Mức độ an toàn vốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mua bán sáp nhập ngân hàng thương mại (Trang 37)

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ nhƣ trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Chỉ tiêu đƣợc sử dụng phổ biến là hệ số an toàn vốn CAR.

Tỷ lệ an toàn vốn đƣợc tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng:

CAR (%) = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản có điều chỉnh rủi ro)] * 100

Các nhà quản lý ngành ngân hàng các nƣớc luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam theo thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN tỷ lệ này đƣợc quy định là 9%. Theo chuẩn mực Basel II mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%.

1.7.1.2. Chất lượng tài sản

Chất lƣợng tài sản là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Nội dung hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phía tài sản có thể hiện trên bảng cân đối kế toán của nó. Quy mô, cơ cấu và chất lƣợng tài sản có quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lƣợng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lƣợng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lƣợng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn. Chất lƣợng tài sản của một tổ chức tài chính đƣợc đánh giá dựa trên những tiêu chí nhƣ:

Tỷ trọng dƣ nợ cho vay = Dự nợ cho vay/ Tổng tài sản có.

Hoạt động cho vay khách hàng là một trong những hoạt động cơ bản tạo ra phần lớn lợi nhuận cho các ngân hàng thƣơng mại. Do đó, dƣ nợ cho vay khách hàng luôn là một trong những khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Việc đánh giá tỷ trọng dƣ nợ cho vay cho thấy vai trò của hoạt động cho vay trong hoạt động của ngân hàng. Dƣ nợ cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng tài sản có của ngân hàng thì càng cho thấy hoạt động cho vay nói riêng, cấp tín dụng nói chung càng đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Đây là chỉ tiêu phản ánh phần nào khả năng sinh lời của ngân hàng, do dƣ nợ cho vay lớn thì khả năng thu lãi từ hoạt động cho vay càng cao.

Song song với việc xem xét tỷ trọng dƣ nợ cho vay để đánh giá chất lƣợng tài sản, còn cần phải xem xét đến tốc độ tăng trƣởng cho vay.

Tốc độ tăng trƣởng cho vay = ( Dƣ nợ cho vay kỳ nghiên cứu- Dƣ nợ cho vay kỳ so sánh) / Dƣ nợ tín dụng kỳ so sánh.

Khi xem xét chỉ tiêu này, nếu trƣớc đây chỉ tiêu này càng cao càng tốt, phản ánh quy mô hoạt động cho vay ngày càng đƣợc mở rộng, thì hiện nay đánh giá chỉ tiêu này cần xem xét với chính sách, kế hoạch, định hƣớng hoạt động của ngân hàng. Nếu tốc độ tăng trƣởng cho vay đạt đƣợc kế hoạch đề ra hoặc vƣợt mức kế hoạch đề ra, đồng thời, đảm bảo đƣợc các yếu tố liên quan đến chất lƣợng các khoản nợ, đa dạng hóa danh mục… thì mới đƣợc xem là tốt. Còn nếu tăng trƣởng quá cao, không đảm bảo đƣợc các quy định khác về chất lƣợng thì đƣợc đánh giá là không tốt.

Trong xu hƣớng chú trọng phát triển bền vững, bên cạnh việc phát triển về quy mô, yếu tố chất lƣợng các khoản nợ cũng cần phải quan tâm. Hai tỷ lệ đƣợc sử dụng phổ biến nhằm đánh giá chất lƣợng tài sản là tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu.

- Tỷ lệ nợ quá hạn = nợ quá hạn/ tổng dƣ nợ. - Tỷ lệ nợ xấu = nợ xấu/ tổng dƣ nợ

Trong đó, theo thông lệ quốc tế, dƣ nợ cho vay hiện nay đƣợc chia thành 5 nhóm nợ, đƣợc định danh lần lƣợt là nợ nhóm 1, nợ nhóm 2, nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5. Để xác định dƣ nợ thuộc nhóm nào thƣờng có quy định về tiêu chuẩn định tính và định lƣợng. Trong đó, nợ quá hạn đƣợc xác định là các khoản nợ từ nhóm 2 trở lên, thƣờng đƣợc định lƣợng là các khoản quá hạn từ 10 ngày trở lên theo quy định của NHNN. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 trở lên, định lƣợng theo thời gian quá hạn là từ 90 ngày trở lên. Hai tỷ lệ này càng cao thì cho thấy chất lƣợng tài sản càng thấp, ngân hàng càng gặp nhiều rủi ro cũng nhƣ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng là yếu tố tất yếu trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và cho vay nói riêng, do đó, nợ quá hạn và nợ xấu là không thể triệt tiêu hoàn toàn. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng, ngân hàng trung ƣơng thƣờng quy định tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu chấp nhận đƣợc. Tại Việt Nam, NHNN quy định tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng thƣơng mại tối đa là 5% và tỷ lệ nợ xấu phải đảm ở dƣới 3%.

1.7.1.3. Năng lực quản lý

Quản lý ngân hàng là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp và liên kết các quá trình lao động của các cán bộ nhân viên từ các phòng ban đến hội đồng quản trị trong ngân hàng, nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh ở mỗi thời kỳ đã xác định, trên cơ sở giảm thiểu các chi phí về nguồn lực. Nói đến chất lƣợng và năng lực quản lý là nói đến yếu tố con ngƣời trong bộ máy quản lý và hoạt động, thể hiện ở các nội dung: (i) Đề ra đƣợc các chính sách kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả; (ii) Xây dựng các thủ tục quản lý, điều hành các quy trình nghiệp vụ hợp lý, sát thực và đúng pháp luật; (iii) Tạo lập đƣợc cơ cấu tổ chức hợp lý, vận hành hiệu quả; (iv) Giảm thiểu rủi ro về đạo đức trong hệ thống quản lý.

Ngoài ra, chất lƣợng và năng lực quản lý còn thể hiện ở khả năng nắm bắt kịp thời những tình huống bất lợi, nhận biết sớm các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đe doạ sự an toàn của ngân hàng để đƣa ra những biện pháp đối phó kịp thời. Chất lƣợng quản lý cuối cùng đƣợc phản ánh ở tình hình tuân thủ đầy đủ luật pháp cũng nhƣ các quy chế hoạt động, hiệu quả kinh doanh và mức lợi nhuận thu đƣợc tăng lên, duy trì đƣợc khả năng thanh toán, sức cạnh tranh và vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng ngày một nâng cao, ngân hàng luôn phát triển bền vững trƣớc những biến động trong và ngoài nƣớc.

1.7.1.4. Khả năng sinh lời/Hiệu quả

Khả năng sinh lời là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng nhƣ các kết quả hoạt động tổng quát đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ số. Một số chỉ tiêu sử dụng để phân tích thu nhập bao gồm:

ROA = Lợi nhuận ròng sau thuế/Tổng tài sản

Chỉ tiêu ROA giúp phản ánh khả năng sinh lời dựa trên việc khai thác tài sản. ROA cho thấy với 100 đồng tài sản, ngân hàng sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng sau thuế. Chỉ tiêu ROA càng cao càng cho thấy khả năng sinh lời trong việc khai thác tài sản của ngân hàng thƣơng mại càng lớn.

Chỉ tiêu ROE đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng sinh lời dựa trên vốn cổ phần thƣờng của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng. Chỉ tiêu ROE cho thấy với 100 đồng vốn cổ phần thƣờng bỏ ra, NHTM tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng sau thuế. Tƣơng tự nhƣ ROA, ROE của NHTM càng cao càng cho thấy ngân hàng thƣơng mại có khả năng sinh lời cao.

Khả năng thanh toán là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lƣợng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng phải duy trì đƣợc một tỷ lệ tài sản có nhất định dƣới dạng tài sản có tính lỏng, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao nhƣ tiền mặt, tiền gửi ở NHTW và các công cụ dự trữ thanh khoản khác. Ngoài ra, các ngân hàng còn phải chú trọng nâng cao chất lƣợng các tài sản có, xây dựng danh mục tài sản hợp lý, có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh chóng và thu hồi nợ đúng hạn để đáp ứng yêu cầu chi trả cho khách hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Khả năng thanh khoản đƣợc đánh giá dựa trên tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tiền gửi:

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tiền gửi = tổng dƣ nợ cho vay/tổng tiền gửi Do hoạt động của ngân hàng là huy động vốn để cấp tín dụng nhƣng vẫn phải đảm bảo khả năng chi trả. Vì vậy chỉ tiêu tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tiền gửi giúp đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng. Thông thƣờng, chỉ tiêu này đƣợc các ngân hàng duy trì ở mức từ 80% trở xuống.

Đỗ Thị Minh Phƣơng và Nguyễn Tích Nghị (2016) đã sử dụng nghiên cứu của Edgar H. Schein về văn hóa doanh nghiệp làm cơ sở lý thuyết trong nghiên cứu. Edgar H. Schein đã chỉ ra cấu trúc văn hóa doanh nghiệp đƣợc chia thành 3 tầng khác nhau dựa trên mức độ cảm nhận đƣợc các giá trị văn hóa trong tổ chức đó. Trong đó, tầng thứ nhất là toàn bộ những quá trình và cấu trúc dễ nhận thấy nhất nhƣ là cơ sở vật chất, công nghệ, nội quy quy chế, trang phục, cách giao tiếp ứng xử giữa mọi ngƣời trong môi trƣờng làm việc, với đối tác, khách hàng. Tầng thứ hai là những giá trị đƣợc chấp nhập, thƣờng xuất phát từ phía lãnh đạo, cán bộ hoặc là

1.7.1.5 . Khả năng thanh khoản

những tấm gƣơng điển hình về ý tƣởng, đạo đức tốt, nghiệp vụ giỏi… Những giá trị này mới đƣợc ghi nhận và đánh giá cao, chƣa trở thành quy định bắt buộc đối với mọi ngƣời. Ở tầng thứ ba là những quan niệm chung. Đây là những giá trị đã đƣợc thừa nhận, kiểm chứng và đƣợc phổ biến, trở thành chuẩn mực, quan niệm chung. Dựa trên ba tầng quan hệ này có thể thấy rõ giá trị văn hóa doanh nghiệp xoay quanh các mối quan hệ chính gồm ứng xử của doanh nghiệp với xã hội và môi trƣờng, giữa con ngƣời với con ngƣời trong doanh nghiệp, giữa con ngƣời với công việc và giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để đánh giá văn hóa doanh nghiệp, các nghiên cứu chủ yếu thực hiện khảo sát đội ngũ nhân viên liên quan đến các tầng của văn hóa doanh nghiệp, từ đó, sử dụng thống kê mô tả để có thể rút ra đƣợc đánh giá về văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng. Các tiêu chí đƣợc sử dụng để khảo sát bao gồm: (1) nhận thức, ghi nhớ của nhân viên về tầm nhìn, phƣơng châm hoạt động, logo, slogan; (2) mức độ hài lòng về đồng phục; (3) mức độ hài lòng về không gian làm việc; (4) mức độ hài lòng về môi trƣờng làm việc; (5) mức độ hài lòng về mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên, với đối tác/khách hàng; (6) mức độ hài lòng về các chính sách nhân sự liên quan nhƣ chính sách đào tạo, chính sách lƣơng thƣởng, định hƣớng phát triển cá nhân…; (7) các vấn đề thể hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng.

1.8. KINH NGHIỆM M&A NGÂN HÀNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NHTMCP SÀI GÒN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NHTMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN

1.8.1. Kinh nghiệm về M&A ngân hàng tại một số quốc gia trên thế giới

Trên thế giới, việc sử dụng M&A là một cách phổ biến đƣợc các quốc gia sử dụng để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của mình. Do Việt Nam là một quốc gia Châu Á, đang trải qua giai đoạn thực hiện M&A trong đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thƣơng mại giống với một số các quốc gia khác trong khu vực. Vì vậy, đề tài sẽ phân tích một số kinh nghiệm của các ngân hàng tại Châu Á để làm bài học cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín nói riêng.

1.8.1.1 Kinh nghiệm M&A ngân hàng tại Thái Lan

Thái Lan là quốc gia đƣợc xem nhƣ là nơi bắt nguồn của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 – 1998. Khi khủng hoảng xảy ra, các ngân hàng Thái Lan lâm vào tình trạng căng thẳng thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu cao (chiếm 46% tổng dƣ nợ vào cuối năm 1997), nhiều ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Lúc này, Thái Lan đã chọn M&A các ngân hàng với nhau nhƣ là một trong những biện pháp quan trọng để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Trong giai đoạn tái cơ cấu, Chính phủ và ngân hàng trung ƣơng Thái Lan đã tạo ra cơ chế hành lang pháp lý thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu nhƣ Nghị định về quản lý tài sản tồn đọng, cũng nhƣ thành lập Ủy ban tƣ vấn tái cấu trúc tài chính để đƣa ra các hƣớng dẫn cần thiết cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Các thƣơng vụ M&A ngân hàng đều đƣợc Nhà nƣớc chỉ định nhƣ là biện pháp để tái cơ cấu trong giai đoạn khủng hoảng. Một trong những thƣơng vụ điển hình đó là thƣơng vụ ngân hàng Singapore UOB mua lại ngân hàng đang thua lỗ Nakornthon. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả sau khi sáp nhập, Ngân hàng Singapore UOB đã xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể nhằm tháo gỡ các vấn đề tồn tại ở Nakornthon. Lộ trình từng bƣớc đƣợc xây dựng cụ thể theo từng giai đoạn với giải pháp cụ thể, khả thi đã giúp Ngân hàng Singapore UOB nhanh chóng trở lại vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng. Một thƣơng vụ M&A khác đã giúp Thái Lan hình thành nên tập đoàn tài chính hùng mạnh đó là thƣơng vụ sáp nhập giữa Thai Military Bank, DBS Bank Ltd và DBS Thai Danu Bank vào năm 2005. Trong đó, Thai Military Bank là ngân hàng lớn thứ 7 tại Thái Lan về quy mô, tài chính cũng nhƣ cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên khắp Thái Lan. DBS Bank Ltd là một tập đoàn dịch vụ tài chính lớn ở Châu Á, có vị trí thống lĩnh trong mảng tiêu dùng, môi giới chứng khoán… và DBS Thai Danu Bank là một chi nhánh của DBS ở Singapore với 62 chi nhánh và cung cấp đa dạng các dịch vụ ngân hàng. Sau khi sáp nhập, ngân hàng mới là Thai Military Bank đã có tổng tài sản lớn thứ 6 tại Thái Lan, với 426 chi nhánh và giao dịch với 4 triệu khách hàng, trở thành tập đoàn tài chính lớn hơn với năng lực khả năng cạnh tranh tốt hơn.

Sau quá trình tái cơ cấu, bằng biện pháp M&A ngân hàng cũng nhƣ cơ chế hành làng pháp lý thuận lợi đã làm loại bỏ đƣợc những ngân hàng hoạt động yếu kém, quy mô hoạt động cũng nhƣ chất lƣợng của các ngân hàng Thái Lan đƣợc cải thiện đáng kể vì hình thành nên những ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực quản trị cũng nhƣ khả năng cạnh tranh tốt hơn để hƣớng đến phát triển theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mua bán sáp nhập ngân hàng thương mại (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)