TRƯỜNG BỆNH VIỆN 4.2.1 Quá trình thu thập mẫu.

Một phần của tài liệu Thực trạng lây nhiễm lao ở bệnh viện lao và bệnh phổi thái bình, một số giải pháp can thiệp (Trang 92 - 95)

- Đề tài được Lãnh đạo Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình đồng ý cho thực hiện.

TRƯỜNG BỆNH VIỆN 4.2.1 Quá trình thu thập mẫu.

7. Mẫu (+): Nhân viên khoa điều trị

TRƯỜNG BỆNH VIỆN 4.2.1 Quá trình thu thập mẫu.

4.2.1. Quá trình thu thập mẫu.

Vi khuẩn lao có mặt trong không khí dưới dạng những giọt khí dung [72], [110],[128]. Vì vậy, khí hậu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn lưu

của vi khuẩn lao trong môi trường bệnh viện nói riêng và trong môi trường không khí nói chung [20]. Trong phạm vi đề tài này, ở giai đọan trước can thiệp, để tìm hiểu sự ô nhiễm vi khuẩn lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, các mẫu môi trường được thu thập tại hai thời điểm: ngày mưa ẩm (có độ ẩm cao) và ngày nắng khô (nắng nóng, khô hơn). Số lượng vi khuẩn lao từ bệnh nhân thải vào không khí sẽ khác nhau phụ thuộc vào thời gian và số lượng bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn tìm thấy trong đờm đến khám và nhập viện trong ngày. Do vậy mẫu nghiên cứu được thu thập vào hai thời điểm: trước giờ làm việc và trong giờ làm việc (sau 10h30 hoặc 3h30).

Một lần hắt xì hơi có thể tạo ra 40.000 giọt nước bọt bay vào không khí và bay hơi để tạo ra các hạt khí dung nhỏ hơn trong khoảng từ 0,5 đến 12um. Một lần ho có thể giải phóng ra 3.000 hạt khí dung và tương đương với nói chuyện trong 5 phút [54], khi những hạt khí dung này chứa vi khuẩn sẽ có kích thước khoảng 0,3 đến 5um.

Khi bệnh nhân lao ho, hắt hơi, nói chuyện, vi khuẩn lao có trong những hạt nước bọt nhỏ li ti sẽ phát tán ra ngoài không khí, chúng có thể rơi trên những đồ vật do bệnh nhân đụng chạm , cầm nắm. Vì vậy, bên cạnh các mẫu không khí, chúng tôi còn lấy các mẫu có liên quan đến việc tiếp xúc của bệnh nhân (mẫu quệt đồ đạc). Những nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân cũng được lấy mẫu quệt mũi. Những mẫu này được so sánh với các mẫu lấy từ các khu vực không có tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (khu vực Hành chính, vườn, cổng bệnh viện). Ngoài ra, mẫu nước thải cũng được thu thập để đánh giá quá trình xử lý vô khuẩn trước khi nhập vào hệ thống cống chung.

- Phòng chụp X quang: tối, ẩm, thiếu ánh sáng, không có cửa sổ, chỉ có một cửa ra vào duy nhất, luôn đóng. Phía ngoài là giá cắm giấy chụp phim của bệnh nhân lao.

- Phòng làm tiêu bản xét nghiệm: chỉ có một cửa sổ nhỏ, có rất nhiều đồ đạc trong phòng.

- Phòng khám bệnh: có một cửa sổ nhỏ, bên trong chỉ có một chiếc bàn và một chiếc giường, do vậy thoáng khí hơn.

- Khu vực điều trị (bệnh phòng): rất thoáng, cửa sổ rộng luôn mở hướng ra sân, có quạt.

Mẫu tăm bông gồm các mẫu quệt tại các vị trí có sự tiếp xúc thường xuyên với nguồn lây là bệnh nhân, và mẫu quệt mũi các nhân viên y tế trong quá trình làm việc của họ ở những nơi có thể bị ô nhiễm không khí: thăm khám cho bệnh nhân, tiến hành xét nghiệm các mẫu.... Vị trí thu thập những mẫu quệt, số lượng những mẫu quệt tại các thời điễm khác nhau được trình bầy trong bảng 13.

Sự tồn lưu vi khuẩn trong không khí, trên các dụng cụ đồ đạc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện. Sự ảnh hưởng này được thể hiện qua việc phát hiện vi khuẩn laotrong các mẫu quệt mũi của họ. Bên cạnh các mẫu lấy từ các cán bộ làm việc trong các khu vực có tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, chúng tôi còn lấy mẫu từ các cán bộ làm việc ở các phòng hành chính nơi ít tiếp xúc với nguồn lây như một nhóm đối chứng.

Nước thải của bệnh viện được xử lý thủ công. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện như sau: nước từ cống khu điều trị được dẫn vào một bể lắng, một tuần xử lý Crezin một lần, sau khi khử khuẩn nước thải này được đổ ra hệ thống chung và từ đây nước được dẫn ra hệ thống mương tưới tiêu cho cánh đồng trồng rau màu của dân cư khu vực bệnh viện. Việc đánh giá quá trình xử

lý nước thải trong bệnh viện là vô cùng quan trọng nhằm ngăn chặn nguồn lây ra khu vực bên ngoài bệnh viện, thông qua việc sử dụng nước thải để tưới rau cung cấp cho cư dân thành phố. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này chúng tôi không tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn lao trong các mẫu thu thập cả trước và sau xử lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng lây nhiễm lao ở bệnh viện lao và bệnh phổi thái bình, một số giải pháp can thiệp (Trang 92 - 95)