Công ty cho thuê tài chính ngân hàn gÁ Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương việt nam (Trang 66)

Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACB Leasing) đƣợc thành lập theo quyết định số 06/GP/NHNN do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 22/05/2007 với vốn điều lệ ban đầu: 100 tỷ đồng Việt Nam.

Ngày 09/6/2010, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1388/QĐ-NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng.

Trụ sở chính: 131 Châu Văn Liêm, Phƣờng 14, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Tổng số cán bộ, nhân viên của Công ty: 24 ngƣời.

ACB Leasing là tổ chức tín dụng 100% vốn của Ngân hàng Á Châu, chuyên cung cấp vốn tài trợ trung dài hạn thông qua việc thuê mua tài chính với 02 hình thức chủ yếu: tài trợ đầu tƣ mới tài sản (leasing) và tái tài trợ máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển đã đầu tƣ (leaseback).

Sau hơn 03 năm hoạt động, ACB Leasing đã đạt đƣợc kết quả kinh doanh khả quan, duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả và không phát sinh nợ quá hạn, đóng góp vào mục tiêu tăng trƣởng bền vững chung của Tập đoàn ACB.

Địa bàn hoạt động chủ yếu là: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng,… Ngày 28/7/2010, Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACB Leasing) đã đƣợc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam chấp thuận cho triển khai cung ứng dịch vụ ngoại hối theo Giấy phép số 5623/NHNN-TTGSNH.

Theo đó, ACB Leasing đƣợc phép cho thuê tài chính, bảo lãnh và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ, bên cạnh Việt Nam đồng.

Khách hàng sẽ có thêm sự chọn lựa đa dạng hóa nguồn tài trợ trung dài hạn để đổi mới máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển từ nƣớc ngoài, tránh rủi ro tỷ giá và giảm chi phí, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

2.2.4.2. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Ngày 10/07/2006, Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank - SBL) đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là công ty Cho thuê Tài chính đầu tiên trong hệ thống NHTMCP Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng và đến 17 tháng 12 năm 2009 đã tăng lên 300 tỷ đồng (theo Quyết định số 3079/QĐ- NHNN ngày 17/12/2009 của Ngân hàng Nhà nƣớc).

Trụ sở chính: 87A Hàm Nghi, Phƣờng Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Hà Nội.

Tổng số cán bộ, nhân viên của Công ty: 66 ngƣời

Trong suốt quá trình hoạt động, Sacombank - SBL luôn khẳng định định hƣớng và cam kết phát triển, nâng cao chất lƣợng dịch vụ của mình theo chuẩn mực quốc tế, cũng nhƣ khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính cho các doanh nghiệp.

Các nghiệp vụ mà Sacombank - SBL đƣợc thực hiện là cho thuê tài chính; tƣ vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính; Nhận ủy thác bằng máy móc, thiết bị để cho thuê tài chính đối với khách hàng; nhận uỷ thác bằng tiền từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để nhập máy móc, thiết bị cho thuê tài chính đối với khách hàng…

Ngoài ra, Sacombank - SBL đƣợc thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh liên quan đến cho thuê tài chính; cho thuê vận hành; mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính.

Năm 2007, Sacombank - SBL nhận đƣợc sự hỗ trợ về đào tạo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về nghiệp vụ cho thuê tài chính theo thông lệ quốc tế. Với kinh nghiệm hàng đầu thế giới về quản trị tài chính và ngân hàng, chƣơng trình đào tạo này của ADB đã hỗ trợ các nhân viên của Sacombank-SBL trong việc trang bị các kiến thức về tiếp thị, quảng bá, và giữ quan hệ với khách hàng, cách thức quản lý hồ sơ cho thuê tài chính và cách thức chào giá cho một hợp đồng cho thuê tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế.

Năm 2008, Sacombank - SBL ký kết hợp đồng tín dụng với Công ty Phát triển Tài chính Hà Lan (FMO) để đƣợc hỗ trợ một khoản tín dụng trị giá 8 triệu USD với thời hạn tối đa là 5 năm, Sacombank - SBL sử dụng khoản tài trợ này để mở rộng quy mô cho kênh cấp vốn trung và dài hạn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tƣ trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh để duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Năm 2009, Sacombank - SBL tiếp tục ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 5 triệu USD với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhằm hỗ trợ vốn hoạt động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Đây là khoản cho vay hỗ trợ lĩnh vực cho thuê tài chính đầu tiên của ADB tại thị trƣờng Việt Nam và là tiền đề để các công ty cho thuê tài chính Việt Nam thu hút nguồn vốn vay giá rẻ tƣơng tự từ các tổ chức tài chính quốc tế khác.

2.2.4.3. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Công ty Cho thuê tài chính NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (VCB leasing - VCBL) đƣợc thành lập năm 1998 theo Quyết định số 108/QĐ-NHNN ngày 25/03/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc và là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.

Vốn điều lệ của công ty: 300 tỷ đồng.

Trụ sở chính: Tầng 4, số 10B phố Tràng Thi - quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Chi nhánh Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà CMARD2, Số 45 Đinh Tiên Hoàng, Phƣờng Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Tổng số cán bộ, nhân viên của Công ty: 106 ngƣời.

Mục tiêu của Công ty: Trở thành công ty Cho thuê Tài chính hàng đầu Việt Nam, cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính đến các doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp đổi mới thiết bị, hƣớng tới thành công trong kinh doanh.

Tại VCBL, tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể lựa chọn các phƣơng án thuê tài chính sau: Cho thuê tài chính thông thƣờng, mua và cho thuê lại và cho thuê hợp vốn. Ngoài ra Công ty cũng thực hiện các hoạt động khác nhƣ: Tƣ vấn về các vấn đề có liên quan đến cho thuê tài chính; Thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính.

Là một trong những công ty CTTC tiên phong tại Việt Nam, qua hơn 10 năm kinh nghiệm, Công ty đã thiết lập đƣợc các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều nhà cung cấp thiết bị lớn, các công ty bảo hiểm có uy tín cũng nhƣ mạng lƣới khách hàng trung thành trên toàn quốc.

2.2.4.4. So sánh một số chỉ tiêu của các công ty cho thuê tài chính

Bảng 2.13. So sánh một số chỉ tiêu của 4 công ty cho thuê tài chính

CHỈ TIÊU Đơn vị Vietinbank Leasing Leasing VCB Sacombank Leasing Leasing ACB

Vốn điều lệ Tr. đồng 500.000 300.000 300.000 200.000 Tổng số vốn huy động - 930.005 1.066.527 744.551 - Dƣ nợ CTTC - 1.082.200 1.190.898 828.495 423.256 Số lƣợng khách hàng K/hàng 283 490 194 78 Tỷ lệ nợ xấu (N3,4,5) Trong đó nhóm 5 % % 0,56 0,05 8,03 6,08 0,38 0,26 - - Tổng thu Tr. đồng 180.100 165.995 92.690 39.882 Tổng chi - 98.200 139.830 40.176 16.049

Lợi nhuận trƣớc thuế - 81.900 31.812 52.514 23.833

Số dƣ DPRR - 17.787 74.079 8.574 2.593

Tổng số cán bộ Ngƣời 120 106 66 24

Số chi nhánh (CN) CN 01 01 01 -

Nguồn: Kết quả kinh doanh năm 2010 của các công ty CTTC, Hiệp hội CTTC Việt Nam. 21/01/2011[14],[15]

Từ bảng 2.13 rút ra một số nhận xét:

- VietinbankLC có vốn điều lệ lớn nhất và ACB Leasing có vốn điều lệ nhỏ nhất.

- Đa số cán bộ nhân viên của các công ty CTTC có trình độ từ đại học và sau đại học, trình độ chuyên môn cao và hoàn thành có chất lƣợng nhiệm vụ đƣợc phân công; Tổng số cán bộ nhân viên VietinbankLC nhiều ngƣời nhất (120 ngƣời) và ACB Leasing ít ngƣời nhất (24 ngƣời).

- Về tổng số vốn huy động, dƣ nợ CTTC và số lƣợng khách hàng VCB Leasing chiếm vị trí đầu tiên kế tiếp là VietinbankLC, Sacombank-LC và ACB Leasing.

- ACB Leasing không phát sinh nợ xấu, VietinbankLC có tỷ lệ nợ xấu rất thấp nhất là tỷ lệ nhóm 5 chỉ còn 0,05%, VCB Leasing có tỷ lệ nợ xấu khá cao.

- Tổng chi của các CTTC thƣờng chiếm tỷ lệ trên dƣới 50% tổng thu song riêng VCB Leasing tổng chi chiếm tỷ lệ tới 84,23% tổng thu. Lợi nhuận trƣớc thuế: VietinbankLC đạt cao nhất và VCB Leasing đạt thấp nhất.

- Số dƣ dự phòng rủi ro: VCB Leasing nhiều nhất, còn ACB Leasing ít nhất. Từ nhận xét khái quát trên, cho thấy nếu so sánh với các công ty CTTC trên, hiệu quả kinh doanh của VietinbankLC đạt đƣợc trong những năm qua đã đem lại nhiều thuận lợi và lợi thế cho công ty. Cụ thể, vốn điều lệ và tổng số vốn huy động đạt cao, điều này tạo đà cho sự phát triển. Tỷ lệ nợ xấu, nhất là tỷ lệ nhóm 5 rất thấp đồng thời lợi nhuận trƣớc thuế đạt cao đã góp phần nâng cao thu nhập và năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên công ty. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, VCB Leasing, Sacombank Leasing và ACB Leasing đã và đang thu hút nhiều đối tác và nhà cung cấp nƣớc ngoài vốn lớn, công nghệ hiện đại đang đặt ra nhiều thách thức đối với VietinbankLC.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

Qua kết quả đánh giá các chỉ tiêu theo mô hình CAMELS cho thấy trong thời gian qua (từ năm 2007 – 2010), do ảnh hƣởng tình hình kinh tế thế giới cùng với những biến đổi bất thƣờng của thời tiết, khí hậu, gây ra những khó khăn, thách thức lớn đối với nhiều quốc gia đã tác động tiêu cực đến kinh tế nƣớc ta, làm cho tốc độ tăng trƣởng kinh tế giảm đáng kể, tình hình sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, việc làm và đời sống của ngƣời lao động gặp nhiều khó khăn.

Riêng ngành Ngân hàng, Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngân hàng của các tổ chức, cá nhân bằng đồng Việt Nam theo các Quyết định của Chính phủ cùng với sự biến đổi lãi suất thị trƣờng đầy biến động và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng TMCP nói riêng và các công ty CTTC nói riêng đã đem lại những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động của các công ty CTTC. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và tích cực của lãnh đạo và CBCNV VietinbankLC, công ty đã đạt đƣợc một số thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh.

2.3.1 Kết quả đạt đƣợc

- Ngoài nguồn vốn do ngân hàng mẹ cung cấp, Công ty đã linh hoạt điều hành vốn hàng ngày, tiếp xúc và mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng để chủ động về nguồn vốn, huy động vốn với lãi suất thấp, giảm chi phí đầu vào, đem lại hiệu quả kinh doanh. Tổng thu và lợi nhuận liên tục tăng từ năm 2007 đến năm 2010 đồng thời tổng chi giảm phù hợp và tỷ lệ chi phí hàng năm giảm. Mặc dù vốn điều lệ của công ty (500 tỷ đồng) do Ngân hàng Mẹ - Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cấp, song Công ty chủ động tích cực tự huy động trên thị trƣờng thông qua đi vay và nhận tiền gửi vì vậy tổng nguồn vốn năm 2009 và năm 2010 đều có sự gia tăng đáng kể. Giai đoạn 2007–2010, tốc độ gia tăng tiền gửi cao hơn so với tốc độ gia tăng tiền vay.

- Quy mô, cơ cấu tín dụng thay đổi phù hợp qua từng thời kỳ, chuyển dịch cơ cấu dƣ nợ và đầu tƣ theo hƣớng tăng tỷ lệ cho thuê đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi và mở rộng các khách hàng lớn tại các khu công nghiệp. Với biện pháp chủ động tích cực đã giúp cho công ty thực hiện thu hồi nợ gốc, lãi đƣợc kết quả khả quan, tăng đƣợc dƣ nợ tốt, giảm thấp dƣ nợ xấu, chất lƣợng tín dụng tăng dần qua các năm, tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là 0,56%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của NHCTVN (0,61%).

Công tác xử lý nợ xấu đƣợc công ty đặc biệt chú trọng và thực hiện mạnh mẽ việc cơ cấu lại các nhóm nợ, nhằm giảm nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) đến mức thấp nhất. Chƣa để xảy ra rủi ro trong quá trình mua tài sản cũng nhƣ không xảy ra trƣờng hợp mất mát tài sản nào.

- Thƣờng xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát, hạn chế rủi ro phát sinh từ phía cán bộ công ty cũng nhƣ từ phía khách hàng. Kiểm soát đƣợc các khoản nợ quá hạn, không để xảy ra tổn thất lớn ảnh hƣởng đến hoạt động của công ty. Triển khai nghiêm túc việc phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro ngày càng hiệu quả. Thực hiện việc trích lập và sử dụng các quỹ theo đúng chế độ tài chính hiện hành, quản lý quỹ an toàn và phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro về mặt lãi suất, đảm bảo kế hoạch tăng trƣởng lợi nhuận hàng năm.

- Công ty đã chuyển thành công sang mô hình công ty TNHH một thành viên, đồng thời quyết định thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh là một quyết định đúng đắn của lãnh đạo công ty. Điều này đã góp phần quan trọng vào hiệu quả kinh doanh và thƣơng hiệu của công ty.

- Lợi nhuận sau thuế tăng liên tục và đều hàng năm, điều này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên, (lƣơng bình quân năm 2010 của công ty đạt bình quân 15,59 triệu đồng/ngƣời/tháng, tăng 60% so với năm 2007), trích bổ sung vào vốn điều lệ và quỹ DPRR và đến 31/12/2010 công ty đã nộp vào ngân sách nhà nƣớc 20,3 tỷ đồng.

- Thƣờng xuyên quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực kế cận, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng mạng lƣới hoạt động kinh doanh.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại

- Vốn chủ sở hữu của công ty tuy lớn nhất trong các công ty cho thuê tài chính nhƣng còn thấp so với quy mô hoạt động; do bị khống chế tỷ lệ cho thuê tối đa đối với một khách hàng không vƣợt quá 30% vốn tự có của công ty nên việc tiếp cận với các dự án lớn rất khó khăn gây ảnh hƣởng không ít tới vấn đề tăng trƣởngvà hiệu quả kinh doanh của công ty;

- Định hƣớng phát triển kinh tế hiện nay là đầu tƣ vào ngành sản xuất công nghiệp nhƣng tài sản cho thuê chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải. Hiện nay, công ty chƣa tạo lập đƣợc quan hệ hợp tác thƣờng xuyên và lâu dài với các đối tác và nhà cung cấp ở các nƣớc có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc vay vốn từ nƣớc ngoài, từ nguồn trả chậm tiền mua máy móc thiết bị để tài trợ cho các dự án thuê tài chính còn chƣa đƣợc quan tâm thực hiện.

- Mạng lƣới các chi nhánh của công ty chƣa phát triển rộng khắp trong khi khách hàng ở khắp mọi miền đất nƣớc, điều này có ảnh hƣởng lớn đến vấn đề tăng trƣởng tín dụng cũng nhƣ việc theo dõi, kiểm tra của cán bộ kinh doanh không đƣợc sâu sát kịp thời.

- Việc triển khai ứng dụng công nghệ ngân hàng còn chậm chƣa theo sát đƣợc yêu cầu của thị trƣờng, các phần mềm quản lý chƣa đƣợc áp dụng một cách hệ thống, hạch toán kế toán vẫn mang tính thủ công, việc hạch toán, lập các báo cáo, thống kê tổng hợp còn chậm; việc cập nhật cũng nhƣ dự báo rủi ro trong hệ thống chƣa kịp thời dễ dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương việt nam (Trang 66)