính phủ ban hành các văn bản hƣớng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc thuê tài chính để giúp doanh nghiệp hiểu hơn về lợi ích của hoạt động này. Để phát triển hoạt động cho thuê, theo kinh nghiệm của các nƣớc, Chính phủ nên chỉ định một phần vốn máy móc, thiết bị trong kế hoạch của các chƣơng trình, dự án của Nhà nƣớc đƣợc hình thành từ nguồn thuê tài chính.

- Đề nghị Chính phủ xúc tiến thành lập thị trƣờng mua bán máy móc, thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương việt nam (Trang 82)