Mức độ an toàn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương việt nam (Trang 52)

Căn cứ số liệu tại bảng 2.2 cho thấy nguồn vốn của công ty qua các năm liên tục tăng trƣởng. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở chƣơng I của Luận văn, nguồn vốn họat động của Công ty cho thuê tài chính chủ yếu do ngân hàng mẹ cung ứng nên việc tăng trƣởng nguồn vốn huy động của công ty đƣợc đặt ra trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh có lãi.

Trên cơ sở giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống có nguồn vốn dồi dào, công ty chủ động tìm kiếm và khai thác các khách hàng mới có nguồn nhàn rỗi và lãi suất hợp lý. Trong năm đã làm việc với các nhà tƣ vấn về mua bán các khoản nợ để tạo nguồn vốn đối với hoạt động CTTC mở ra một kênh tạo nguồn vốn khả quan và sẽ thực hiện khi NHNN cho phép. Trong những năm qua, công ty đã luôn chủ động về nguồn vốn, điều hành linh hoạt hiện đáp ứng đầy đủ vốn cho tăng trƣởng đầu tƣ cho thuê theo kế hoạch và đem lại hiệu quả tốt.

Trong điều kiện lãi suất thị trƣờng có nhiều biến động, công ty đã linh hoạt điều hành vốn hàng ngày, tiếp xúc với nhiều khách hàng để huy động vốn với lãi suất thấp, giảm chi phí đầu vào, đem lại hiệu quả kinh doanh. Năm 2009 đã tăng thêm đƣợc 2 khách hàng mới là Bảo hiểm Petrolimex CN TP Hồ Chí Minh và Công ty Tài chính Than- Khoáng sản, thiết lập lại quan hệ với Công ty Tài chính dầu khí (ngừng từ 2007). Phòng Kế họach – nguồn vốn – đầu tƣ và phòng Kinh doanh đã phối hợp để chủ động đàm phán với khách hàng vừa khai thác tiền gửi mới, tiếp thị các nguồn vốn trung, dài hạn; vừa tái tục các khoản tiền gửi đến hạn, nâng kỳ hạn của phần lớn các hợp đồng tiền gửi từ 12 tháng lên 24 tháng. Do vậy chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào đảm bảo (3,6%).

Từ tháng 8/2009 Công ty Cho thuê tài chính đã đƣợc Vietinbank chấp thuận và NHNN chuẩn y chuyển sang mô hình công ty Cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty tập trung chỉ đạo vừa tăng trƣởng dƣ nợ đầu tƣ cho thuê, vừa nâng cao hiệu quả và an toàn vốn.

2.2.3.2. Chất lượng họat động của tài sản có

Để phân tích chất lƣợng hoạt động của tài sản có của công ty CTTC Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đề tài tập trung phân tích quy mô, cơ cấu cho vay, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn qua các năm 2007 – 2010 nhƣ sau:

+ Cơ cấu dư nợ và đầu tư theo hình thức sở hữu và nhóm tài sản

Theo bảng sau, năm 2008, dƣ nợ đầu tƣ và cho thuê khu vực quốc doanh là 254,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,7% trong tổng số dƣ nợ, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2007. Dƣ nợ đầu tƣ và cho thuê khu vực ngoài quốc doanh là 731,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 74,3% trong tổng số dƣ nợ, giảm 16% so với năm 2007.

Bảng 2.4. Cơ cấu dƣ nợ và đầu tƣ theo hình thức sở hữu và nhóm tài sản

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DNVĐT Tỉ trọng % DNVĐ T Tỉ trọng % DNVĐT Tỉ trọng % DNVĐT Tỉ trọng % I. Theo HTSH 841,0 100 986,1 100 1.220,0 100 1.708 100 1. DN QD 81,3 9,7 254,6 25,7 403,7 33 652,5 38,2 2. DN ngoài QD 759,7 90,3 731,5 74,3 816,3 67 1055,5 61,8 II. Theo nhóm TS 841,0 100 986,1 100 1.220,0 100 1.708,0 100 1.Phƣơng tiện VT 227,1 27 306,9 31,1 719,8 59 1000,9 58,6 2. MMTB 513,0 61 599,4 60,7 488,0 40 681,5 39,9 3. Tài sản khác 100,9 12 79,8 8,2 12,2 1 25,6 1,5

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Vietinbank LC 2007-2010[12], [13]

Năm 2009, dƣ nợ đầu tƣ và cho thuê khu vực quốc doanh là 403,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33% trong tổng số dƣ nợ, tăng 59% so với năm trƣớc. Dƣ nợ đầu tƣ và cho thuê khu vực ngoài quốc doanh là 816,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67% trong tổng số dƣ nợ, tăng 12% so với năm trƣớc.

Trong năm 2010, dƣ nợ đầu tƣ và cho thuê khu vực quốc doanh là 652,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,2% trong tổng số dƣ nợ, tăng 148,8 tỷ đồng (tăng 36,9%) so với năm trƣớc. Dƣ nợ đầu tƣ và cho thuê khu vực ngoài quốc doanh là 1.055,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,8% trong tổng số dƣ nợ, tăng 29,3% so với năm 2009.

Nếu theo nhóm tài sản, cơ cấu dƣ nợ và đầu tƣ theo nhóm tài sản đã sự thay đổi thứ hạng. Cụ thể là năm 2007 và năm 2008, tỷ trọng máy móc thiết bị luôn chiếm trên 60% tổng dƣ nợ và đầu tƣ; song trong các năm 2009 và 2010, tỷ trọng tài sản này chỉ còn khỏang 40%, và phƣơng tiện vận tải đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhóm tài sản.

Trong năm 2009, công ty đã thanh lý đƣợc 158 hợp đồng với tổng giá trị tài sản cho thuê thanh lý là 303 tỷ đồng từ đó tạo điều kiện thuận lợi đối với doanh nghiệp trong chu kỳ sản xuất mới hoặc tiếp tục nâng cấp đầu tƣ tài sản mới với kỹ thuật công nghệ cao hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Thời gian qua, thông qua việc tích cực phát triển màng lƣới, mở rộng địa bàn, đặc biệt là việc thành lập chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và đi vào hoạt động từ tháng 10/2009 nên số khách hàng và số hợp đồng CTTC cũng tăng lên. Đã phát sinh thêm 268 hợp đồng cho thuê tài chính với giá trị hơn 12.990 tỷ đồng; đã giải ngân 228 hợp đồng với giá trị 600 tỷ đồng; tổng số hợp đồng cho thuê tài chính đã thanh lý là 158 hợp đồng, với tổng giá trị tài sản thuê đã thanh lý trên 303 tỷ đồng.

+ Cơ cấu dư nợ và đầu tư theo ngành kinh tế

Bảng 2.5. Cơ cấu dƣ nợ và đầu tƣ theo ngành kinh tế đến 31/12/2010

Đơn vị tính: %

Ngành kinh tế Tỷ trọng

Công nghiệp khai thác mỏ 10,63

Công nghiệp chế biến, cơ khí 10,32

Xây dựng 11,40

Thƣơng nghiệp 7,55

Giao thông vận tải 58,60

Khác 1,50

Tổng cộng 100,00

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dƣ nợ và đầu tƣ theo ngành kinh tế đến 31/12/2010

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Vietinbank LC 2007-2010[12], [13]

Theo bảng 2.5 và biểu đồ 2.2, ngành giao thông vận tại chiếm tỷ trọng lớn nhất (58,60%) trong cơ cấu dƣ nợ và đầu tƣ; tiếp theo thứ tự là ngành xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp chế biến, cơ khí.

Nếu tính đến cuối năm 2008, thứ hạng về tỷ trọng từ lớn đến nhỏ lần lƣợt là công nghiệp chế biến, cơ khí, ngành xây dựng, ngành giao thông vận tại và công nghiệp khai thác mỏ.

Sự chuyển dịch nhƣ vậy, cho thấy sự lãnh đạo và định hƣớng phát triển của công ty là đúng hƣớng vì ngành giao thông vận tải và ngành xây dựng tập trung nhiều khách hàng lớn và phát triển với tốc độ cao.

+ Cơ cấu dư nợ và đầu tư theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.6. Cơ cấu dƣ nợ và đầu tƣ theo loại hình doanh nghiệp đến 31/12/2010

Đơn vị tính: %

Loại hình doanh nghiệp Tỷ trọng

Doanh nghiệp nhà nƣớc 38,20

Công ty TNHH 22,47

Công ty cổ phần 28,06

Doanh nghiệp tƣ nhân 4,75

DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 3,73 Kinh tế tập thể 2,79 Tổng cộng 100 10.63% 10.32% 11.40% 7.55% 58.60%

1.50% Công nghiệp khai thác mỏ

Công nghiệp chế biến, cơ khí Xây dựng

Thương nghiệp Giao thông vận tải Khác

Theo bảng 2.6 cho thấy: tính đến 31/12/2010 doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dƣ nợ và đầu tƣ theo các loại hình doanh nghiệp, cao gấp hơn 2 lần so với năm 2008 (18,02%).

Năm 2008, công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu (42,8%) nhƣng đến cuối năm 2010 đã xuống hàng thứ 3 sau cả công ty cổ phần. Việc cho thuê đối với DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mặc dù còn thấp (3,73%) song đã cho thấy công ty đã mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động.

Tỷ trọng gộp của cả hai loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH (50,53%) đến 31/12/2010 lớn hơn tỷ trọng của DNNN, điều này cho thấy công ty rất chú trọng vào các loại hình này. Mặc dù, các doanh nghiệp nhà nƣớc gặp thuận lợi hơn so với công ty TNHH và công ty cổ phần khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhƣng trong 2 năm gần đây hai loại hình DN này đã tham gia thực hiện các công trình có quy mô lớn vì vậy công ty mở rộng hoạt động đến các loại hình DN này.

+ Cơ cấu dư nợ và đầu tư theo loại tài sản thuê

Bảng 2.7. Cơ cấu dƣ nợ và đầu tƣ theo loại tài sản thuê đến 31/12/2010

Đơn vị tính: %

Loại tài sản Tỷ trọng

1. Phƣơng tiện vận chuyển 58,60

- Xe khách 21,72

- Xe tải 14,56

- Tàu thuỷ 22,32

2. Máy móc thiết bị 39,90

- Xây dựng, GTVT 15,09

- Sản xuất công nghiệp 18,56

- Chế biến thực phẩm 6,25

3. Các động sản khác 1,50

Tổng cộng 100

Đối với tài sản cho thuê tính đến cuối năm 2010, phƣơng tiện vận chuyển đóng vai trò chủ đạo chiếm vị trí cao nhất với 58,60% cơ cấu, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2008, trong khi đó máy móc thiết bị chỉ bằng 2/3 năm 2008. Điều này cho thấy trong CTTC, tài trợ cho các DN đầu tƣ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là một trọng những thế mạnh của công ty CTTC, vì vậy công ty cần hoạt động mạnh hơn nữa trong loại tài sản này.

+ Dư nợ cho thuê và nợ quá hạn

Trong những năm trƣớc đây, hoạt động của các công ty CTTC nói chung và của công ty CTTC NHCTVN nói riêng tƣơng đối an toàn và ổn định, tỷ lệ nợ xấu thấp. Tuy nhiên, năm 2007, tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) tăng nhanh, báo hiệu một thời kỳ khó khăn cho hoạt động CTTC của công ty, cụ thể là nợ xấu chiếm đến 41,3 tỷ đồng, chiếm đến 78,36% nợ quá hạn và 4,91% tổng dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ. Riêng nợ khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm đến 20,3 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 38,52% nợ quá hạn và 2,41% tổng dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ. Điều này đòi hỏi công ty phải có biện pháp và đặc biệt chú trọng hoạt động quản lý phòng ngừa rủi ro.

Bảng 2.8. Dƣ nợ cho thuê và nợ quá hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2007 2008 2009 2010

Tổng dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ 841,0 986,1 1.220,0 1.708,0

Nợ quá hạn 52,7 116,3 180,9 165,8

- Nợ cần chú ý (N2) 11,4 108,8 173,0 156,2

- Nợ dƣới tiêu chuẩn (N3) 21,0 0,2 4,9 4,5

- Nợ nghi ngờ (N4) 3,5 0,7 4,2

- Nợ có khả năng mất vốn (N5) 20,3 3,8 2,3 0.9

Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng DNợ (%) 6,26 11,8 14,8 9,7

Từ năm 2006 trở về trƣớc, tỷ lệ nợ quá hạn của công ty là 13,46%, tuy nhiên theo số liệu bảng trên sang năm 2007 và năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn giảm, từ 13,46% cuối năm 2006, xuống còn 6,26% vào cuối năm 2007. Năm 2008 lại tăng lên 11,8% nhƣng đến năm 2010 giảm xuống còn 9,7%.

Đến 31/12/2008, thực hiện việc phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 trong đó nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 7,5 tỷ đồng, chiếm 0,75% tổng dƣ nợ và đầu tƣ CTTC.

Năm 2008, Công tác xử lý nợ xấu đƣợc công ty đặc biệt chú trọng. Công ty đã thành lập Ban giải quyết nợ tồn đọng. Ban và các cán bộ phòng Kinh doanh đã xử lý và thu hồi đƣợc 17,4 tỷ đồng. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Thu nợ các nhóm 3, 4, 5: 12,6 tỷ đồng; Thu nợ ngoại bảng: 2,6 tỷ đồng; Thu lãi treo: 2,2 tỷ đồng. Trong đó, xử lý tài sản để thu hồi nợ đƣợc trên 4,7 tỷ đồng.

Năm 2009, Công ty cũng thực hiện mạnh mẽ việc cơ cấu lại các nhóm nợ, nhằm giảm nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) đến mức thấp nhất. Vì vậy, dƣ nợ nhóm 3, 4, 5 còn 7,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,64% so với tổng dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ, thấp hơn năm 2008.

Nhằm duy trì kết quả đạt đƣợc trong công tác xử lý nợ xấu, ngay từ đầu năm 2009 Công ty đã xây dựng kế hoạch thu hồi nợ của từng khách hàng và giao khách hàng cho cán bộ kinh doanh để chủ động đôn đốc. Ban thu hồi nợ xấu đƣợc tổ chức lại, trực tiếp do Giám đốc làm trƣởng ban cùng các cán bộ phòng Kinh doanh đã tích cực xử lý và thu hồi nợ nội bảng, tài sản cho thuê và nợ ngoại bảng, đặc biệt đã thu róc nợ đến hạn một số DN lớn nhƣ Cty CP Hoàng Hậu, TCT Licogi, Cty TM Vân Sơn, Cty hạ tầng Sông Đà…Kết quả năm 2009 đã thu đƣợc 54,2 tỷ đồng, cụ thể nhƣ sau:

- Thu nợ các nhóm 3, 4, 5: 15,8 tỷ đồng

- Thu nợ ngoại bảng : 8,2 tỷ đồng

- Thu lãi treo : 30,2 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) đã đạt kết quả khả quan chỉ chiếm 0,56%, trong đó nhóm 5 là 0,05%.

Nguyên nhân chủ yếu là do quy định mới về phân loại nợ và một phần cũng thể hiện sự lãnh đạo kiên quyết của lãnh đạo các cấp trong công ty và việc đề cao trách nhiệm của cán bộ kinh doanh và cán bộ liên quan.

Ƣu điểm của hoạt động CTTC là tài sản cho thuê chính là tài sản đảm bảo cho khoản nợ, trong trƣờng hợp xấu nhất, khi khách hàng mất khả năng thanh toán tiền thuê, lối thoát cuối cùng là tiến hành phát mại tài sản để thu hồi nợ (công ty CTTC là chủ sở hữu của mọi tài sản cho thuê đang trong quá trình thuê nên có quyền phát mại bất kỳ lúc nào). Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp cuối cùng, còn trong quá trình thẩm định cũng nhƣ trong quá trình khách hàng sử dụng tài sản thuê, công ty luôn quan tâm giám sát để kịp thời xử lý, giảm thiểu rủi ro.

+ Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Qua bảng sau cho thấy, đến cuối năm 2010 chiếm giá trị tuyệt đối lớn nhất trong cơ cấu dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ là ngành giao thông vận tải (1.000,9 tỷ đồng), sau đó đến xây dựng (194,7 tỷ). Ngành công nghiệp chế biến và cơ khí có tỷ lệ nợ quá hạn thấp (6,55%). Đây là ngành kinh tế có một sự phát triển ổn định và bền vững trong những năm qua, điều đó thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp so với các ngành kinh tế khác.

Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ quá hạn theo ngành kinh tế đến 31/12/2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Ngành kinh tế Dƣ nợ cho thuê

và đầu tƣ Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Công nghiệp khai thác mỏ 181,5 16,83 9,27

Công nghiệp chế biến, cơ khí 176,3 11,55 6,55

Xây dựng 194,7 28,56 14,67

Thƣơng nghiệp 129,0 1,96 1,52

Giao thông vận tải 1.000,9 106,90 10,69

Khác 25,6 0,00

Tổng cộng 1.708,0 165,80

Qua bảng trên ta thấy, điểm nóng của dƣ nợ cho thuê và nợ quá hạn vẫn nằm ở ngành xây dựng do ứ đọng vốn, đây cũng là tình trạng chung của các ngân hàng cũng nhƣ của các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay.

Từ năm 2009 đến nay, ngành GTVT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho thuê và đầu tƣ, điều này một mặt đem đến cho công ty những khách hàng lớn song mặt khác tỷ lệ nợ quá hạn cũng cao (10,69%) chỉ sau ngành xây dựng. Đây là một tín hiệu lãnh đạo công ty cần quan tâm, kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn.

+ Phân tích nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng công thương việt nam (Trang 52)