- Đề tài được Lãnh đạo Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình đồng ý cho thực hiện.
7. Mẫu (+): Nhân viên khoa điều trị
4.1.2. Thực trạng nhiễm lao của nhóm dân cư.
Kết quả hỏi và khám lâm sàng 600 đối tượng nghiên cứu thuộc 2 xã Vũ Chính và Phú Xuân cho thấy cả số người đã mắc lao và số thành viên trong gia đình có bệnh nhân lao ở Vũ Chính đều cao hơn đáng kể so với Phú Xuân,
tuy nhiên, sự khác biệt về các triệu chứng cơ năng liên quan đến lao giữa hai xã là không có ý nghĩa thống kê, mặc dù ở Vũ Chính có cao hơn so với Phú Xuân. Về triệu chứng lâm sàng nghi lao, Vũ Chính cũng có số người nghi lao cao hơn đáng kể so với Phú Xuân, nhưng sự khác biệt cũng chưa có ý nghĩa thống kê.
Kết quả phản ứng Mantoux dương tính và đường kính phản ứng Mantoux của đối tượng nghiên cứu ở xã Vũ Chính đều cao hơn rõ rệt so với đối tượng nghiên cứu ở xã Phú Xuân đã chỉ rõ nguy cơ lây nhiễm lao của nhóm dân cư sống xung quanh Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình.
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy người dân sống xung quanh Bệnh viện cho rằng việc xử lý nước thải và chất thải của bệnh viện là nguyên nhân làm lây bệnh lao cho họ, nhưng trong thực tế chúng tôi chưa tìm thấy vi khuẩn lao trong các mẫu nước thải của bệnh viện cũng như trong không khí phía ngoài cổng bệnh viện. Nguy cơ phơi nhiễm của nhóm dân cư sống gần bệnh viện có thể do việc quản lý bệnh nhân còn lỏng lẻo, việc giáo dục ý thức phòng tránh lây bệnh sang người khác cho bệnh nhân chưa được chú trọng nên bệnh nhân tự do đi lại ra ngoài khu vực dân cư gần bệnh viện mua bán, ăn uống, tiếp xúc với nhiều người mà không hề có ý thức mình có thể làm lây bệnh cho những người xung quanh. Mặt khác người dân cũng chưa có ý thức phòng bệnh khi tiếp xúc với bệnh nhân lao càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
4.2. KẾT QUẢ PHÁT HIỆN VI KHUẨN LAO TRONG MÔI