Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cần quan tâm thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, lãi suất, rủi ro thị trƣờng. Cụ thể cần thực hiện ácc nguyên tắc sau:
- Không tập trung cho thuê tài chính một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực:. Đây là khuyến cáo và cũng là bài học hết sức có ý nghĩa mà các nhà kinh doanh trƣớc đây đã rút ra khi họ phải gánh chịu những thiệt hại đổ vỡ do không tuân thủ nguyên tắc này.
- Không nên dồn vốn vào một hoặc một số khách hàng: Cho dù một khách
hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với công ty đến đâu cũng khó tránh khỏi những khó khăn, rủi ro đột xuất. Điều này sẽ gây tổn thất rất lớn cho công ty.
- Đa dạng hoá tài sản cho thuê, mở thêm nhiều chi nhánh: Đa dạng hoá tài
sản cho thuê có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định. Ngoài ra, họat động của nhiều chi nhánh trong công ty có tác dụng giảm rủi ro thông qua bù trừ lỗ lãi giữa các đơn vị.
- Cho thuê hợp vốn, đồng tài trợ: Công ty có thể phối hợp với các công ty
CTTC khác thực hiện các hợp đồng CTTC hợp vốn để có thể phân tán đƣợc rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phƣơng án kinh doanh khả thi nhƣng quy mô quá lớn so với tiềm lực của công ty.
Thực hiện hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro
Thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin về thị trƣờng, về tài sản sẽ cho thuê… trƣớc khi đƣa ra quyết định CTTC luôn đƣợc coi là quan trọng hàng đầu trong công tác thẩm định. Do đó, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro Ngân hàng Nhà nƣớc, công ty phải tận dụng triệt để sự trợ giúp đắc lực của Internet và các phƣơng tiện truyền thông, nhằm khai thác thông tin, phòng ngừa và hạn chế rủi ro phục vụ hoạt động kinh doanh.
Xử lý các khoản nợ quá hạn
Nâng cao chất lƣợng hoạt động CTTC song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh các khoản nợ quá hạn mới. Việc xử lý các khoản nợ quá hạn cũng rất quan trọng vì nó quyết định đến khả năng thu hồi vốn cũng nhƣ ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh, hiệu quả hoạt động, sự phát triển của công ty. Nhằm xử lý tốt các khỏan nợ quá hạn, giảm tỷ lệ trích dự phòng rủi ro và làm tăng lợi nhuận họat động kinh doanh của công ty, Ban Giám đốc công ty cần thực hiện các bƣớc công việc sau:
- Phân tích từng khoản nợ quá hạn để tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh, từ đó mới có thể đƣa ra hƣớng xử lý thích hợp. Chẳng hạn, nếu bên mua chậm thanh toán thì hƣớng tháo gỡ có thể từ phía đối tác của khách hàng. Nếu do nguyên nhân sản phẩm, hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ thì yêu cầu doanh nghiệp nên hạ giá bán sản phẩm, phát triển màng lƣới tiêu thụ, tăng cƣờng chiến dịch quảng cáo…, đồng thời phải nghiên cứu lại việc sản xuất về thay đổi mẫu mã, chất lƣợng, chủng loại, giá cả sản phẩm. Nếu do doanh nghiệp chây ỳ cố tình không trả nợ hoặc doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, phá sản thì phải nhanh chóng thu hồi tài sản cho thuê, phát mại để thu hồi vốn.
- Thành lập tổ thu nợ gồm một số cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ quá hạn, có mối quan hệ quen biết rộng dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc để có điều kiện theo dõi sát doanh nghiệp, tận dụng mọi khả năng để thu nợ.
- Xử lý kịp thời và thích đáng cũng nhƣ ngừng giải quyết đầu tƣ các khoản CTTC mới đối với những cán bộ CTTC thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý vi phạm quy trình nghiệp vụ, ý thức đạo đức không tốt dẫn đến phát sinh nợ quá hạn để tập trung thu nợ, kỷ luật chuyển công tác khác hoặc bồi thƣờng bằng vật chất.
Nếu chỉ đạo thực hiện tích cực và đồng bộ những giải pháp trên đây thì khả năng thu hồi các khoản nợ quá hạn sẽ khả quan hơn.