Nguy cơ nhiễm lao của nhân viên các phòng xét nghiệm có hơn 3 – 5 lần so với những nhân viên làm công tác khác trong cùng một đơn vị công tác (nhân viên hành chính, thư ký…) Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết những quy trình nào, thao tác nào tạo ra các “hạt mù” để có biện pháp phòng ngừa làm giảm hạt mù hoặc giám sát được điều đó. Trong trường hợp trực khuẩn lao, các hạt mù nguy hiểm nhất là nơi phát sinh ra các phần tử nhỏ (≤ 5µm),
các phần tử này tồn tại, lơ lửng, di động tự do trong phòng xét nghiệm và có thể gây nhiễm bệnh ở những nơi khá xa so với vị trí phát sinh ra chúng.
Một số thao tác trong phòng xét nghiệm tạo ra “hạt mù” mà phần lớn < 5 µm như: Mở nắp lọ đờm; Dàn tiêu bản; Mở nắp hộp đựng bệnh phẩm; Mở nắp ống nghiệm đựng chất dịch; Lắc bệnh phẩm bằng tay hoặc bằng máy để thuần nhất đờm; Ly tâm, vỡ ống nghiệm trong khi ly tâm; Vỡ đổ các hộp đờm; Vỡ ống bệnh phẩm nuôi cấy vi khuẩn lao; Trộn dịch bằng pipette; Loại bỏ nước nổi sau ly tâm.
Để giảm bớt tình trạng lây nhiễm trong phòng xét nghiệm, các biện pháp an toàn dựa trên nguyên tắc sau:
- Giảm bớt sự tạo thành các hạt mù - Bảo quản các bệnh phẩm tạo ra hạt mù - Diệt vi khuẩn tồn tại trong hạt mù
Sắp xếp phòng làm việc và giữđúng trật tựđã sắp xếp.
- Phòng có diện tích từ 15 – 18 mét vuông, có đầy đủ trang thiết bị cần thiết để xử lý bệnh phẩm từ lúc nhận đến lúc có kết quả cuối cùng.
- Đường thải không khí ra ngoài phải ở mái cạnh nhà, nơi khả năng khí quay trở lại là tối thiểu.
- Hệ thống nước thải thuốc nhuộm đảm bảo kín. - Có khu vực dành riêng để lồng kính bảo vệ.
- Mọi thao tác có thể tạo thành hạt mù gây nhiễm đều phải làm trong lồng kính (mở nắp lọđờm làm tiêu bản, cấy bệnh phẩm…). Đường thoát không khí của lồng kính an toàn phải đi qua màng lọc HEPA (High – Efficiency – Partiailate – AIR) để lọc các phần tử trong không khí trước lúc khí thoát ra ngoài.
Lây theo đường không khí không phải là đường lây lao duy nhất. Hàng loạt quy trình tiến hành để chẩn đoán bệnh do trực khuẩn hay để phân lập vi
khuẩn đều có cơ hội gây lây nhiễm bất thường. Vết cắt hay vết xước ở da không buộc băng bó cũng có diện tích tiếp xúc với khu vực nhiễm khuẩn. Một người làm việc trong khoa vi sinh có thể gặp tai biến do khi cấy vi khuẩn bằng kim và bơm tiêm bất chợt chọc qua da, hoặc do các mảnh thủy tinh vỡ có nhiễm khuẩn. Còn các cách lây nhiễm khác tuy ít nhưng vẫn có vì vậy mọi diện tích và dụng cụ trong phòng xét nghiệm phải được coi là khu vực thường xuyên lây nhiễm. Các bộ phận đó được thường xuyên lau chùi sạch sẽ bằng các phương tiện diệt khuẩn sẵn có: giẻ lau hoặc gạc thấm chất xát trùng, nồi hấp, ánh sáng đèn cực tím. Giữ sạch sẽ nơi làm việc là điều cơ bản của an toàn phòng xét nghiệm.