Tủ an toàn sinh học(biosafety cabinet)Trang bị này hết sức cần thiết để giảm khả năng nhiễm khuẩn trong phòng xét nghiệm.
Cấu tạo của lồng bảo vệ gồm:
Hệ thống màng lọc HEPA: lọc giữ vi khuẩn lại trên màng nên không khí thoát ra ngoài là không khí sạch. Khi màng lọc bẩn (không khí không đi qua được) thì cần thay màng mới. Màng lọc bẩn phải được ngâm vào dung dịch Aldehylformie + Methanol để khử khuẩn trước khi thải bỏ.
Quạt ly tâm hút gió: hút không khí đi qua màng lọc. Không khí luôn tràn từ ngoài vào trong lồng bảo vệ nhằm mục đích bảo vệ cho người thao tác kỹ thuật.
Cách kiểm tra quạt có hoạt động hay không: đóng cửa ra vào phòng xét nghiệm, bật quạt ly tâm hút gió, để ngọn đèn cồn ở cửa lồng bảo vệ, nếu ngọn đèn tạt nghiêng mạnh về phía trong lồng bảo vệ là quạt ly tâm có chạy, còn ngược lại, nếu ngọn lửa đèn cồn đứng im là quạt không chạy. Cần phải kiểm tra quạt hàng ngày.
Hệ thống đén cực tím UV: Gồm đèn UV trước và sau màng lọc.
+ Đèn UV trước màng lọc: diệt khuẩn ở mặt bằng lồng bảo vệ. Chỉ bật sau khi kết thúc mọi thao tác trong lồng bảo vệ.
+ Đèn UV sau màng lọc: bật trong khi thao tác kỹ thuật trong lồng bảo vệđể diệt khuẩn còn sót lại trong không khí sau khi đi qua màng lọc (mặc dù số lượng vi khuẩn này không nhiều)
Chú ý: Sử dụng đèn cực tím UV 2 – 4 giờ/ ngày. Khi đèn UV hết tác dụng (sau khoảng 600 giờ) tiến hành thay đèn mới. Khi nguồn sáng giảm xuống dưới 70% so với lúc ban đầu thì thay bóng.
Đặt lớp gạc (4 – 6 lớp) hay khăn mặt thấm chất diệt khuẩn (Crezyl 5% hoặc amphyl 3%) trong lúc làm việc trên mặt chỗ làm trong lồng kính; điều này giúp diệt vi khuẩn có trong chất vương vãi trong lồng kính).
Các biện pháp an toàn khác
- Chuẩn bị dụng cụđầy đủ, trước khi thao tác một kỹ thuật.
- Có bình chứa Crezyl 5% hoặc amphyl 3% ở mọi phòng. Khi gặp tai biến như vỡ ống nuôi cấy, đổ lọ đờm – thì thấm ngay các hóa chất trên và để đó 1 giờ trước khi gắp bỏđi.
- Tất cả các thùng chứa vật liệu, đồ thủy tinh nhiễm bẩn đều phải có nắp đậy. Luôn đảm bảo các thùng này có chất khử khuẩn hoặc nước trước lúc đặt vào nồi hấp.
- Dùng các lọđờm đúng quy định, ống nghiệm, ống ly tâm có nắp xoáy. - Ly tâm: chỉ mở ống nghiệm sau khi ly tâm trong lồng an toàn (để hạn chế sự lan tỏa của hạt mù)
- Nồi hấp: để nồi hấp nơi phù hợp để tiệt trùng các vật phẩm bẩn, các vật sử dụng lại hoặc diệt khuẩn trước lúc loại bỏ hay rửa sạch dung lại.
(Nếu không có nồi hấp, mọi dụng cụ sẽđược luộc sôi 1000 trong 30 phút) -Không hút chất dịch qua pipette bằng miệng, phải sử dụng máy hút hoặc quả bóp cao su.